Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổng hợp oxit kim loại dựa trên cơ sở oxit mangan, làm chất xúc tác cho phản ứng oxi hóa toluene
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VÕ THỊ HỒNG HẠNH
TỔNG HỢP OXIT KIM LOẠI
DỰA TRÊN CƠ SỞ OXIT MANGAN
LÀM CHẤT XÚC TÁC CHO PHẢN ỨNG
OXY HÓA TOLUENE
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 8440114
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
ĐÀ NẴNG, NĂM 2019
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm và Đại học Bách khoa
Đại Học Đà Nẵng
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn
TS. Đinh Văn Tạc
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Tự Hải
Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
Phản biện 2: TS. Đặng Quang Vinh
Sở Tài Nguyên – Môi Trường, Đà Nẵng
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Hóa hữu cơ họp tại Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 07 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại :
− Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
− Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sự suy giảm chất lượng
không khí hiện đang là mối quan tâm hàng đầu trên thế giới, nhất là tại
các quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Một lượng lớn các hợp
chất hữu cơ dễ bay hơi khác nhau (VOCs) bị phát thải vào khí quyển
hằng ngày gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và hệ sinh thái
ngay ở nồng độ thấp. Vì vậy, việc loại loại bỏ VOCs trong khí thải
được xem là một trong những vấn đề mang tính cấp thiết đối với các
nhà nghiên cứu hiện nay.
Tùy thuộc vào nồng độ VOCs trong không khí mà người ta sử
dụng các phương pháp xử lý khác nhau. Khi nồng độ VOCs trong
không khí ở nồng độ thấp (đơn vị ppm) thì phương pháp oxy hóa nhiệt
có xúc tác là sự lựa chọn phù hợp trong quá trình xử lý. Các loại xúc
tác thường được sử dụng trong quá trình này thường là xúc tác kim
loại quý trên chất mang và các oxit của kim loại chuyển tiếp (Cr2O3,
MnOx, Fe2O3, Co3O4, NiO, CuO, La2O3...). Để tăng cường hiệu suất và
giảm chi phí trong quá trình xử lý các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các
phương pháp tổng hợp khác nhau nhằm tạo ra vật liệu có đặc trưng
như mong muốn.
Các oxit mangan như Mn3O4, Mn2O3, MnO2 và MnO thể hiện
hoạt tính cao trong quá trình oxy hóa hoàn toàn hydrocabon, chúng
được xem là vật liệu rẻ tiền, thân thiện với môi trường. Một số nghiên
cứu đã thực hiên trên các chất xúc tác oxit mangan, hoặc là làm chất
bổ trợ, chất mang liên quan đến quá trình oxy hóa hoàn toàn VOCs.
2
Dựa vào những cơ sở trên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tổng
hợp oxit kim loại dựa trên cơ sở oxit mangan làm chất xúc tác cho
phản ứng oxi hóa toluene”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tổng hợp oxit đơn kim loại, oxit hỗn hợp kim loại dựa trên cơ
sở oxit mangan.
Nghiên cứu các đặc trưng của các mẫu xúc tác được tổng hợp.
Kiểm tra hoạt tính xúc tác của các mẫu oxit dựa trên phản ứng
oxy hóa toluene.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tổng hợp oxit đơn và oxit hỗn hợp kim loại dựa
trên oxit mangan bằng phương pháp tạo phức với dung dịch NH3 bằng
cách nhỏ giọt và sử dụng thiết bị cô quay chân không.
Nghiên cứu cấu trúc các mẫu oxit kim loại bằng nhiễu xạ tia X
(XRD), phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM), phương pháp
đẳng nhiệt hấp phụ-giải hấp N2, phương pháp nhiệt trọng trường
(TGA).
Đánh giá hoạt tính của xúc tác (độ chuyển hóa, độ chọn lọc) trên
hệ thống thiết bị phản ứng liên tục BTRS và phân tích sản phẩm đầu
ra bằng sắc ký khí.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tổng quan về các hợp chất hữu cơ bay hơi và các phương pháp
xử lý
Thực nghiệm tổng hợp xúc tác và xác định các tính chất đặc
trưng.
3
Nghiên cứu đánh giá xúc tác oxit hỗn hợp kim loại dựa trên cơ
sở oxit mangan với các oxit kim loại chuyển tiếp.
Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình mangan pha tạp vào Co3O4.
