Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tồn dư một số độc chất trong nguyên liệu, sản phẩm thủy sản nội địa và xuất khẩu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
165
TỒN DƢ MỘT SỐ ĐỘC CHẤT TRONG NGUYÊN LIỆU, SẢN PHẨM
THỦY SẢN NỘI ĐỊA VÀ XUẤT KHẨU TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
GS.TSKH Lê Huy Bá, KS. Nguyễn Thị Kiều Diễm, KS. Đỗ Thị Thao
Viện Khoa học công nghệ và Quản lý Môi trường
TÓM TẮT
Kết quả phân tích trong thời gian gần đây trên các đối tượng Tôm (nuôi trồng) đối với
các chỉ tiêu Chloramphenicol (CAP), AOZ; đối tượng Mực, cá Đổng, cá Đục, cá Bò (đánh
bắt) đối với các chỉ tiêu CAP, Ure, Formol, Borat và đối tượng Tôm, Mực, cá Đổng, cá Đục,
cá Bò (thành phẩm) đối với chỉ tiêu CAP, AOZ cho thấy: trong giai đoạn nuôi trồng đã phát
hiện 2,9% tồn dư AOZ và 37,7% tồn dư CAP; đánh bắt: có 52,2% mẫu có tồn dư CAP và có
đến 100% mẫu tồn dư Ure; thành phẩm đã có 28,3% mẫu tồn dư kháng sinh CAP. Trong khi
đó, các thị trường như Nhật Bản, EU, Mỹ đều xếp CAP và AOZ vào danh mục hóa chất cấm
tồn dư trong sản phẩm thủy sản. Do đó đây là lời cảnh báo chung đối với các cơ quan quản lý
và người dân địa phương về vấn đề an toàn thực phẩm.
SUMMARY
The results of analysis on residual toxic and antibiotic in seafood materials and
products for domestics and exports in Ba Ria-Vung Tau province lately shows: samples from
aquaculter, detected 2.9% have residual AOZ antibiotic; 37.7% Chloramphenicol (CAP);
Materials fishing samples have 52.2% residual CAP and 100% Urea; Seafood products
detected 28.3% residual CAP samples. While many big market field of vision as Japan, Eu,
America arrange CAP and AOZ into prohibitive chemiscals list exist in seafood products.
Consequently, This is a general alarm to manager and local people about safe foodstuff in Ba
Ria-Vung Tau (BR-VT) province.
Keywords: Chloramphenicol, AOZ, Urea, Borate, Formol, Antibiotic resistance, Ba RiaVung Tau Seafood.
I. MỞ ĐẦU
Đầu năm 2007, ngành thủy sản của tỉnh BR-VTđã bị phát hiện 2 lô hàng xuất khẩu
sang Nhật có dư lượng CAP cao hơn so với nồng độ cho phép của thị trường này. Tuy số lô
hàng phát hiện không nhiều nhưng cần thiết phải có những cuộc điều tra về hiện trạng ô
nhiễm các độc tố đối với sản phẩm thủy sản trong toàn tỉnh. Song, cho đến năm 2008 vẫn
chưa có những nghiên cứu của địa phương về vấn đề này. Vì vậy, đề tài “Điều tra, đánh giá
mức độ ô nhiễm độc chất trong sản phẩm thủy sản, xây dựng một số giải pháp kiểm soát
sản phẩm đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu” được thực hiện với mục tiêu là điều tra về
tình hình ô nhiễm độc tố trên toàn địa bản tỉnh đối với nguyên liệu đánh bắt, nuôi trồng và
thành phẩm. Từ đó có thể xác định được nguyên nhân và đưa ra giải pháp khả thi để kiểm soát
chất lượng sản phẩm thủy sản đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.