Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
PREMIUM
Số trang
95
Kích thước
1015.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1450

Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN HIỆP

TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN HIỆP

TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Quang Vinh

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự

hướng dẫn của Tiến sĩ. Trần Thị Quang Vinh. Các kết quả trình bày trong luận văn

là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào

trước đây.

Ngƣời cam đoan

Trần Văn Hiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS: Bộ luật hình sự

CTTP: Cấu thành tội phạm

TNHS: Trách nhiệm hình sự

VAHS: Vụ án hình sự

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN.............4

1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cƣớp giật tài sản .....................4

1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................4

1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản..........................................5

1.2. Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển quy định của pháp luật hình sự

Việt Nam về tội cƣớp giật tài sản .......................................................................18

1.2.1. Tội cướp giật tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng

tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985.........18

1.2.2. Tội cướp giật tài sản trong Bộ luật hình sự năm 1985 và trong Bộ luật

hình sự năm 1999 ...............................................................................................22

1.3. Phân biệt tội cƣớp giật tài sản với một số tội khác trong nhóm các tội

xâm phạm sở hữu.................................................................................................25

1.3.1. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội cướp tài sản.................................25

1.3.2. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.....26

1.3.3. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội trộm cắp tài sản...........................27

1.3.4. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản..........29

CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CƢỚP

GIẬT TÀI SẢN VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, GIẢI PHÁP NÂNG CAO

HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ...................................................................31

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cƣớp giật tài sản ..................31

2.1.1. Tình hình xét xử vụ án hình sự về tội cướp giật tài sản ...........................31

2.1.2. Định tội danh cướp giật tài sản trong thực tiễn áp dụng pháp luật ........34

2.1.3. Xác định một số tình tiết định khung của tội cướp giật tài sản trong thực

tiễn áp dụng pháp luật........................................................................................45

2.1.4. Vấn đề chuyển hóa tội danh đối với tội cướp giật tài sản trong thực tiễn

áp dụng pháp luật...............................................................................................57

2.1.5. Quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài sản trong thực

tiễn áp dụng pháp luật........................................................................................62

2.2. Hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định

về tội cƣớp giật tài sản.........................................................................................72

2.2.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản .............................72

2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội cướp giật tài sản .....75

KẾT LUẬN..............................................................................................................84

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản trong thời gian

qua đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong 5 năm từ 2009-2013 số vụ án cướp

giật tài sản Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 12384 vụ án. Số vụ án cướp giật tài sản Tòa

án đã xét xử phúc thẩm là 1698 vụ án, chiếm 13,71% số bản án sơ thẩm. Số vụ án

cướp giật tài sản Tòa án đã giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 26 vụ

án, chiếm 0,21% số bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Những khó

khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản là

khó khăn, vướng mắc trong định tội danh cướp giật tài sản, nhiều hành vi về bản chất

là tội cướp giật tài sản nhưng lại bị xét xử sang một tội danh khác và ngược lại. Bên

cạnh đó là những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xác định một số tình tiết định

khung của tội cướp giật tài sản cũng như một số trường hợp chuyển hóa tội danh đối

với tội cướp giật tài sản, quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài

sản. Những khó khăn, vướng mắc đó một mặt là do tội cướp giật tài sản được quy

định tại Điều 136 BLHS năm 1999 vẫn còn tồn tại một số bất cập. Những bất cập đó

là quy phạm tại Khoản 1 Điều 136 BLHS là quy phạm giản đơn nên dẫn đến có nhiều

cách hiểu khác nhau về loại cấu thành tội phạm và dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật

tài sản, cách thiết kế một số tình tiết định khung còn chưa rõ ràng nên dẫn đến việc

phân định nội hàm của các tình tiết định khung gặp nhiều khó khăn… Mặt khác là do

thiếu văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật về tội cướp giật tài sản, trình độ năng lực

của cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật còn hạn chế.

Trong xã hội phát triển hiện nay việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa là một nhiệm vụ quan trọng mà trong đó việc áp dụng pháp luật đúng đắn

và phù hợp là một yêu cầu tất yếu. Để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ trong đó việc hoàn thiện pháp luật nói chung

và hoàn thiện tội cướp giật tài sản nói riêng là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết.