5. BỐ CỤC LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TỔNG QUAN
1.1. CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ DỄ BAY HƠI (VOCs)
1.1.1. Định nghĩa
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh
1.1.3. Tác hại VOCs
1.1.4. Các phương pháp xử lý VOCs
1.2. TOLUENE
1.2.1. Định nghĩa và nguồn gốc
1.2.2. Tác hại toluene
1.2.3. Các phương pháp xử lý khí nhiễm toluene
a) Phương pháp hấp thụ
b) Phương pháp hấp phụ
c) Phương pháp nhiệt
d) Phương pháp oxy hóa trên xúc tác dị thể
1.2.4. Tổng quan về xúc tác oxit mangan và xúc tác dựa trên
cơ sở oxit mangan
4
THỰC NGHIỆM
2.1. HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ
2.1.1. Hóa chất
2.1.2. Thiết bị và dụng cụ
2.2. TỔNG HỢP XÚC TÁC
2.2.1. Tổng hợp oxit hỗn hợp kim loại X – Mn (X: Cu, Co,
Ni)
Sử dụng V(ml) dung dịch amoniac (25%) nhỏ từng giọt vào
V(ml) dung dịch muối nitrat kim loại (Co2+, Ni2+, Cu2+) có nồng độ
CM, đến khi kết tủa ở dạng phức tan hoàn toàn, vừa nhỏ vừa khuấy đều
dung dịch ở điều kiện nhiệt độ phòng. Tiếp tục thêm V(ml) dung dịch
Mn(NO3)2 vào hỗn hợp trên, kết thúc quá trình nhỏ giọt tiếp tục khuấy
hỗn hợp trong vòng 60 phút. Sau đó chuyển hỗn hợp trên vào bình cầu
và sử dụng thiết bị cô quay chân không, cô quay ở nhiệt độ từ 80 - 90
0C, trong vòng 3 giờ nhằm loại bỏ nước và tạo nên hỗn hợp dạng solgel. Sấy hỗn hợp trên sau khi cô quay ở nhiệt độ 1000C, 12 giờ sau đó
nâng nhiệt độ sấy lên 2000C và tiếp tục sấy trong vòng 2 giờ thu được
mẫu ở dạng bột, tiến hành đem nung sản phẩm trên ở nhiệt độ 4000C,
4 giờ thu được mẫu xúc tác ở dạng bột mịn màu nâu đen hoặc đen.
2.2.2. Tổng hợp oxit Co3O4 pha tạp maangan
Tổng hợp các mẫu xúc tác có công thức MnxCo(1-x)Oy theo tỉ lệ
phần trăm về khối lượng Mn/Co được thực hiện như sau sử dụng V(ml)
5
dung dịch amoniac (25%) nhỏ từng giọt vào V(ml) dung dịch muối
coban nitrat đến khi kết tủa ở dạng phức tan hoàn toàn, vừa nhỏ vừa
khuấy đều dung dịch ở điều kiện nhiệt độ phòng. Tiếp tục thêm V(ml)
dung dịch muối mangan nitrat vào hỗn hợp trên, sau khi kết thúc nhỏ
giọt tiếp tục khuấy hỗn hợp trong vòng 60 phút. Sau đó chuyển hỗn
hợp trên vào bình cầu và sử dụng thiết bị cô quay chân không, cô quay
ở nhiệt độ từ 80 – 900C, trong vòng 3 giờ nhằm loại bỏ nước và tạo
nên hỗn hợp ở dạng sol-gel. Sấy hỗn hợp trên sau khi cô quay ở nhiệt
độ 1000C, 12 giờ sau đó nâng nhiệt độ sấy lên 2000C và tiếp tục sấy
trong vòng 2 giờ thu được mẫu ở dạng bột, tiến hành đem nung sản
phẩm trên ở nhiệt độ 4000C, 4 giờ thu được mẫu xúc tác ở dạng bột
mịn màu nâu đen hoặc đen, ký hiệu mẫu xMn-Co (với x là phần trăm
khối lượng của Mn trên tổng khối lượng Mn và Co).
2.3. XÁC ĐỊNH ĐẶC TRƯNG
Các mẫu xúc tác sau khi tổng hợp được xác định đặc trưng bằng
các phương pháp sau
2.3.1. Phương pháp XRD
2.3.2. Kính hiển vi điện tử quét (SEM)
2.3.3. Phương pháp hấp phụ - giải hấp phụ N2
2.4. KIỂM TRA HOẠT TÍNH XÚC TÁC
2.4.1. Hoạt hóa xúc tác
Khối lượng mẫu xúc tác dùng cho một lần hoạt hóa và kiểm tra
hoạt tính là 0,1 gram. Xúc tác được cho vào thiết bị phản ứng
6
microreactor dạng hình trụ với tầng xúc tác cố định (hình 2.8). Sau đó,
mẫu xúc tác được hoạt hóa dưới dòng không khí (10 ml/phút) ở nhiệt
độ và thời gian thích hợp (hình 2.7), trong vòng 12 giờ trước khi
chuyển dòng nguyên liệu (toluene) qua thiết bị phản ứng có chứa chất
xúc tác đã được hoạt hóa. Quá trình hoạt hóa này nhằm ổn định trạng
thái xúc tác.
