Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
107
Kích thước
24.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1871

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo luật hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

HUỲNH CHÍ DŨNG

TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY

TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY

TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hƣớng ứng dụng

Mã Số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Vũ Thị Thúy

Học viên: Huỳnh Chí Dũng

Lớp: CHL Bạc Liêu Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài: “Tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Luật hình sự Việt Nam”

là công trình nghiên cứu khoa học do tự bản thân tôi thực hiện. Kết quả nghiên cứu

trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công

trình khoa học nào.

Tác giả luận văn

Huỳnh Chí Dũng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS Bộ luật hình sự

BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT Cơ quan điều tra

HĐTP Hội đồng thẩm phán

TAND Tòa án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

TTLT Thông tư liên tịch

VKSND Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1

CHƢƠNG 1. TRƢỜNG HỢP CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN

HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC LÀM CHẾT NGƢỜI..................7

1.1. Quy định về trƣờng hợp cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của ngƣời khác dẫn đến chết ngƣời..........................................................11

1.2. Thực tiễn áp dụng trƣờng hợp cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của ngƣời khác dẫn đến chết ngƣời ...................................................14

1.3. Kiến nghị hƣớng dẫn áp dụng trƣờng hợp cố ý gây thƣơng tích hoặc gây

tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác dẫn đến chết ngƣời ...............................23

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................26

CHƢƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI TRONG TRƢỜNG HỢP

GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA

NGƢỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG

MẠNH ......................................................................................................................27

2.1. Phân biệt dấu hiệu định tội của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của ngƣời khác với tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của ngƣời khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh....

...............................................................................................................................27

2.2. Thực tiễn phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của ngƣời khác với tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của ngƣời khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh..............30

2.3. Kiến nghị hƣớng dẫn phân biệt tội của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây

tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác với tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây

tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh .....................................................................................................................37

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................40

KẾT LUẬN..............................................................................................................41

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Con người là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được Luật Hình sự

nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm

20131

quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật

bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,

nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc

phạm danh dự, nhân phẩm”. Như vậy, có thể nói quyền bất khả xâm phạm về thân

thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền

cơ bản của công dân đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận và bảo vệ.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa và xã

hội thì tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng. Mặc dù các cơ quan bảo vệ pháp

luật đã tích cực đấu tranh ngăn chặn các hành vi tội phạm xâm phạm đến tính mạng,

sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nói chung và hành vi cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, nhưng tình hình tội

phạm vẫn diễn biến phức tạp.

Để đấu tranh phòng, chống các loại tội này, nhà nước ta đã quy định tội cố ý

gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 134 BLHS

năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)2

. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình

hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên cả

nước diễn biến hết sức phức tạp, tính chất và mức độ hậu quả do các tội phạm này

gây ra ngày càng nghiêm trọng hơn ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội ở các

địa phương, tác động không tốt đến cuộc sống bình yên của người dân.

Về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các quy định về tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác còn một số bất cập, vướng mắc

nhất là việc giải quyết tranh chấp về định tội danh giữa các trường hợp: Giết người

với cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến

chết người; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

với cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng

thái tinh thần bị kích động còn chưa rõ ràng. Ranh giới để phân định giữa các tội

1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013.

2 Bộ luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua

ngày 27/11/2015 và được sửa đổi thông qua tại khóa XIV, kỳ họp thứ 3 ngày 20/6/2017.

2

này mong manh, một số dấu hiệu định tội quy định chưa phù hợp với thực tế hoặc

có nhiều cách hiểu khác nhau. Đồng thời, một số tình tiết định khung chưa có sự

thống nhất, chưa tương xứng với thực tiễn khách quan; có nhiều vụ án việc định tội

rất phức tạp, dễ dẫn đến xét xử oan người vô tội hay bỏ lọt tội phạm. Mặt khác, văn

bản hướng dẫn cho các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác chưa được hiểu thống nhất.

Để khắc phục những bất cập trong quy định và vướng mắc trong áp dụng quy

định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, qua

đó đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm này trong tình

hình mới. Việc nghiên cứu sâu những vấn đề này để hoàn thiện quy định của pháp

luật hình sự Việt Nam về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác là điều quan trọng, rất cần thiết. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tội

cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Luật hình

sự Việt Nam” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học theo định hướng ứng dụng.

2. Tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác theo Luật Hình sự Việt Nam gồm:

* Các giáo trình Luật hình sự và các sách bình luận khoa học BLHS.

Tất cả các giáo trình Luật hình sự của các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam như

Trường Đại học luật Hà Nội, Trường Đại học luật TP.HCM, Khoa luật – Đại học

Quốc gia Hà Nội đều phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm của Tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Ngoài ra, các sách bình

luận khoa học BLHS cũng bình luận về các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này như:

Đinh Văn Quế (Chủ biên) (2015), Bình luận bộ luật hình sự năm 2015, phần thứ hai

- Các tội phạm, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội; Trần Văn Biên, Đinh Thế

Hưng (Chủ biên) (2017), Bình luận bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm

2017), Nxb Thế giới, Hà Nội;... Những giáo trình và sách bình luận nêu trên chủ

yếu phân tích các dấu hiệu pháp lý của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác.

* Ngoài các giáo trình nêu trên còn có các bài viết liên quan đến thực tiễn áp

dụng pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác:

- “Một số quy định của pháp luật liên quan đến việc xác định tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn sức khỏe của người khác theo điều 104 bộ luật hình

3

sự”, Bùi Văn Thịnh, Vũ Bá Xiêm, 2014 - Vũ Bá Xiêm, ThS, Tòa án nhân dân,

Tòa án nhân dân tối cao, 2014, Số 18, tr.29-31. Tác giả bài viết chỉ nên ra một số

quy định của pháp luật có liên quan đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ

sung năm 2009, tác giả chưa đưa ra các căn cứ rõ ràng để phân biệt giữa tội này

với các tội khác.

