Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tri thức bản địa cư dân ven biển đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1568

Tri thức bản địa cư dân ven biển đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

TRI THỨC BẢN ĐỊA CƯ DÂN VEN BIỂN

ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tú Nguyên

Chuyên ngành : Việt Nam học

Lớp : 12CVNH

Người hướng dẫn Th Thị Th Hi

Đà Nẵng, tháng 05/2016

1

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Lịch Sử

cũng như các thầy cô trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã trang bị cho tôi

các kiến thức thiết thực và bổ ích chp quá trình viết bài khóa luận tốt nghiệp

của mình.

Đồng thời tôi cũng xin trân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Biển Đà Nẵng

cũng như đội ngũ cán bộ đã cung cấp cho tôi những thông tin bổ ích giúp tôi

hoàn thành tốt bài khóa luận của mình.

Cuối cùng tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn đối với ThS. Lê Thị

Thu Hiền, giảng viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Cô đã tận tình chỉ

bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình viết bài khóa luận.

Do thời gian có hạn và chưa có nhiều kinh nghiệm nên bài khóa luận

của tôi không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi kính mong nhận

được sự góp ý, bổ sung của Thầy, Cô để hoàn thiện bài làm hơn.

Đà Nẵ g, thá g 5 ăm 2016

Si h vi thực hiệ

Ng yễ Thị Tú Ng y

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọ đ tài ...................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................3

3. Mục đích ghi cứu và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................4

4 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................5

5. Nguồ tư liệ và phươ g pháp ghi cứu ........................................................5

6 Đó g góp của đ tài...............................................................................................6

7. Cấ trúc đ tài .......................................................................................................6

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRI THỨC ..............................7

BẢN ĐỊA VÀ TỔNG QUAN VỀ CƯ DÂN VEN BIỂN ĐÀ NẴNG ....................7

1.1. Một số vấ đ lý luận chung v tri thức bả địa .............................................7

1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................7

1.1.2. Phân loại tri thức bản địa ..................................................................................8

1.1.3. Đặc điểm của tri thức bản địa .........................................................................10

1.1.4. Tầm quan trọng của tri thức bản địa ...............................................................12

1.2. Tổng quan v cư dâ ve biển thành phố Đà Nẵng......................................14

1.2.1. Lịch sử hình thành...........................................................................................14

1.2.2. Đời sống kinh tế - xã hội.................................................................................16

1.2.3. Đặc điểm v n hóa............................................................................................19

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN

ĐÀ NẴNG VÀ NHẬN XÉT ...................................................................................24

2.1. Nội dung tri thức bả đại của cư dâ ve biể Đà Nẵng ............................24

2.1.1. Tri thức về môi trường biển ............................................................................24

2.1.1.1. Tri thức về thủy triều, các con nước, các cửa sông và đầm phá ven biển...24

2.1.1.2. Tri thức về tập đoàn sinh vật biển và thời gian đánh bắt .............................27

2.1.2. Tri thức bản địa trong hoạt động dự báo thời tiết, thiên v n, phương hướng.28

2.1.2.1. Tri thức bản địa trong hoạt động dự báo thời tiết ........................................28

2.1.2.2. Tri thức bản địa trong việc xác định phương hướng....................................35

2.1.3. Tri thức bản địa trong việc xác định thời gian ................................................36

2.1.4. Tri thức bản địa về phòng chống bão..............................................................38

2.1.5. Tri thức bản địa về kỹ thuật khai thác và nuôi trồng ......................................41

2.15.1. Tri thức bản địa về kỹ thuật đánh bắt hải sản ...............................................41

2.1.5.2. Tri thức về kỹ thuật nuôi trồng hải sản ........................................................45

2.1.5.3. Tri thức bản địa về chế tạo công cụ đánh bắt hải sản ..................................46

2.1.6. Tri thức về lựa chọn, chế biến và bảo quản thủy hải sản................................49

2.1.6.1. Tri thức về chế biến hải sản .........................................................................49

2.1.6.2 Tri thức trong việc bảo quản hải sản.............................................................51

2.1.6.3. Tri thức lựa chọn hải sản..............................................................................52

2.1.7. Tri thức về cách chữa bệnh ở vùng biển .........................................................54

2.2. Nhận xét ............................................................................................................55

KẾT LUẬN..............................................................................................................58

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60

PHỤ LỤC.................................................................................................................63

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọ đ tài

Tri thức bản địa là một thành tố quan trọng góp phần làm nên bản sắc v n hóa

của một tộc người, một vùng miền, một khu vực hay địa phương nào đó. Tri thức

bản địa được coi là một tài sản vô giá của mỗi tộc người trong quá trình phát triển,

nó phản ánh mối quan hệ của từng cộng đồng đối với môi trường tự nhiên và xã hội.