Hình 2.7. Thời gian và nhiệt độ hoạt hóa xúc tác
2.4.2. Kiểm tra hoạt tính xúc tác
Nồng độ toluene dùng để kiểm tra hoạt tính: 1000 ppm
Các thông số dùng để thiết lập lưu lượng:
+ Không khí nén: 85 ml/phút
+ Khí N2: 17,5 ml/phút.
Quá trình kiểm tra hoạt tính xúc tác được thực hiện trên thiết bị
phản ứng áp thấp liên tục (BTRS) với tầng xúc tác cố định và kết nối
với hệ thống thiết bị phân tích sản phẩm đầu ra sắc ký khí (GC) online,
kết quả sản phẩm được phát hiện và ghi nhận bởi hai đầu dò FID (ion
hóa ngọn lửa) và TCD (dẫn nhiệt).
7
Quá trình kiểm tra hoạt tính xúc tác được mô tả như hình 2.8
Hình 2.8. Sơ đồ hệ thống kiểm tra hoạt tính xúc tác
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. OXIT HỖN HỢP
3.1.1. Kết quả XRD
Hình 3.1. Kết quả XRD của mẫu oxit hỗn hợp Co-Mn và oxit đơn
8
Hình 3.1 biểu diễn giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu CoxMnyOz
được tổng hợp bằng phương pháp tạo phức với dung dịch NH3. Đối
với mẫu CoxMnyOz tất cả các peak quan sát được tại các vị trí 2θ 18,30
,
29,50
, 31,20
, 33,30
, 36,40
, 37,00
, 39,40
, 44,70
, 52,50
, 59,00
, 61,10 và
65,10
thuộc về pha (Co0,78Mn0,22)(Mn1,78Co0,22)O4 (JCPDS file n0
: 01-
078-2722) có cấu trúc tứ phương (tetragonal) với thông số mạng a =
b= 5,7 Å; c= 9,13 Å; α = β= γ = 900 và không có pha nào khác điều
này cho phép khẳng định rằng oxit hỗn hợp giữa coban và mangan đã
được tổng hợp thành công. Oxit hỗn hợp này có bản chất là dung dịch
rắn giữa oxit coban và oxit mangan. Trong khi đó, giản đồ XRD của
các mẫu CoOx, MnOx chỉ cho thấy thu được pha Mn5O8 và Co3O4. Đối
với mẫu CoxOy, các peak quan sát được tại các vị trí 2θ 18,90
, 31,30
,
36,80
; 38,60
; 44,80
; 55,60
; 59,30
; 65,20
thuộc về pha Co3O4 (JCPDS file
n
0
: 00-043-1003) có cấu trúc lập phương (cubic) với thông số mạng a=
b= c= 8,084 Å, α = β= γ= 900
. Đối với mẫu MnxOy, các peak quan sát
được tại 2θ: 15,40
; 18,10
; 21,60
; 28,70
; 31,70
; 36,20
; 36,90
; 38,20
; 39,30
;
46,40
; 47,70
; 49,20
; 55,60
; 65,20
thuộc về pha Mn5O8 (JCPDS file n0
:01-
072-1427) có cấu trúc đơn tà (monoclinic) với thông số mạng a= 10,34
b= 5,72 c= 4,85 và các góc α = γ= 900
, β= 109,40
.(phụ lục 1, 4, 5).
9
Hình 3.2. Kết quả XRD của mẫu oxit CuOx
Hình 3.3. Kết quả XRD của mẫu oxit hỗn hợp Cu-Mn và oxit đơn
Hình 3.2 và hình 3.3 biểu diễn kết quả XRD của mẫu oxit CuOx
và oxit hỗn hợp CuxMnyOz (tỉ lệ mol Cu:Mn là 1:2) được tổng hợp
bằng phương pháp phức. Đối với đơn oxit CuOx, các peak tại 2θ 35,5
0
,
38,70
, 38,90
, 48,70
, 53,50
, 58,30
, 61,50
, 65,80
, 66,20
, đều tương ứng với
pha CuO (JCPDS file n0
: 01-070-6831) có cấu trúc đơn tà. Đối với oxit
hỗn hợp Cu - Mn, các peak quan sát được tại các vị trí 2θ 18,50
, 30,50
,
35,90
, 43,70
, 57,80 và 63,50
thuộc về pha Cu1.5Mn1.5O4 (JCPDS file n0
:
01-070-0260) có cấu trúc lập phương (cubic) với thông số mạng a=b=c
= 8.28 Å, α = β= γ = 900
. Bên cạnh đó pha CuO và pha MnO2 cũng
được tìm thấy, tuy nhiên các peak này rất nhỏ, chứng tỏ rằng lượng
oxit đơn CuO và MnO2 không đáng kể. Như vậy, oxit hỗn hợp giữa
oxit đồng và oxit mangan cũng được tổng hợp thành công. (phụ lục 2,
4, 6).
