Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tri thức bản địa về ứng xử xã hội trong cộng đồng người Tày ở huyện Nà Hang - tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986 - 2010
PREMIUM
Số trang
103
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1892

Tri thức bản địa về ứng xử xã hội trong cộng đồng người Tày ở huyện Nà Hang - tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986 - 2010

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN

--------------------------------

VŨ THỊ HÀ

TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ ỨNG XỬ XÃ HỘI

TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TÀY Ở

HUYỆN NÀ HANG - TỈNH TUYÊN QUANG

GIAI ĐOẠN 1986 – 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thu Thuỷ

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2

3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............ 3

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 4

5. Đóng góp của luận văn................................................................................. 5

6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 5

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................... 7

1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Nà Hang tỉnh Tuyên

Quang ........................................................................................................... 7

1.2. Khái quát về tộc người Tày ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang....... 10

Chương 2: TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ ỨNG XỬ XÃ HỘI TRONG CỘNG

ĐỒNG NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN NÀ HANG - TUYÊN QUANG

GIAI ĐOẠN 1986 - 2010......................................................................................25

2.1. Ứng xử trong cộng đồng làng bản ......................................................... 25

2.2. Ứng xử trong dòng họ ............................................................................ 33

2.3. Ứng xử trong gia đình ............................................................................ 38

2.4. Ứng xử trong hôn nhân .......................................................................... 47

Chương 3: QÚA TRÌNH BIẾN ĐỔI CỦA TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ ỨNG

XỬ XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC TÀY Ở NÀ HANG -

TUYÊN QUANG................................................................................................... 60

3.1. Những yếu tố tác động tới quá trình biến đổi tri thức bản địa về ứng xử

xã hội.......................................................................................................... 60

3.2. Qúa trình biến đổi của tri thức bản địa trong ứng xử xã hội............... 66

3.3. Một số nhận xét................................................................................... 76

KẾT LUẬN............................................................................................................. 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tri thức tộc người là một thành tố không thể thiếu của văn hoá tộc người,

không những góp phần khẳng định mà còn là nhân tố quan trọng quyết định

việc duy trì, bảo tồn bản sắc văn hoá của một cộng đồng. Nghiên cứu văn hoá

tộc người không thể không tìm hiểu kho tàng tri thức dân gian. Những kết quả

nghiên cứu về tri thức tộc người sẽ bổ sung tư liệu góp phần hoàn thiện bức

tranh văn hoá tộc người.

Trong kho tàng tri thức đồ sộ, đa dạng và phong phú của các tộc người

thiểu số, tri thức về văn hoá ứng xử là một trong những bộ phận quan trọng.

Nó không những cho ta hiểu về văn hoá ứng xử của một tộc người nào đó

mà còn góp phần tạo nên nền văn hoá bản địa chung của các dân tộc thiểu số

ở Việt Nam.

Ngày nay, trong bối cảnh xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến đang

là động lực quan trọng trong sự nghiệp tăng trưởng kinh tế, đảm bảo trật tự an

ninh xã hội, giữ gìn môi truờng và bảo tồn văn hoá. Tri thức dân gian của các

dân tộc thiểu số đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã

hội của đất nước. Tri thức dân gian của các tộc người ở Việt Nam đã và đang là

một trong các nguồn lực quan tâm của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

hiện nay ở nước ta. Chính vì vậy, tìm hiểu nghiên cứu về tri thức các tộc người

nói chung và của người Tày nói riêng là nhiệm vụ cần thiết hiện nay. Tri thức

về văn hoá ứng xử của họ cũng như vậy.

Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Tày là một cộng đồng người

nói ngôn ngữ Tày - Thái, có dân số 1.196.342 người, đông nhất trong các dân tộc

thiểu số ở nước ta, sống tập trung ở khu vực Việt Bắc. Tuyên Quang là một tỉnh

miền núi phía Bắc có số lượng dân tộc Tày chiếm đông đảo, sống tập trung ở các

huyện như Sơn Dương, Hàm Yên, Nà Hang, Chiêm Hoá. Trong đó, người Tày ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

huyện Nà Hang chiếm 55.2% tổng số dân của huyện và sống tập trung ở các xã

Đà Vị, Yên Hoa, Năng Khả, Lăng Can. Trải qua quá trình phát triển đồng bào

Tày ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang đã tích lũy và bảo tồn nhiều tri thức

truyền thống, tạo nên một nét văn hoá độc đáo, đa dạng. Theo Nghị quyết Trung

ương Đảng lần thứ 5 khóa VIII (1998) của Đảng đây là “tài sản vô giá, gắn kết

cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để tạo ra những giá trị

văn hóa truyền thống (bác học và dân gian) văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn

hóa vật thể và phi vật thể” [63, tr 01].