Có thể nói tri thức bản địa là một mảnh ghép làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc

dân tộc của tộc người nào đó. Hơn nữa đây cũng là sợi dây bền chặt để phân biệt

giữa các tộc người với nhau và là thành tố tô điểm cho cho một nền v n hóa, bản

sắc riêng biệt hấp dẫn.

Kinh nghiệm phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới trong nhiều thập kỉ

qua cho thấy cách tiếp cận khoa học công nghệ không đủ đáp ứng những quan

nieemh phức tạp và đa dạng của con người cũng như những thách thức về thiên

nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường… mà ngày nay chúng ta đang phải đương đầu.

Ngược lại rất nhiều yếu tố kĩ thuật, quan niệm truyền thống đã đưa lại hiệu quả cao

được thử thách và chọn lọc và chứng minh trong thời gian dài có sẵn tại địa

phương, phù hợp với v n hóa và phong tục tập quán của từng tộc người.

Việt Nam là một quốc gia có hàng nghìn n m lịch sử và cũng như nhiều quốc

gia khác trên thế giới đây là một quốc gia đa tộc người, nên tri thức bản địa hết sức

phong phú và đa dạng. Mặc dù tri thức bản địa của các tộc người, của từng địa

phương chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm và cảm nhận, nhưng nhờ được rút ra từ

các hoạt động thực tiễn nên nó có giá trị thiết thực trong xã hội hiện nay. Do đó, cần

phải coi tri thức bản địa như một nguồn tài nguyên quan trọng và lập kế hoạch

nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát triển một cách chuẩn xác nhất trong thời đại

công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện đất nước nói chung và sự bền vững, phát triển

của từng vùng miền khác nhau.

Đà Nẵng - thành phố nằm chính giữa dãy đất hình chữ S - là nơi tụ hội của

tinh hoa của hai miền Nam - Bắc, là một thành phố phát triển n ng động bậc nhất

đồng thời cũng là trung tâm của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Nơi đây được

biết đến với một thành phố trẻ, n ng động với con người thân thiện, mến khách. Có

2

người nhận xét rất đúng rằng trong ba đầu mối giao thông lớn nhất đất nước là Hà

Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng thì chỉ có Đà Nẵng là có biển, n m 2005 từng được

Tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

Do có những bãi biển dài, đẹp nên từ rât lâu tại chốn này đã hình thành nhiều làng

chài ven biển với đông đúc dân cư. Họ có phong tục, tập quán, tín ngưỡng và kiến

thức bản địa riêng biệt. Trong quá trình hình thành và tồn tại lâu dài con người nơi

đây đã có những kiến thức và những quan niệm hay giúp họ nắm bắt được những

thông tin, những kiêng kị, những lưu ý vô cùng bổ ích mà trước thời buổi thông tin,

công nghệ chưa phát triển như trước đây để giúp cho họ tồn tại, phát triển và duy trì

đến bây giờ. Và có thể thấy những kiến thức bản địa của mỗi nơi cũng đang là

những thắc mắc, tò mò của các nhà khoa học chưa thể giải thích được dựa vào đâu

mà cư dân tại khu vực, vùng miền đó có thể hình thành và chính xác được. Hơn nữa

chúng ta có thể thấy những kiến thức bản địa của cư dân ven biển cũng là một trong

những nét v n hóa độc đáo, hấp dẫn riêng góp phần làm tô điểm và đa dạng sắc màu

cho v n hóa dân tộc. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về kiến thức bản địa

