Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1266

Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm: Nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC HIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh

Học viên: Nguyễn Ngọc Hiển

Lớp: Cao học luật, Khóa 24

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn đề tài: “Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ

thẩm: Nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ và kinh nghiệm

cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và chưa từng được

công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề

tài của mình.

Học viên cam đoan

Nguyễn Ngọc Hiển

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS 2015 Bộ luật Hình sự năm 2015

BLTTHS 2003 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003

BLTTHS 2015 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015

HĐXX Hội đồng xét xử

TAND Tòa án nhân dân

VKS Viện Kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRANH TRỤNG TẠI PHIÊN

TÒA HÌNH SỰ. .......................................................................................................7

1.1. Khái niệm tranh tụng tại phiên tòa hình sự................................................7

1.1.1. Khái niệm tranh tụng ................................................................................7

1.1.2. Phạm vi tranh tụng .................................................................................11

1.1.3. Tranh tụng tại phiên tòa hình sự.............................................................14

1.2. Vấn đề tranh tụng tại phiên tòa hình sự trong các mô hình tố tụng .......16

1.2.1. Mô hình tố tụng tranh tụng .....................................................................16

1.2.2. Mô hình tố tụng thẩm vấn .......................................................................18

1.3. Vai trò, ý nghĩa của tranh tụng tại phiên tòa hình sự ..............................20

CHƯƠNG 2. TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ THEO PHÁP

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN BANG HOA KỲ VÀ VIỆT NAM.............22

2.1. Vai trò của các chủ thể tham gia tranh tụng theo quy định của pháp luật

Tố tụng Hình sự của Việt Nam và Hoa Kỳ.......................................................22

2.1.1. Vai trò của Công tố viên và kiểm sát viên...............................................22

2.1.2. Vai trò của Thẩm phán ...........................................................................26

2.1.3. Vai trò của Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân..................................33

2.1.4. Vai trò của Luật sư bào chữa và người bào chữa...................................37

2.2. Trình tự, thủ tục tại phiên tòa hình sự theo quy định của pháp luật Tố

tụng Hình sự của Việt Nam và Hoa Kỳ ............................................................43

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG TẠI

PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM TẠI VIỆT NAM........................................57

3.1. Giải pháp hoàn thiện vai trò của các chủ thể tham gia tranh tụng .........57

3.1.1. Giải pháp hoàn thiện vai trò của Kiểm sát viên......................................57

3.1.2. Giải pháp hoàn thiện vai trò của Thẩm Phán và Hội thẩm nhân dân.....58

3.1.3. Giải pháp hoàn thiện vai trò của Luật sư bào chữa................................67

3.2. Giải pháp hoàn thiện trình tự, thủ tục tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.....69

KẾT LUẬN............................................................................................................75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xã hội ngày càng phát triển, mọi người dần quan tâm nhiều hơn về quyền con

người, quyền công dân trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong hoạt động tố tụng hình sự.

Vì đây là những hoạt động đụng chạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của

công dân, chỉ với một sai phạm cho thể làm thay đổi cả cuộc đời của một con người.

Chính vì vậy, công tác tư pháp nói chung và công tác xét xử nói riêng luôn không

ngừng nỗ lực đổi mới, hoàn thiện để thực hiện tốt nhiệm vụ giữ vững an ninh, chính

trị, trận tự, an toàn xã hội.

Ngày 02/01/2002 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về một số

nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Nghị quyết đặt những

nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan và cán bộ Tư pháp.

Trong đó, Nghị quyết chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại

phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người

tham gia tố tụng khác…”, “...việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào

kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ,

ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị

đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp...”. Điều này cho thấy Nghị Quyết

đã công nhận tranh tụng trong tố tụng hình sự là một vấn đề tất yếu và đặt ra những

mục tiêu nhằm nâng cao tính tranh tụng trong tố tụng hình sự, đặc biệt là trong công

tác xét xử. Đến ngày 02/06/2005 Bộ Chính trị ban hành Nghị Quyết 49-NQ/TW về

chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 một lần nữa nhấn mạnh: “Đổi mới việc tổ

chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến

hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân

chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây

là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”. Vì vậy nhiệm vụ cấp bách hiện nay là cần

nhanh chóng thực hiện những mục tiêu mà các Nghị quyết đã đặt ra. Mặc dù, tại

BLTTHS 2003 nguyên tắc tranh tụng trong xét xử chưa được ghi nhận chính thức

nhưng trong những nguyên tắc cơ bản khác của tố tụng hình sự và các quy định

riêng lẽ khác đã xuất hiện sự tranh tụng. Đến năm 2013, Hiến pháp nước Cộng Hòa

Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 được ban hành, nguyên tắc tranh tụng được

ghi nhận tại khoản 5 điều 103 của Hiếp pháp. Bên cạnh đó, các quy định trong

BLTTHS năm 2015 đã thể hiện tinh thần tôn trọng và nâng cao chất lượng tranh

2

tụng. Cụ thể là tại điều 26 BLTTHS 2015 đã chính thức ghi nhận nội dung của

nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.

Tranh tụng trong tố tụng hình sự là vấn đề không còn quá mới mẻ ở Việt

Nam. Tuy nhiên về mặt lý luận, khái niệm của tranh tụng vẫn chưa được hiểu một

cách thống nhất. Tranh tụng xuất hiện trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự. Và

trong từng giai đoạn, sự tranh tụng được thể hiện ở những mức độ và hình thức

khác nhau. Nhưng trong giai đoạn xét xử, đặc biệt là tại phiên tòa xét xử sơ thẩm,

tranh tụng hiện lên rõ nét nhất bởi sự hiện diện đầy đủ của các bên trong tố tụng,

gồm: bên bào chữa, bên buộc tội và bên xét xử. Không ai có thể phủ nhận những lợi

ích của việc tranh tụng công bằng trong tố tụng hình sự mang lại: bảo vệ quyền con

người, quyền công dân, củng cố niềm tin của công dân. Nhưng nếu quá đề cao tranh

tụng thì việc bỏ lọt tội phạm, không kiểm soát được tình hình tội phạm là điều

không thể tránh khỏi.