Từ nhận thức trên góp phần vào việc nghiên cứu và bảo tồn văn hoá các

dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tôi quyết định chọn “Tri thức bản địa về ứng xử

xã hội trong cộng đồng người Tày ở huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang giai

đoạn 1986 - 2010” làm luận văn thạc sĩ.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước tới nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Tày của

nhiều tập thể, cá nhân. Trong đó phải kể đến một số công trình sau:

Tác phẩm “Văn hoá Tày - Nùng” của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư, Nxb Văn

hoá, 1984, là công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về xã hội,

con người, văn hoá của hai dân tộc Tày – Nùng nói chung ở Việt Nam.

Công trình “Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội,

Hà Nội, 1992, đã cho thấy một cách khái quát về đời sống kinh tế-xã hội, vật

chất, tinh thần cổ truyền của các dân tộc Tày Nùng ở Việt Bắc. Đây là nguồn tư

liệu cần thiết giúp tác giả tiếp cận về đặc điểm văn hóa truyền thống của dân

tộc Tày ở Nà Hang- Tuyên Quang.

Công trình “Văn hoá truyền thống Tày - Nùng” của các tác giả Hoàng

Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn,

Nxb Văn hoá dân tộc, 1993, đã đề cập đến một cách khái quát về đặc điểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

của hai dân tộc Tày, Nùng ở Việt Bắc trên hai phương diện lớn của nền văn

hóa vật chất và văn hóa tinh thần.

Tác phẩm “Văn hoá dân gian Tày” của Hoàng Ngọc La, Hoàng Hoa

Toàn, Vũ Anh Tuấn đã trình bày về nguồn gốc tộc người, văn hoá vật chất

truyền thống và văn hoá tinh thần của người Tày ở Việt Bắc.

Tác phẩm “Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang” Hà Văn Viễn và Hà Văn

Phụng - Ban dân tộc tỉnh Tuyên Quang, xuất bản năm 1997, đã đề cập tới các

dân tộc tỉnh Tuyên Quang như Tày, Dao, Mông….bằng những tư liệu thực tế,

công trình viết với mục đích phục vụ công tác dân tộc của tỉnh Tuyên Quang

trong những năm gần đây.

Công trình “Văn hoá truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên

Quang”(2003) của Nịnh Văn Độ (chủ biên), Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, là

chuyên khảo về văn hóa dân tộc ở Tuyên Quang. Tác phẩm đề cập một cách

khái quát về văn hóa dân tộc Tày dưới các góc độ, các loại hình văn hóa, đặc

biệt là văn hóa ứng xử của cộng đồng người Tày ở Nà Hang- Tuyên Quang.

Nhìn chung, đề tài được thừa hưởng một khối lượng lớn các công trình

nghiên cứu về người Tày. Đây là cơ sở để tác giả tiếp cận, nghiên cứu hoàn

thành tốt đề tài.

3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Tri thức bản địa về ứng xử xã hội của người Tày ở huyện Nà Hang tỉnh

Tuyên Quang bao gồm mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với gia

đình, dòng họ, cộng đồng làng bản.

3.2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu hệ thống những kinh nghiệm của người Tày ở Nà Hang -

Tuyên Quang trong ứng xử xã hội. Trên cơ sở đó, tiếp cận và làm rõ các hoạt

động văn hóa tinh thần có vị trí quan trọng đối với đời sống sinh hoạt cộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

đồng của người Tày, trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước hiện nay.

Qua nghiên cứu tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp bảo tồn và

phát huy những tri thức bản địa trong văn hóa truyền thống của người Tày ở Nà

Hang - Tuyên Quang.

3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và nguồn

gốc người Tày ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang, đề tài đi sâu nghiên cứu

những tri thức bản địa về ứng xử xã hội trong cộng đồng người Tày ở Nà Hang

- Tuyên Quang. Bên cạnh đó làm rõ quá trình biến đổi của tri thức bản địa về

ứng xử xã hội dưới tác động của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

hội nhập quốc tế hiện nay.

3.4. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, đề tài nghiên cứu chủ yếu tại địa bàn huyện Nà Hang hiện

nay, tập trung nghiên cứu điển hình tại các xã có đông người Tày sinh sống

như Đà Vị, Yên Hoa, Năng Khả, Lăng Can.

- Về thời gian, đề tài nghiên cứu những tri thức bản địa về ứng xử xã hội

của người Tày ở Nà Hang từ 1986 đến 2010 nghĩa là từ thời kỳ đổi mới đất

nước tới năm 2010.