Như vậy, để khắc phục được những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp

dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản nhằm đảm bảo cho việc áp dụng

pháp luật được chính xác đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và cũng

không làm oan sai người vô tội, để kịp thời đáp ứng yêu cầu cho việc xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì việc nghiên cứu tội cướp giật tài sản dưới góc

độ lý luận và thực tiễn để thông qua đó có những kiến nghị hoàn thiện pháp luật, có

những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội cướp giật tài sản là điều

2

cần thiết. Từ những lý do trên mà tôi xin chọn đề tài: “Tội cướp giật tài sản trong

Luật hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tội cướp

giật tài sản tuy nhiên những công trình khoa học đó chỉ nghiên cứu về tội cướp giật

tài sản dưới góc độ tội phạm học, rất ít công trình nghiên cứu dưới góc độ Luật hình

sự. Trong những năm gần đây không có công trình khoa học nào nghiên cứu về đề

tài này. Các nghiên cứu liên quan khác bao gồm:

Về bình luận khoa học:

Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự – Phần các tội

xâm phạm sở hữu, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Ngọc Điệp (2009), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, NXB thanh niên.

Nguyễn Đức Mai (2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa

đổi, bổ sung năm 2009, NXB Chính trị quốc gia.

Trần Minh Hưởng (2012), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, NXB Hồng Đức.

Về công trình nghiên cứu:

Đỗ Ngọc Lợi (2011), Định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất

chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại

học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Huỳnh Nguyễn Thanh Trúc (2011), Định tội danh đối với hành vi dùng vũ

lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam,

Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Về bài viết tạp chí:

Đinh Thế Hưng (2006), “Yếu tố lỗi trong dấu hiệu định khung hình phạt gây

thương tích và hành hung để tẩu thoát trong một số tội xâm phạm sở hữu”, Tạp chí

TAND (21), tr. 34-35.

Mai Bộ (2007), “Tội cướp giật tài sản”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (5), tr. 5-20.

Lê Văn Luật (2008), “Bàn về sự chuyển hóa từ một số hình thức chiếm đoạt

tài sản thành cướp tài sản”, Tạp chí tòa án nhân dân, (24), tr. 32-34.

Nhìn chung những nghiên cứu nêu trên phần lớn là nói về mặt lý luận của tội

cướp giật tài sản, chỉ một số ít nghiên cứu nói về thực tiễn áp dụng pháp luật hình

sự về tội cướp giật tài sản. Một số nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật đã nêu

được một số vướng mắc ở một số khía cạnh. Chưa có công trình nào nghiên cứu về

3

tội cướp giật tài sản dưới góc độ Luật hình sự một cách toàn diện và đầy đủ trong

những năm gần đây.

3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu quy định của Luật hình sự và

thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản mà tác giả có những kiến

nghị hoàn thiện pháp luật, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về

tội cướp giật tài sản.

Đối tượng nghiên cứu: Quy định của Luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp

luật hình sự về tội cướp giật tài sản.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung Điều 136 BLHS và thực tiễn áp

dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản để làm rõ những bất cập trong điều

luật cũng như những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội

cướp giật tài sản.

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở phương

pháp luận của chủ nghĩa Mác-LêNin với phép biện chứng duy vật đồng thời áp

dụng các phương pháp cụ thể như: Phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp, phỏng

vấn chuyên gia.

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận cũng như thực tiễn:

Về mặt lý luận: Với kết quả đạt được của luận văn có thể góp vào lý luận về

tội cướp giật tài sản dưới góc độ pháp lý hình sự và đưa ra cơ sở khoa học của hoạt

động hoàn thiện pháp luật về tội cướp giật tài sản.

Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo đối với những

người làm công tác thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả áp dụng

pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản. Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu

cho những người làm công tác pháp luật, cho việc học tập, giảng dạy môn Luật hình

sự và làm tài liệu trong hoạt động lập pháp, hoàn thiện các quy định của pháp luật

hình sự về tội cướp giật tài sản.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 2 chương.

Chương 1. Nhận thức chung về tội cướp giật tài sản

Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản và

hoàn thiện pháp luật, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!