Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
87
Kích thước
687.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1553

Tranh luận tại phiên tòa hình sự - Lý luận và thực tiễn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH



HOÀNG THỊ THU MINH

TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA

HÌNH SỰ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THỊ THU MINH

TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA

HÌNH SỰ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luật Hình sự

Mã số 60.38.40

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Lê Thành Dương

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Tranh luận tại phiên tòa hình sự- lý luận

và thực tiễn” là công trình do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của

Tiến sĩ Lê Thành Dương. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung

thực.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2011

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thu Minh

LỜI CÁM ƠN

Với lòng tri ân sâu sắc, tôi xin gởi lời cám ơn đến những

người đã giúp đỡ cho tôi để hoàn thành luận văn này trong thời

gian qua. Đặc biệt tôi gửi lời cám ơn đến Tiến sĩ Lê Thành

Dương, dù rất bận công tác nhưng vẫn dành thời gian xem xét,

đánh giá và đưa ra sự hướng dẫn cụ thể giúp tôi định hướng

thực hiện đề tài.

Qua đây tôi cũng xin bày tỏ biết ơn đến gia đình và

những người bạn lớp cao học luật khóa 13 đã có những lời

động viên, hỗ trợ tôi trong việc tìm kiếm tài liệu để viết luận

văn. Sự nhiệt tình, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thu thập tài liệu

của các anh, chị công tác tại Trung tâm thư viện Trường đại

học luật Tp.Hồ Chí Minh và các anh, chị cán bộ công tác tại

các Tòa án nhân dân đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu,

báo cáo hàng năm.

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

- Bộ luật TTHS Bộ luật tố tụng hình sự

- Nghị quyết 08 Q/TW Nghị quyết 08 NQ/TW Bộ chính trị

ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ

trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới

- Nghị quyết 49 Q/TW Nghị quyết 49 NQ/TW Bộ chính trị

ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp

đến năm 2020

- TTHS Tố tụng hình sự

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1

CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH LUẬNTẠI PHIÊN

TÒA HÌNH SỰ..........................................................................................................................6

1.1 Khái niệm về tranh tụng, tranh luận tại phiên tòa .....................................................6

1.1.1 Khái niệm về tranh tụng................................................................................................6

1.1.2 Khái niệm về tranh luận................................................................................................9

1.2 Phân biệt tranh tụng và tranh luận..............................................................................12

1.3 Chủ thể thực hiện tranh tụng tại phiên tòa hình sự..................................................16

1.4 Tranh luận- một thủ tục quan trọng không thể thiếu trong phiên tòa hình sự.........18

1.5 Nâng cao tính tranh tụng trong phần tranh luận tại phiên tòa hình sự- một yêu

cầu cải cách tƣ pháp ...........................................................................................................19

1.6 Tranh luận tại phiên tòa hình sự ở một số nƣớc .......................................................21

1.6.1 Tranh luận tại phiên tòa hình sự ở các nước theo hệ thống pháp luật án lệ ..............21

1.6.2 Tranh luận tại phiên tòa hình sự ở các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục

địa .............................................................................................................................................22

CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

HIỆN HÀNH VỀ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ .................................... 25

2.1 Quy định pháp luật tố tụng hình sự về tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.25

2.1.1 Chủ thể tham gia tranh luận .......................................................................................25

2.1.2 Trình tự, thủ tục tranh luận.........................................................................................27

2.1.3 Nội dung tranh luận ....................................................................................................30

2.2 Quy định pháp luật tố tụng hình sự về tranh luận tại phiên tòa hình sự phúc

thẩm......................................................................................................................................35

2.2.1 Chủ thể tham gia tranh luận .......................................................................................35

2.2.2 Trình tự, thủ tục tranh luận.........................................................................................36

2.2.3 Nội dung tranh luận ....................................................................................................37

CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ TRANH LUẬNVÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NÂNG

CAO HIỆU QUẢTRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ........................................48

3.1 Thực trạng về hoạt động tranh luận tại phiên tòa hình sự ......................................48

3.1.1 Những ưu điểm của hoạt động tranh luận tại phiên tòa hình sự ................................48

3.1.2 Những hạn chế của hoạt động tranh luận tại phiên tòa hình sự.................................53

3.2 Những kiến nghị nâng cao hiệu quả tranh luận tại phiên tòa hình sự....................61

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật tố tụng hình sự...........................................61

3.2.2 Những kiến nghị khác nhằm nâng cao hiệu quả tranh luận tại phiên tòa hình sự .....66

KẾT LUẬN..............................................................................................................................70