Câu hỏi chung đặt ra là cần thể hiện sự tranh tụng như thế nào để có thể đảm

bảo mục tiêu kiểm soát tội phạm, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội

của nước ta đồng thời cũng phải đảm bảo được vấn đề về quyền con người?

Sự tranh tụng như trong BLTTHS 2003 thể hiện thì vẫn bị các chuyên gia

đánh giá là mang tính hình thức, tượng trưng, còn nhiều thiếu sót, mâu thuẫn và hơn

hết là không đảm bảo tốt quyền con người. Để khắc phục những hạn chế của

BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 ra đời và mang đến những quy định tích

cực hơn, hoàn thiện hơn về mặt pháp luật liên quan đến vấn đề tranh tụng trong tố

tụng hình sự. Song, bên cạnh những ưu điểm, một số điểm hạn chế của BLTTHS

2003 đã từng được kiến nghị sửa đổi trong nhiều công trình nghiên cứu nhưng còn

vấp phải những tranh cãi dẫn đến chưa thống nhất ý kiến. Đó là lý do chúng ta phải

tham khảo luật của nước ngoài để xem cùng những vấn đề đó pháp luật nước ngoài

giải quyết như thế nào. Anh và Hoa Kỳ được biết đến là những quốc gia tiêu biểu

của mô hình tố tụng tranh tụng. Pháp luật Anh, Hoa Kỳ đề cao sự cân bằng giữa bên

buộc tội và bên bào chữa. Vì vậy quá trình tranh tụng diễn ra sôi nổi và đạt hiệu quả

cao. Nhưng chúng ta không thể ngay lập tức thay đổi từ mô hình tố tụng thẩm vấn

sang mô hình tố tụng tranh tụng để đạt được sự tranh tụng công bằng tương tự như

tại Anh và Hoa Kỳ. Đó là sự thay đổi rất lớn và mang nhiều bất lợi cho nước ta.

Nước Ý là một bài học kinh nghiệm trong việc chuyển đổi từ mô hình thẩm vấn

sang mô hình tranh tụng thuần túy. Bên cạnh đó, mô hình tố tụng tranh tụng cũng

bộc lộ những khuyết điểm và những điểm khác biệt mà không thể hòa hợp với tình

3

hình của Việt Nam. Chính vì vậy, cùng với sự so sánh, chúng ta chỉ chọn lọc ra

nhữg tinh túy phù hợp với truyền thống pháp luật, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội

của Việt Nam để từng bước thay đổi, nâng cao hơn chất lượng tranh tụng trong quá

trình tố tụng hình sự nói chung và tại phiên tòa hình sự sơ thẩm nói riêng.

Vì những lý do trên nên học viên chọn đề tài: “Tranh tụng tại phiên tòa hình

sự sơ thẩm: Nghiên cứu so sánh pháp luật TTHS hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt

Nam” là đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước đây, các công trình nghiên cứu về tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án

hình sự chủ yếu là những bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành

như: “Một số vấn đề về tranh tụng trong TTHS” của tác giả Lê Tiến Châu được đăng

trên tạp chí khoa học pháp lý năm 2003, bài viết “Vấn đề tranh tụng hình sự” của tác

giả Nguyễn Đức Mai năm 1995 đã đưa ra những nhận định về khái niệm tranh tụng,

phạm vi tranh tụng, chủ thể và điều kiện tranh tụng... Tuy những nhận định trên vẫn

chưa thật sự bao quát được hết những khía cạnh về tranh tụng nhưng đã gợi mở ra rất

nhiều vấn đề có giá trị tham khảo về tranh tụng trong TTHS cho những người nghiên

cứu về lĩnh vực này. Ngoài ra, “Tiến tới xây dựng tố tụng hình sự ở Việt Nam theo

kiểu tranh tụng” của tác giải Phạm Hồng Hải đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp

luật năm 2003, “Về tranh tụng tại phiên tòa hình sự” của tác giả Tống Anh Hào đăng

trên tạp chí Tòa án nhân dân năm 2003, “Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao chất

lượng tranh tụng tai phiên tòa hình sự” của tác giả Từ Văn Nhũ đăng trên tạp chí Tòa

án nhân dân năm 2003 là những viết cung cấp một lượng kiến thức, thông tin có giá

trị... Năm 2007, đề tài luận văn thạc sĩ “Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm theo quy

định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Trương Tín là công

trình nghiên cứu đầu tiên đề cập đến vấn đề tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

một cách toàn diện và có hệ thống. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, ông tập

trung vào các quy định pháp luật tố tụng hình sự 2003 về mặt lý luận và thực tiễn từ

đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện tố tụng hình sự 2003. Một số kiến nghị của ông

đã được tiếp nhận và sửa đổi trong BLTTHS 2015 như việc ghi nhận nguyên tắc

tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản của TTHS, tách bạch rõ hơn chức năng cơ bản

trong tố tụng hình sự của các chủ thể tham gia tranh tụng. Tuy nhiên, một số kiến

nghị khác của ông vẫn còn nhiều tranh cãi như: Viện kiểm sát chỉ nên thực hiện một

chức năng là công tố, còn việc giám sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa nên thuộc về

hội đồng xét xử; Chấm dứt tình trạng họp liên ngành;...

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!