Mn5O8
10
Hình 3.4. Kết quả XRD của mẫu oxit NiOx
Hình 3.5. Kết quả XRD của mẫu oxit hỗn hợp Ni-Mn và oxit đơn
Hình 3.4 và 3.5 biểu diễn giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) của mẫu
NiOx và NixMnyOz. Đối với NiOx, các peak tương ứng tại 2θ 37,2
0
,
43,4
0
, 630
, 75,40
, 79,40
thuộc về pha NiO (JCPDS file n0
: 01-075-
0269), có cấu trúc lập phương (cubic) với thông số mạng a=b=c=
4.1762 Å, và các góc α = β= γ= 900
.
Đối với mẫu NixMnyOz, các peak quan sát được tại các vị trí 2θ
24,70
, 33,70
, 36,60
, 41,80
, 50,60
, 55,10
, 64,10
, 65,90
thuộc về pha
NiMnO3 (JCPDS file n0
: 01-075-2089) có cấu trúc tam phương
11
(trigonal) với thông số mạng a=b= 4.9 Å, c= 13,59 Å, α = β= 900
, γ =
1200
. Bên cạnh đó pha NiMn2O4 (JCPDS file n0
: 01-078-6676 ) cũng
được tìm thấy tại 2θ 250
, 33,70
, 36,60
, 41,90
, 50,60
, 55,10
, 64,10
, 660
tuy
nhiên các peak này nhỏ so với các peak của pha NiMnO3 vì vậy hàm
lượng NiMn2O4 có trong mẫu tổng hợp không đáng kể. Oxit hỗn hợp
giữa oxit niken và mangan cũng được tổng hợp thành công với phương
pháp này. (phụ lục 3, 4, 7)
3.1.2. Kết quả phương pháp hấp phụ và giải hấp phụ N2
a) Đường đặc tính hấp phụ và giải hấp
Hình 3.6. Kết quả hấp phụ-giải hấp phụ N2 mẫu oxit hỗn hợp Co-Mn
Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp phụ N2 được sử
dụng để xác định đặc trưng tính chất xốp và bề mặt riêng của các mẫu
oxit. Hình 3.6, 3.7 và 3.8 biểu diễn lần lượt các đường đặc tính hấp
phụ (đường nét liền) và giải hấp (đường nét đứt) của mẫu CoxMnyOz,
CuxMnyOz và NixMnyOz. Hiện tượng trễ xuất hiện trong khoảng p/p0
từ 0.8-1.0 chứng tỏ vật liệu có cấu trúc mao quản loại IV theo phân
12
loại của tổ chức IUPAC (International Union of Pure and Applied
Chemistry).
Hình 3.7. Kết quả hấp phụ-giải hấp phụ N2 mẫu oxit hỗn hợp Cu-Mn
Hình 3.8. Kết quả hấp phụ-giải hấp phụ N2 mẫu oxit hỗn hợp Ni-Mn
b) Phân bố lỗ xốp và bề mặt riêng
Đối với mẫu oxit hỗn hợp Co-Mn, kích thước lổ xốp được phân
bố đồng đều và nằm trong khoảng 100 - 200Å và diện tích bề mặt riêng
là 69 m2
/g (hình 3.9 và bảng 3.1). Đối với mẫu NixMnyOz kích thước
lỗ xốp phân bố trong khoảng rộng hơn từ 200Å đến 400Å và diện tích
13
bề mặt riêng thấp hơn 52 m2
/g. Đối với mẫu oxit hỗn hợp Cu-Mn, kích
thước lỗ xốp phân bố không đồng nhất nằm ở khoảng 200-500Å và có
diện tích bề mặt riêng thấp nhất khoảng 21 m2
/g. Như vậy, bề mặt riêng
càng cao tương ứng với phân bố lỗ xốp càng hẹp.
Các mẫu oxit hỗn hợp có bề mặt riêng cao và thể tích lỗ xốp cao
hơn nhiều so với các oxit đơn Co3O4 và Mn5O8 lần lượt có bề mặt riêng
là 25 và 20 m2
/g và thể tích lỗ xốp lần lượt là 0.17 và 0.07 cm3
/g. Trong
khi đó oxit hỗn hợp Co-Mn (với tỉ lệ Co:Mn là 1:2) có diện tích bề mặt
riêng lớn hơn nhiều (69 m2
/g) và thể tích lỗ xốp lớn hơn (0.26 cm3
/g).
Tương tự đối với các oxit hỗn hợp Ni-Mn và Cu-Mn. Trong các mẫu
xúc tác trên, mẫu CoxMnyOz có diện tích bề mặt riêng và thể tích xốp
lớn nhất.
Hình 3.9. Phân bố đường kính lỗ xốp theo thể tích hấp phụ của các
mẫu oxit hỗn hợp và oxit đơn