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu:

4.1. Nguồn tư liệu

- Tài liệu thành văn: Đề tài kế thừa nguồn tư liệu khá phong phú của đã

các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bao gồm các công trình nghiên cứu

như sách báo, chuyên khảo, tạp chí, báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu về

người Tày đã công bố, xuất bản.

- Tư liệu địa phương bao gồm các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn

hoá tộc người ở tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Nà Hang nói riêng.

- Tư liệu điền dã bao gồm các tài liệu thu thập được qua quan sát trực tiếp,

địa bàn nghiên cứu và phỏng vấn các nhân chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

4.2. Phương pháp nghiên cứu:

Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng 2 phương pháp chủ yếu là: Phương

pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Phương pháp lịch sử nghiên cứu khái quát

về huyện Nà Hang, nguồn gốc tộc người, các tập quán trong giáo dục cộng

đồng của người Tày nơi đây và những biến đổi của nó trong thời kỳ công

nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phương pháp lôgíc nhằm rút ra những nhận xét, đánh

giá kết quả về vấn đề nghiên cứu, giúp người đọc có cái nhìn hệ thống và kết

quả về những tri thức trong giáo dục cộng đồng của người Tày ở huyện Nà

Hang - Tuyên Quang.

Trên cơ sở đó, đề tài kết hợp sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học nhằm

hệ thống hóa các tư liệu thông qua quan sát trực tiếp, phỏng vấn nhân chứng tại

địa phương nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như

phân tích, so sánh, tổng hợp để hoàn thiện đề tài.

5. Đóng góp của luận văn

Luận văn hệ thống được những tri thức bản địa về ứng xử xã hội trong

cộng đồng người Tày và làm rõ được quá trình biến đổi của nó trong thời điểm

hiện nay. Từ đó đánh giá những mặt tích cực để bảo tồn và phát huy; những

mặt hạn chế để loại bỏ.

Luận văn góp phần vào việc giới thiệu bản sắc văn hóa của dân tộc Tày ở

huyện Nà Hang nói riêng và cộng đồng dân tộc tỉnh Tuyên Quang nói chung.

Là nguồn tài liệu cho dạy học lịch sử địa phương, giáo dục tư tưởng tình cảm

yêu quê hương, đất nước

Luận văn góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác bảo

tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Tày ở huyện Nà

Hang tỉnh Tuyên Quang.

6. Cấu trúc của luận văn

Luận văn bao gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Riêng phần nội

dung được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

Chương 2: Tri thức bản địa về ứng xử xã hội trong cộng đồng người Tày ở

Nà Hang - Tuyên Quang giai đoạn 1986 - 2010

Chương 3: Quá trình biến đổi của tri thức bản địa về ứng xử xã hội của

người Tày ở Nà Hang - Tuyên Quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Nà Hang tỉnh

Tuyên Quang

Nà Hang là một huyện vùng cao nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang,

cách thị xã Tuyên Quang 113 km. Nằm trong hệ toạ độ từ 22o

14’ đến 22o

42’ vĩ

Bắc và 105o

08’ đến 105o

36’ kinh Đông. Phía Bắc huyện Nà Hang giáp với các

huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng) huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn), huyện Bắc Mê

(tỉnh Hà Giang); Phía Nam giáp với huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang);

Phía Đông giáp với huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn); Phía Tây giáp với huyên

Bắc Quang (tỉnh Hà Giang).

Về địa hình, Nà Hang nằm trong vùng đồi núi cao của tỉnh Tuyên Quang,

độ chia cắt mạnh, nhiều sườn dốc và khe sâu. Địa thế Nà Hang có hướng thấp

dần từ Bắc xuống Nam. Điểm cao nhất trong huyện là 1.060 m so với mực

nước biển, điểm thấp nhất là 50 m. 65% đất đai Nà Hang có độ dốc 25-30o

,

phía Bắc và phía Nam của huyện có rất nhiều dãy núi đá vôi hiểm trở. Huyện

được chia làm 3 khu:

Khu A: Ở phía Nam, gồm 5 xã Vĩnh Yên, Sơn Phú, Thanh Tương, Trùng

Khánh, Năng Khả và thị trấn Nà Hang, có độ cao từ 50 - dưới 300m. Khu vực

này có khí hậu ẩm, nhiều mưa và sương mù. Đây là vùng thấp nhất trong

huyện, có thị trấn huyện lỵ, các trọng điểm về kinh tế, chính trị, văn hoá và xã

hội của huyện. Dân cư khu vực này khá đông đúc, đường xá đi lại thuận lợi

nhiều hơn so với các khu vực khác.

Khu B: Ở phía Bắc, gồm các xã Thượng Lâm, Khuôn Hà, Lăng Can,

Phúc Yên, Thuý Loa, Xuân Tân, Xuân Tiến và Xuân Lập, có độ cao 300 -

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!