Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
65
Kích thước
3.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1013

Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo luật Hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ NGỌC TUẤN

TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH

DO VƢỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH

DO VƢỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hƣớng ứng dụng

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Tuệ Phƣơng

Học viên: Võ Ngọc Tuấn

Lớp: C họ uật, nh Thuận h

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài: “Tội cố ý gây thương

tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam” là

công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.

Hoàng Thị Tuệ Phương. Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm

khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể và

chính xác. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách

quan và trung thực.

Tác giả

Võ Ngọc Tuấn

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG ................................................................................................................8

DẤU HIỆU “VƢỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG” TRONG

TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH DO VƢỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ

CHÍNH ĐÁNG ..........................................................................................................8

. . Quy định của pháp luật hình sự về dấu hiệu “vƣợt quá giới hạn phòng

vệ hính đáng” tr ng Tội cố ý gây thƣơng tí h d vƣợt quá giới hạn phòng

vệ hính đáng .......................................................................................................................... 8

1.2. Một số bất cập về dấu hiệu “vƣợt quá giới hạn phòng vệ hính đáng”

trong Tội cố ý gây thƣơng tí h d vƣợt quá giới hạn phòng vệ hính đáng...13

1.3. Kiến nghị hoàn thiện về dấu hiệu “vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính

đáng” tr ng Tội cố ý gây thƣơng tí h d vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính

đáng ...........................................................................................................................................17

KẾT LUẬN CHƢƠNG ........................................................................................21

CHƢƠNG 2..............................................................................................................22

ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH DO

VƢỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG.......................................22

2.1.Quy định của pháp luật hình sự về định tội d nh đối với hành vi cố ý gây

thƣơng tí h d vƣợt quá giới hạn phòng vệ hính đáng ........................................22

2.2. Những vƣớng mắc trong thực tiễn định tội d nh đối với hành vi cố ý gây

thƣơng tí h d vƣợt quá giới hạn phòng vệ hính đáng ........................................28

2.3. Kiến nghị hoàn thiện đối với việ định tội danh hành vi cố ý gây thƣơng

tí h d vƣợt quá giới hạn phòng vệ hính đáng........................................................39

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................45

KẾT LUẬN..............................................................................................................46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................1

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết củ đề tài

Tính mạng, sức khỏe là vốn quý của mỗi con người; vì vậy cần phải được tôn

trọng và bảo vệ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Hiến pháp năm

2013 đã quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp

luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,

nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc

phạm danh dự, nhân phẩm”.1 Do đó, đứng trước sự xâm phạm về tính mạng, sức

khỏe, pháp luật cho phép cá nhân được quyền chống trả lại một cách cần thiết để

ngăn chặn sự xâm phạm nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho bản thân. Nội dung

này đã được cụ thể hóa trong quy định của pháp luật hình sự thông qua chế định về

phòng vệ chính đáng. Theo đó, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ

quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước,

của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm

phạm các lợi ích nói trên. Hành vi phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2

Tuy nhiên, bên cạnh ghi nhận quyền được phòng vệ chính đáng, pháp luật

cũng ngăn chặn các trường hợp lợi dụng quyền phòng vệ chính đáng để xâm phạm

ngược trở lại đối với cá nhân khác một cách quá mức cần thiết.Do đó, pháp luật

hình sự cũng đã dự liệu trường hợp này và quy định vượt quá giới hạn phòng vệ

chính đáng là “hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết”, không phù hợp với

tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi

vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

3

Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thể hiện dưới nhiều hình thức

khác nhau trong đó có trường hợp cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng

vệ chính đáng. Trước đây, Bộ luật Hình sự vào năm 1985 (sửa đổi, bổ sung năm

1989, 1991, 1992, 1997) đã ghi nhận hành vi cố ý gây thương tích do vượt quá giới

hạn phòng vệ chính đáng trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân

phẩm, danh dự của con người; tuy nhiên Bộ luật này chưa quy định riêng về tội cố ý

gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà lại quy định chung

1 Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013.

2 Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

3 Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

2

trong một điều luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của

người khác tại khoản 4 Điều 109. Sau đó, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ

sung năm 2009) tiếp tục kế thừa quy định này và đã tách riêng thành một tội danh độc

lập tại Điều 106 với tên gọi “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Hiện nay, tội danh này

được quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Mặc dù đã được nghiên cứu khá nhiều, tuy nhiên cho đến nay các vấn đề

pháp lý liên quan đến tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính

đáng vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo, nhiều nội dung còn nhiều quan

điểm trái ngược, đặc biệt là liên quan đến vấn đề định tội danh và xác định “giới

hạn của phòng vệ chính đáng”,… Thực tiễn xét xử cũng cho thấy việc giải quyết

các vấn đề này còn nhiều khó khăn, thiếu nhất quán trong việc áp dụng pháp luật,

trong nhiều trường hợp kết án oan sai gây thiệt hại cho người bị kết án.

Do đó, trong bối cảnh Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm

2017) mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, việc nghiên cứu về tội cố ý gây

thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ đáp ứng được sự phù hợp

với những thay đổi của các quy định pháp luật hình sự về tội danh này. Luận văn sẽ

phân tích các quy định pháp luật hiện hành, chỉ ra những tồn tại, bất cập trong các

quy định pháp luật cũng như thực tiễn thi hành, đưa ra một số giải pháp nhằm khắc

phục những bất cập đó hướng tới việc đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc

hành vi cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trên thực tế.

Chính vì lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tội cố ý gây thương tích do vượt quá

giới hạn phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự Việt Nam” để làm Luận văn

tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua khảo cứu, tác giả nhận thấy cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên

cứu trực tiếp về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Các công trình nghiên cứu đã công bố đa phần nghiên cứu riêng lẻ về tội cố ý gây

thương tích và chế định phòng vệ chính đáng chứ chưa có nhiều công trình nghiên

cứu chuyên sâu và toàn diện về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng

vệ chính đáng. Có thể liệt kê các công trình nổi bật sau:

Ở cấp độ khóa luận cử nhân Luật, có đề tài “Phòng vệ chính đáng lý luận và

thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Phúc năm 2014.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!