đặc trưng của cu dân ven biển để cho chúng ta có thể hiểu thêm về con người cũng

như vùng đất nơi đây và tiến hành bảo tồn, phát triển nó như một nét v n hóa. Cũng

như qua việc nghiên cứu ta có thể một mặt phát huy những yếu tố tích cực, hữu ích

của tri thức bản địa cư dân ven biển mặt khác chỉ ra những hạn chế và việc kết hợp

giữa tri thức bản địa với tri thức khoa học hiện đại trong phát triển kinh tế, xã hội và

v n hóa. Một thực tế khác cũng đặt ra, đó là những hình ảnh quen thuộc của các xã

hội truyền thống đã và đang lùi xa, mờ nhạt đi một cách nhanh chóng trước nhịp

sống hiện đại. Vì thế, nghiên cứu tri thức bản địa không chỉ dừng lại ý nghĩa thực

dụng - “gạn đục khơi trong” để đem lại lợi ích (kinh tế, xã hội, môi sinh ) cho con

người - mà còn góp phần tái hiện lại “khẩn cấp”, “mô hình tư duy” trong quá khứ

của một cộng đồng nhất định. Dưới góc độ nhân học, điều này thực sự có ý nghĩa

quan trọng để chủ thể của mỗi nền v n hóa có thể nhận chân chính mình, không chỉ

là những phẩm chất, những hình ảnh trong lịch sử mà cả trong quá trình tiếp biến

v n hóa đang diễn ra một cách tất yếu trước yêu cầu của thời đại.

Xuất phát từ lí do đó, tôi chọn đề tài: “ Tri thức bả địa cư dâ ve biể Đà

Nẵng” làm đề tài khóa luận của mình.

3

2. Lịch sử nghiên cứu

Trong thời gian qua có nhiều công trình nghiên cứu về tri thức bản địa ở Việt

Nam nói chung và của cư dân ven biển nói riêng. Là một yếu tố mang đặc trưng

riêng biệt trong sự phân biệt cũng như tìm hiểu các kiến thức đó được hình thành từ

đâu đã thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh

vực khác nhau như xã hội học, dân tộc học, sử học, nhân học, v n hóa học… Các

tác phẩm của các nhà khoa học đã tạo nên một kho dữ liệu phong phú về tri thức

bản địa . Tuy nhiên, việc nghiên cứu về tri thức bản địa của cư dân ven biển Đà

Nẵng là một vấn đề khá mới mẻ cũng như chưa được phổ biến rộng rãi.

Trước đây có nhiều đề tài nghiên cứu của các học giả nước ngoài về tri thức

bản địa trong vai trò cũng như đi sâu vào phân tích, so sánh giữa tri thức bản địa và

tri thức khoa học. Trong đó “ Nghiên cứu Tri thức bản địa vùng ven biển và hải đảo

là một trong những quan tâm hàng đầu và thế mạnh của RECERD bên cạnh một số

nghiên cứu về tri thức các dân tộc thiểu số vùng miền núi và đồng bằng châu thổ

dọc theo các triền sông” ( 26.3.2011 GS Kenneth Ruddle, là cố vấn quốc tế của

RECERD vừa hoàn thành bài báo về tri thức bản địa so sánh với các tri thức khoa

học, dựa vào mùa vụ và thời điểm lên men cá làm nước mắm. Đây là bài báo đồng

tác giải giữa GS Keneth Ruddle và GS Anthony Davis, Đại học Mount Saint

Vincent Universit, Canada.). Đến nay đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu ra đời, tiêu

biểu như tác phẩm: “Đời sống xã hội - kinh tế văn hóa của ngư dân và cư dân vùng

ven biển Nam Bộ” của Phan Thị Yến Tuyết, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành

Phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách là một ấn phẩm học thuật góp thêm tri thức về đời

sống của cộng đồng cư dân ven biển, vùng đảo Nam Bộ tác phẩm không chỉ thể

hiện nổ lực và đam mê học thuật cảu tác giả, mà nó còn có giá trị tham khảo quan

trọng cho các nghiên cứu sau về vùng biển và có những chính sách liên quan đến

cộng đồng cư dân ven biển. Hay Trần Quốc Vượng, Cao Xuân Phổ n m 1998 với

công trình “ Biển với người Việt cổ”; “ Tri thức bản địa về ứng xử trong cộng đồng

người Tày ở huyện Hà Nan”, hay “ Tri thức bản địa về sử dụng và bảo vệ nguồn

nước của người Thái Mường Xang” của Sa Thị Thanh Nga… có rất nhiều đề tài

nghiên cứu về tri thức bản địa của nhiều khu vực cụ thể.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!