- “Một số ý kiến về tội cố gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của

người khác tại Điều 104 Bộ luật Hình sự Việt Nam”, Vũ Văn Tư, 2015, Khoa học

Kiểm sát, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, 2015, Số 02 (06), tr. 26 - 27; 32. Trong

bài viết này, tác giả chỉ nêu một số ý kiến, quan điểm của mình về tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của BLHS

năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Tác giả chưa đi sâu phân biệt tội danh này

với các tội khác có liên quan.

- “Một số vấn đề về thực tiễn định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác”, Lê Thị Diễm Hằng, 2017, Tòa án nhân dân, Tòa án

nhân dân tối cao, 10/2017, Số 19, tr. 39 – 42, Kỳ 1;“Một số vấn đề thực tiễn định

tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ”, Lê Thị

Diễm Hằng, 2017, Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, 2017, Số 20, tr. 24-

25, Kỳ 2. Trong bài viết trên, tác giả đã đưa ra một số vấn đề trong thực tiễn xét

xử về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo

quy định của BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Tác giả chưa đi sâu

phân biệt giữa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

khác với các tội khác.

- “Bàn về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

khác tại điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017”, Nguyễn

Văn Dũng, 2018, Tòa án nhân dân, Tòa án Nhân dân Tối cao, 2018, Số 1, tr. 19-26.

Trong bài viết này, tác giả chủ yếu đi sâu phân tích về tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của BLHS năm 2015 sửa

đổi, bổ sung năm 2017. Tác giả chưa đi sâu phân biệt giữa tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với các tội khác.

* Các luận văn thạc sĩ liên quan đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác có thể kể đến:

- Luận văn thạc sĩ “Đấu tranh phòng chống các tội cố ý gây thương tích trên

địa bàn tỉnh Bình Dương và Đồng Nai” của tác giả Phạm Thanh Vân, Trường Đại

4

học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 2010. Trong Luận văn này, tác giả chủ yếu nêu thực

trạng về các tội cố ý gây thương tích trên địa bàn 02 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai,

sau đó tác giả nêu một số pháp nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng

chống tội phạm về các tội cố ý gây thương tích trên địa bàn 02 tỉnh Bình Dương và

Đồng Nai trong thời gian tới. Tác giả chưa đi sâu phân biệt các tội danh này với các

tội có liên quan.

- Luận văn thạc sĩ “Phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích do người

chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Hồ Hữu

Phước, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 2013. Trong Luận văn này, tác

giả chủ yếu nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích do người chưa thành niên

thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, nội dung chủ yếu nghiên cứu về tội phạm

học và phòng ngừa tội phạm đối với người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh

Đồng Tháp.

- Luận văn thạc sĩ “Dấu hiệu dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây

nguy hại cho từ hai người trở lên trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

sức khỏe của người khác theo luật hình sự Việt Nam” của tác giả Lê Thúy Cầu,

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 2018. Trong Luận văn này tác giả chủ

yếu nêu ra các dấu hiệu dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn nguy hại cho từ

hai người trở lên trong tội cố ý gây thương tích, đây là những dấu hiệu, tình tiết

định khung tăng nặng được quy định trong BLHS. Tác giả chưa đi sâu phân biệt

giữa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với

các tội khác.

Tóm lại, nghiên cứu các công trình nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong luật hình sự Việt Nam cho

thấy: Hầu hết các công trình nghiên cứu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ lý luận hoặc

thực tiễn trong phạm vi hẹp, viết về một khía cạnh, một nội dung liên quan đến tội

này, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt

quá giới hạn phòng vệ chính đáng, hoặc dùng hung khí nguy hiểm,…

Các công trình nghiên cứu đã phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong Luật hình sự Việt

Nam, phản ánh những khó khăn, vướng mắc trên thực tế khi áp dụng tội phạm này,

đồng thời nêu lên những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện các quy định về tội cố ý

gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong luật hình sự

5

Việt Nam. Đó là những quan điểm, ý kiến riêng của các nhà nghiên cứu mà tác giả

sẽ tham khảo để xây dựng luận cứ khoa học cho việc tiếp tục nghiên cứu tội cố ý

gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Việt Nam giai

đoạn hiện nay. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu trên, tác giả thấy chưa có

công trình nào nghiên cứu theo hướng phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khỏe của người khác (trong trường hợp làm chết người) với tội giết

người và phân biệt tội phạm này với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ở cấp độ

Luận văn thạc sĩ theo định hướng ứng dụng. Do đó, tác giả chọn Đề tài “Tội cố ý

gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Luật hình sự

Việt Nam” làm Luận văn Thạc sĩ Luật học theo định hướng ứng dụng.

3. Mục đích nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng của tội

cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác qui định trong

BLHS năm 2015, kết hợp với lý luận về tội này, đề tài sẽ đưa ra những kiến nghị

nhằm hoàn thiện quy định về cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác trong BLHS Việt Nam và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu

quả áp dụng quy định pháp luật hình sự về cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác trong thực tiễn.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu

* hạm i nghi n cứ

- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu áp dụng về tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong luật hình sự Việt Nam

dưới góc độ luật hình sự, trong đó tập trung nghiên cứu hai nội dung: (1) trường

hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến

chết người; (2) phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

- Phạm vi về thời gian: Tác giả khảo sát thực tiễn áp dụng quy định về tội cố

ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ năm 2015 đến

năm 2019.

- Phạm vi về không gian: Tác giả khảo sát, nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy

định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên

phạm vi toàn quốc.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!