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế tiếp tục đổi mới và hội nhập của đất nước, công cuộc cải cách

hành chính và cải cách tư pháp là hết sức cần thiết. Bối cảnh quốc tế đã và

đang đặt ra cho nước ta nói chung và ngành tư pháp nói riêng một sức ép phải

cải cách để tạo sự đồng bộ trong tổng thể quốc tế trong tình hình mới. Xuất

phát từ yêu cầu trên, việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, hệ thống

pháp luật để góp phần bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của

công dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng, Nhà nước và nhân

dân ta đang ra sức thực hiện. Chính vì vậy, ngày 02/01/2002 Bộ chính trị đã

ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác

tư pháp trong thời gian tới đã quán triệt tư tưởng, định hướng cải cách tư

pháp. Một trong những vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết đang được nhiều

người quan tâm đó là tranh luận tại phiên tòa hình sự đảm bảo tính tranh tụng

tại phiên tòa theo yêu cầu cải cách tư pháp, vấn đề này đã được đặt ra trong

các Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc.

Tranh luận tại phiên tòa hình sự là hoạt động tố tụng giữ một vị trí hết sức

quan trọng vì qua đó Hội đồng xét xử lắng nghe ý kiến của Kiểm sát viên và

những người tham gia tố tụng thể hiện quan điểm giải quyết vụ án một cách

toàn diện nhất. Tranh luận là giai đoạn thể hiện tập trung nhất, rõ nét nhất bản

chất tranh tụng tại phiên tòa. Vì thế mà Nghị quyết 08-NQ/TW ngày

02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư

pháp trong thời gian tới đã nhấn mạnh:

“Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm

tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố

tụng khác…Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả

tranh tụng tại phiên tòa…”. Thể chế hóa chủ trương trên, Bộ luật TTHS 2003

đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng so với Bộ luật TTHS 1988 về nâng

cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, tiếp theo để đáp ứng nhu cầu chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo Nghị quyết 49 NQ-TW ngày

2

02/6/2005 của Bộ chính trị, thì cần “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử,

xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và

người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm

minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử, coi đây là khâu

đột phá của hoạt động tư pháp”. Cho đến thời điểm này, về cơ bản chúng ta

đã đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực cải cách tư pháp về chất

lượng và số lượng đội ngũ Kiểm sát viên, Thẩm phán, Luật sư, Hội thẩm nhân

dân được nâng cao, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa cụ thể qua hoạt động

tranh luận đảm bảo theo yêu cầu cải cách tư pháp, đảm bảo xét xử khách

quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội,

không bỏ lọt người phạm tội, số lượng án bị hủy, sửa giảm…

Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng các quy định trong Bộ luật TTHS 2003

nói riêng và pháp luật tố tụng hình sự nói chung trong quá trình giải quyết án

hình sự ở hai cấp xét xử bên cạnh những chuyển biến tích cực, góp phần nâng

cao hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự thì những bất cập của quy định pháp

luật tố tụng hiện hành chưa đầy đủ, thống nhất như yêu cầu đảm bảo tính

tranh tụng tại phiên tòa nhưng trong hệ thống nguyên tắc tố tụng hình sự chưa

có nguyên tắc tranh tụng hay các quy định về trình tự, thủ tục tranh luận tại

phiên tòa hình sự sơ thẩm chưa thống nhất với các điều luật khác trong Bộ

luật TTHS; trình tự, thủ tục tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm Bộ luật TTHS

chỉ quy định áp dụng tương tự như xét xử sơ thẩm trong khi đó tính chất xét

xử sơ thẩm khác phúc thẩm, việc xét hỏi tranh tụng vẫn mang nặng tính

truyền thống vẫn còn mang tính hình thức, kiểm sát viên không tranh luận với

người bào chữa, người tham gia tố tụng khác, luật sư bào chữa không làm hết

trách nhiệm của mình đặc biệt trong các vụ án bào chữa chỉ định theo quy

định pháp luật…

Mặc dù về lý luận, pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng về hoạt động

tranh luận tại phiên tòa hình sự đảm bảo tính tranh tụng đã được các quy định

trong Bộ luật TTHS 2003 sửa đổi, bổ sung; Nghị quyết 08-NQ/TW ngày

02/01/2002 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị đưa ra

những chiến lược, định hướng cải cách tư pháp đã thu hút sự quan tâm của

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!