Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
TRẦN ĐÌNH TOẢN
TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TOÀ HÌNH SỰ SƠ THẨM
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
MÃ SỐ: 60380104
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ
thẩm - lý luận và thực tiễn này là công trình khoa học của tôi. Các số liệu thực tế được
sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Tác giả luận văn
Trần Đình Toản
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
BLHS : Bộ luật hình sự
PLTTHS : Pháp luật tố tụng hình sự
TTHS : Tố tụng hình sự
PTHSST : Phiên toà hình sự sơ thẩm
HĐXX : Hội đồng xét xử
HSST : Hình sự sơ thẩm
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng số liệu thốn Trang
Bảng 3.1
Bảng thống kê tổng số vụ án đã thụ lý và giải quyết của ngành
Toà án từ năm 2005 đến năm 2011 49
Biểu 3.2 Biểu đồ tỷ lệ % số vụ án đã giải quyết của ngành Toà án từ
năm 2005 đến năm 2011
49
MỤC LỤC Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH LUẬN TẠI
PHIÊN TOÀ HÌNH SỰ SƠ THẨM
9
1.1. Khái niệm tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm 9
1.2. Phân biệt giữa tranh luận và tranh tụng 13
1.3. Ý nghĩa của hoạt động tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 18
Chương 2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH
SỰ VỀ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TOÀ HÌNH SỰ SƠ THẨM
23
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự trước năm 2003 về tranh luận
tại phiên toà hình sự sơ thẩm
23
2.1.1. Quy định chung về thủ tục tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm giai
đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm
1988
23
2.1.2. Quy định về thủ tục tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm theo Bộ luật
tố tụng hình sự năm 1988
29
2.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về tranh luận tại phiên
toà hình sự sơ thẩm
34
Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TOÀ HÌNH SỰ SƠ THẨM
46
3.1. Quan điểm và nội dung cải cách tư pháp về tranh luận tại phiên toà
hình sự sơ thẩm
46
3.2. Thực trạng về tranh luận tại phiên toà xét xử sơ thẩm về hình sự 47
3.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động tranh luận tại phiên toà hình sự sơ
thẩm
69
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tranh luận tại phiên tòa là một trong những nội dung có ý nghĩa rất quan
trọng trong hoạt động tố tụng hình sự, luôn là vấn đề có tính thời sự, được xã hội
quan tâm. Tranh luận tại phiên tòa hình sự không chỉ là yêu cầu của việc bảo đảm
tính dân chủ, công bằng giữa những người tham gia tố tụng nói chung với Viện
kiểm sát, mà kết quả tranh luận tại phiên tòa là căn cứ để Hội đồng xét xử, Kiểm sát
viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự xác
định sự thật và giải quyết vụ án một cách khách quan và toàn diện nhất. Để hoạt
động này có hiệu quả đòi hỏi các bên tham gia tranh luận, đặc biệt là Kiểm sát viên
và Luật sư phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nắm rõ toàn bộ nội dung vụ án, nắm rõ các
quy định pháp luật có liên quan, cũng như có một kỹ năng tranh luận có sức thu hút
và đạt hiệu quả cao thì mới bảo vệ được quan điểm và đạt được mục đích tranh luận
của mình.
Có thể nói, tranh luận là một phần của hoạt động tranh tụng nói chung trong
tố tụng hình sự Việt Nam nhưng đó là phần tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất của hoạt
động tranh tụng. Tranh luận trong tố tụng hình sự được diễn ra trong phiên toà xét
xử về hình sự, mà cụ thể là có ở trong phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm các vụ án
hình sự. Đó chính là sự đối đáp, tranh luận về những tình tiết có liên quan đến việc
giải quyết vụ án giữa đại diện Viện kiểm sát với Luật sư và các chủ thể tham gia tố
tụng khác nhằm làm sáng tỏ sự thật vụ án.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tranh luận, tranh tụng trong tố
tụng hình sự, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” xác định:
“Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh
tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng
khác. Khi xét xử, các Tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ
2
yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện
các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, người
làm chứng, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra
những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời
hạn luật định. Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để Luật sư
tham gia vào quá trình tố tụng, tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ
án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa…1
.
Nghị Quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng nhấn mạnh Nâng cao chất lượng tranh tụng tại
các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp 2
. Nhằm thể
chế hoá quan điểm của Đảng ta về cải cách tư pháp như trên, Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003 ra đời cũng đã mang lại nhiều kết quả đáng kể, hoạt động tranh luận tại
các phiên toà xét xử hình sự được đẩy mạnh, giúp cho việc giải quyết các vụ án
hình sự đảm bảo được công bằng, dân chủ và khách quan hơn.
