Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổng hợp nano zno pha tạp ag và ứng dụng xử lý xanh methylen, alizarin red s trong môi trường nước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐINH THỊ HỒNG THẢO
TỔNG HỢP NANO ZnO PHA TẠP Ag
VÀ ỨNG DỤNG XỬ LÝ
XANH METHYLEN, ALIZARIN RED S
TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Chuyên ngành : Hóa hữu cơ
Mã số : 8440114
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÓA HỮU CƠ
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Văn Tạc
Phản biện 1: TS. Nguyễn Đình Anh
Phản biện 2: TS. Bùi Xuân Vững
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Hóa hữu cơ họp tại Trường Đại học
Sư phạm- ĐHĐN vào ngày 6 tháng 10 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của xã hội,
ngành dệt may nước ta đã gia tăng nhanh chóng sản lượng sản xuất,
trở thành ngành nghề thu hút nhiều lao động và chiếm kim ngạch
xuất khẩu lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng kéo
theo nhiều hệ lụy, trong đó phải nói đến vấn đề ô nhiễm môi trường
do nước thải dệt nhuộm. Theo nhiều nghiên cứu, trong nước thải dệt
nhuộm có cả những chất dễ phân giải vi sinh và những chất khó phân
giải vi sinh như polyvinyl axetat, thuốc nhuộm phân tán, thuốc
nhuộm hoạt tính và các chất dùng tẩy trắng vải. Với các loại vải càng
sử dụng nhiều xơ sợi tổng hợp như polyester thì càng dùng nhiều
thuốc nhuộm và các chất phụ trợ khó phân giải vi sinh, dẫn tới lượng
chất gây ô nhiễm môi trường trong nước thải càng cao [5].
Khi các tiêu chuẩn môi trường của quốc tế trở nên nghiêm
ngặt hơn, ngày càng có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc xử lý
nước thải dệt nhuộm. Thế nhưng, chính sự phức tạp và đa dạng của
các loại thuốc được sử dụng trong quá trình dệt nhuộm đã gây ra cho
ta khá nhiều khó khăn khi đi tìm một quy trình xử lý hiệu quả. Hầu
hết thuốc nhuộm hiện nay đều đã được thiết kế để chống lại sự phân
hủy của vi khuẩn hiếu khí và được chuyển thành hợp chất độc hại
hoặc gây ung thư. Các phương pháp thông thường được sử dụng để
xử lý nước thải dệt nhuộm gồm các phương pháp vật lý, sinh học
hoặc các phương pháp hóa học đều có những hạn chế riêng của nó.
Chẳng hạn như phương pháp keo tụ, thẩm thấu ngược và hấp phụ
trên than hoạt tính không phá hủy mà chỉ chuyển các chất gây ô
nhiễm sang môi trường khác, do đó có thể gây ô nhiễm thứ cấp [8].
2
Như vậy, việc áp dụng các phương pháp mới để loại bỏ các hóa chất
nhuộm hoặc chuyển chúng thành các hợp chất vô hại trong nước là
thật sự cần thiết. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, phương
pháp quang xúc tác bán dẫn là một trong những kỹ thuật hứa hẹn
cung cấp năng lượng sạch và phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ bền
vững. Một số chất bán dẫn được sử dụng làm chất xúc tác quang học
như kẽm oxit ZnO, titan đioxit TiO2, kẽm titanat Zn2TiO3. Những
chất này có khả năng biến thành chất oxi hóa cực mạnh khi có sự
chiếu sáng của ánh sáng có năng lượng lớn hơn năng lượng vùng
cấm của chất đó. Trong đó, ZnO là một chất xúc tác quang đã và
đang nhận được nhiều quan tâm của các nhà khoa học.
ZnO là hợp chất khá phổ biến, không độc hại và đặc biệt có
thể dễ dàng được tổng hợp từ các phản ứng hóa học đơn giản với chi
phí thấp. Nhờ có phổ hấp thụ ánh sáng mặt trời rộng và năng lượng
liên kết kích thích lớn ở nhiệt độ phòng, ZnO có khả năng phát huy
tác dụng xúc tác quang hóa nhanh ở điều kiện bình thường, có khả
năng oxi hóa được nhiều hợp chất hữu cơ độc hại thành CO2 và H2O,
có khả năng chống mốc, diệt khuẩn và khả năng tự làm sạch. Ngoài
ra, ZnO còn có khả năng phân hủy các khí thải độc từ động cơ ô tô,
xe máy như NOx thành N2, phân hủy quang điện hóa xúc tác H2O
thành H2 và O2 tạo năng lượng mới. Nhiều nghiên cứu trên thế giới
đã chỉ ra rằng khi vật liệu ở kích thước nano sẽ xuất hiện hiệu ứng
đặc biệt mà vật liệu khối không có được, đó là hiệu ứng giam giữ
lượng tử [11], [12], [14], [15], [22]. Chính hiệu ứng này làm tăng
năng lượng vùng cấm của ZnO. Mặt khác việc pha tạp thêm một số
kim loại vào oxit ZnO cũng làm cho những thuộc tính của vật liệu
thay đổi đáng kể, làm tăng tính chất quang, điện, từ và mở ra nhiều
ứng dụng, đặc biệt là các thiết bị điện tử nền spin [21], [30]. Tuy
3
nhiên ở Việt Nam vẫn còn rất ít các công trình nghiên cứu về hoạt
tính của các hạt nano ZnO pha tạp kim loại. Vì vậy, chúng tôi thực
hiện đề tài “Tổng hợp nano ZnO pha tạp Ag và ứng dụng xử lý
xanh methylen, alizarin red S trong môi trường nước” để góp
phần bổ sung thêm những nghiên cứu về nano ZnO pha tạp kim loại
và ứng dụng của nó trong việc xử lý các chất gây ô nhiễm.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Nano ZnO pha tạp Ag
- Xanh methylen, alizarin red S
3. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng hợp vật liệu nano ZnO pha tạp Ag với tỉ lệ nAg/nZnO
lần lượt là 0%; 1%; 2% và 3% bằng phương pháp đốt cháy gel.