Tuy nhiên bên cạnh đó qua gần 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003, hoạt động tranh luận nói riêng và tranh tụng nói chung trong tố tụng hình sự
Việt Nam cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Tranh tụng nói chung và tranh
luận tại phiên tòa hình sự là một vấn đề tương đối mới mẻ trong lĩnh vực tư pháp ở
nước ta. Về mặt lý luận, đang còn có những quan điểm, nhận thức rất khác nhau
giữa các nhà khoa học cũng như cán bộ làm công tác thực tiễn về khái niệm tranh
luận và tranh tụng; riêng về tranh luận, vấn đề thời điểm bắt đầu và thời điểm kết
thúc; về phạm vi, phương pháp và nội dung tranh luận mà các chủ thể cần thực
hiện...cũng còn nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về những vấn đề này.
Và từ thực tiễn của hoạt động tranh luận, từ phía các chủ thể tranh luận hiện
nay cũng còn nhiều bất cập và hạn chế nhất định. Đối với Kiểm sát viên, là người
có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tranh luận nhưng việc luận tội và đối đáp
trong các phiên toà xét xử về hình sự chưa chặt chẽ, nhiều vụ việc Kiểm sát viên
1 Bộ Chính trị, Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp.
2 Bộ Chính trị, Nghị quyết 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
3
còn lúng túng trước các tình huống phát sinh tại phiên tòa. Bên cạnh đó trình độ,
năng lực của một số Kiểm sát viên còn hạn chế; việc nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ
một số vụ án chưa kỹ, chưa toàn diện, còn có biểu hiện chủ quan, đơn giản trong
nghiên cứu. Cá biệt có vụ án không nắm chắc, nghiên cứu không sâu, không bảo vệ
được quan điểm của Viện kiểm sát. Một số Kiểm sát viên còn thiếu kinh nghiệm
nên khi dự kiến, chuẩn bị nội dung xét hỏi, tranh luận chưa sát, khi tranh luận thiếu
sắc bén, tính thuyết phục không cao, có lúc còn bị động khi phát biểu quan điểm tại
phiên tòa dẫn đến chất lượng thực hành quyền công tố tại phiên tòa bị hạn chế.
Không ít Kiểm sát viên còn có tâm lý ngại tranh luận với Luật sư (nhất là trong các
vụ án có nhiều Luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo), thiếu bình tĩnh, tự tin.
Tình trạng Kiểm sát viên không tập trung theo dõi quá trình xét hỏi tại phiên tòa,
không ghi chép các quan điểm khác nhau về từng vấn đề cần tranh luận, đối đáp với
người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác nên không đối đáp
hoặc đáp lại không hết…
Về phía người bào chữa, thực tiễn xét xử cho thấy rằng, chất lượng bào chữa
tại phiên tòa nhìn chung chưa cao, rất ít Luật sư đưa ra những tài liệu, chứng cứ có
tính thuyết phục để bảo vệ có hiệu quả cho thân chủ của mình. Hầu hết các Luật sư
mới chỉ dựa vào hồ sơ vụ án và tìm ra trong đó những tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự cho bị cáo. Còn không ít trường hợp Luật sư không nhất quán trong
quan điểm bào chữa, viện dẫn những điều luật đã lạc hậu, những văn bản đã bị bãi
bỏ hoặc bổ sung, sửa đổi. Có trường hợp Luật sư tranh luận gay gắt, tạo ra không
khí căng thẳng, thiếu văn hóa pháp lý nơi công đường. Luật sư thường tập trung vào
việc phê phán các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập các tài liệu, chứng
cứ như: chỉ ra những mâu thuẫn không đáng kể trong hồ sơ, những vi phạm thủ tục
nhỏ. Đối với các vụ án kinh tế hoặc các vụ án có yếu tố chiếm đoạt, Luật sư thường
viện dẫn các quy định của pháp luật về dân sự, kinh tế để đánh giá vụ án theo hướng
vi phạm về dân sự, là quan hệ vay nợ và cho rằng các cơ quan pháp luật đã hình sự
hóa các quan hệ dân sự, kinh tế mà không nhìn nhận đúng bản chất của vụ việc.
Một số Luật sư khi thấy bị cáo rõ ràng là có tội, tất yếu không tránh khỏi hình phạt