- Nghiên cứu các đặc trưng và khảo sát hoạt tính quang xúc
tác của vật liệu để xử lí xanh methylen, alizarin red S.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tổng hợp nano ZnO pha tạp Ag và ứng dụng làm xúc tác
quang xử lý xanh methylen, alizarin red S.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu lý thuyết
Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về
thành phần hóa học của xúc tác cần tổng hợp.
4.2. Nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp tổng hợp nano: phương pháp đốt cháy gel ở
nhiệt độ thấp, dùng axit citric làm chất nền phân tán.
- Nghiên cứu cấu trúc của nano ZnO và nano ZnO pha tạp Ag
bằng nhiễu xạ tia X, phổ tán sắc năng lượng EDX và phương pháp
4
đo phổ UV-VIS.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý thuyết tổng quan.
- Xử lý các thông tin về lý thuyết để đưa ra các vấn đề cần
thực hiện trong quá trình thực nghiệm.
- Nghiên cứu quy trình tổng hợp mẫu xúc tác: nano ZnO pha
tạp Ag và ứng dụng làm xúc tác quang xử lý xanh methylen, alizarin
red S.
- Nghiên cứu các ảnh hưởng của xúc tác và một số yếu tố khác
đến hiệu suất phân hủy xanh methylen, alizarin red S.
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Phần 3. Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ ZnO
1.1.1. Tính chất vật lí của ZnO
1.1.2. Cấu trúc tinh thể ZnO
1.1.3. Cấu trúc vùng năng lượng của ZnO
5
1.1.4. Tính chất điện và quang của ZnO
1.1.5. Một số ứng dụng của ZnO
1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ NANO OXIT
KIM LOẠI
1.2.1. Phương pháp sol-gel
1.2.2. Phương pháp tổng hợp đốt cháy
1.3. TỔNG QUAN VỀ XANH METHYLEN VÀ ALIZARIN
RED S
1.3.1. Xanh methylen
1.3.2. Alizarin red S
1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ PHẨM MÀU DỆT
NHUỘM
1.4.1. Phương pháp keo tụ
1.4.2. Phương pháp sinh học
1.4.3. Phương pháp lọc
1.4.4. Phương pháp hấp phụ
1.4.5. Phương pháp oxi hóa nâng cao
CHƯƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. HÓA CHẤT, THIẾT BỊ
2.1.1. Hóa chất
Kẽm nitrat, axit citric, xanh methylen (MB), alizarin red S
(ARS), bạc nitrat, etanol tuyệt đối.
2.1.2. Thiết bị thí nghiệm
Cân phân tích, lò nung, máy đo UV – VIS, máy đo pH
Metler, máy li tâm, máy khuấy từ, bóng đèn compact loại 15W,
20W, 40W, chén sứ, tủ sấy…
6
2.2. TỔNG HỢP NANO ZnO VÀ ZnO PHA TẠP Ag BẰNG
PHƯƠNG PHÁP ĐỐT CHÁY GEL
Hình 2.1. Sơ đồ tổng hợp nano ZnO và nano ZnO pha tạp Ag bằng
phương pháp đốt cháy
2.3. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG QUANG XÚC TÁC CỦA
VẬT LIỆU NANO ZnO PHA TẠP Ag VÀ KHẢO SÁT ẢNH
HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÂN
HỦY XANH METHYLEN
2.3.1. Đường chuẩn xác định nồng độ xanh methylen
Bảng 2.3. Sự phụ thuộc của mật độ quang A vào nồng độ xanh
methylen ở bước sóng 665 nm
C
(ppm)
0,1 1 2 2.5 3 4 5
A 0,038 0,223 0,440 0,568 0,684 0,905 1,124
7
Hình 2.3. Đường chuẩn xác định nồng độ xanh methylen ở λ= 665
nm
2.3.2. Ảnh hưởng của phần trăm Ag pha tạp
2.3.3. Ảnh hưởng của pH
2.3.4. Ảnh hưởng của lượng xúc tác
2.3.5. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng
2.3.6. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng
2.4. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG QUANG XÚC TÁC CỦA
VẬT LIỆU NANO ZnO PHA TẠP Ag VÀ KHẢO SÁT ẢNH
HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÂN
HỦY ALIZARIN RED S
2.4.1. Đường chuẩn xác định nồng độ alizarin red S
Bảng 2.4. Sự phụ thuộc của mật độ quang A vào nồng độ alizarin red
S ở bước sóng 423nm
y = 0.2238x + 0.0061
R² = 0.9995
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
0 2 4 6
A
C (ppm)
8
C 1 5 10 15 20 50 75 100
A 0,031 0,069 0,152 0,208 0,251 0,642 0,981 1,188
Hình 2.5. Đường chuẩn xác định nồng độ alizarin red S ở ở λ=423
nm
2.4.2. Ảnh hưởng của phần trăm Ag pha tạp
2.4.3. Ảnh hưởng của pH
2.4.4. Ảnh hưởng của lượng xúc tác
2.4.5. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng
2.4.6. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng
2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG
VẬT LIỆU
2.5.1. Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (XRD)
2.5.2. Phương pháp đo phổ tán sắc năng lượng tia X
(EDX)
2.5.3. Phương pháp đo phổ phản xạ khuếch tán UV-Vis
y = 0.0121x + 0.0235
R² = 0.9962
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
0 50 100 150
A
C (ppm)