Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Toạ đàm về pháp luật thương mại Việt Nam - Cộng hoà liên bang Đức
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Th«ng tin
78 t¹p chÝ luËt häc sè 5/2010
TS. NguyÔn ThÞ Dung *
gày 1/4/2010, trong khuôn khổ chương
trình làm việc tại Trường Đại học Luật
Hà Nội, các chuyên gia đến từ Đại học kinh
tế kĩ thuật Berlin (CHLB Đức) đã có cuộc
tọa đàm với Bộ môn luật thương mại -
Trường Đại học Luật Hà Nội về “Pháp luật
thương mại của Việt Nam và CHLB Đức”.
Chủ đề chính của toạ đàm theo dự kiến
là "Các mô hình công ti theo pháp luật của
CHLB Đức và Việt Nam" song do tìm được
tiếng nói chung trong khoa học pháp lí và
luật thực định, nội dung cuộc toạ đàm được
mở rộng với nhiều vấn đề của luật thương
mại. Sau đây là một số vấn đề cơ bản được
trao đổi tại tọa đàm:
1. Khái niệm luật kinh tế và luật
thương mại
Theo các chuyên gia Đức, ở Đức và châu
Âu , "luật kinh tế" là khái niệm mới, được sử
dụng với ý nghĩa là lĩnh vực pháp luật công,
bao gồm luật về thị trường tài chính, luật cạnh
tranh, luật năng lượng, luật về doanh nghiệp
công... Khái niệm "luật thương mại" được
dùng phổ biến hơn, thuộc luật tư, là luật điều
chỉnh hoạt động thương mại của thương gia.
Luật kinh tế bao gồm các luật cơ bản là:
- Luật cạnh tranh: Luật về cartel chiếm
vị trí trung tâm của luật kinh tế. Luật này
cấm các đối thủ cạnh tranh liên kết với nhau,
giám sát việc hợp nhất, sáp nhập và chống
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Luật năng lượng, luật viễn thông: Cũng
như các quốc gia khác, độc quyền tự nhiên
cũng hình thành trong một số ngành, lĩnh vực
như lĩnh vực kinh doanh điện. Trong khi chỉ
có một hệ thống truyền dẫn được xây dựng
thì nhà nước chỉ có thể sử dụng các quy định
của pháp luật để ngăn chặn các hành vi lợi
dụng vị thế độc quyền để áp đặt các điều kiện
giao dịch thương mại và đảm bảo cạnh tranh.
Ở Đức, ngoài Cục cartel, còn có Cục
mạng lưới liên bang chịu trách nhiệm về
quản lí điện, gas, viễn thông (và sắp tới có
thể quản lí thêm nước).
- Pháp luật về thị trường vốn: Luật ngân
hàng, Luật chứng khoán...
Luật thương mại của Đức ban hành năm
1800, đến nay đã qua nhiều lần sửa đổi bổ
sung theo hướng hiện đại hoá. Đây là luật áp
dụng cho các thương gia, phạm vi điều chỉnh
bao gồm các hoạt động thương mại, vấn đề
uỷ nhiệm và Luật công ti. Theo GS.TS. Jugen
Kebler, hiện tại Luật thương mại chỉ điều
chỉnh các công ti đối nhân (công ti hợp danh,
công ti hợp vốn đơn giản, công ti nặc danh),
còn các loại công ti khác như công ti cổ
phần, công ti TNHH đã được điều chỉnh bởi
luật khác song vẫn thuộc phạm vi của pháp
luật thương mại.
Qua trao đổi, các chuyên gia trong nước
và nước ngoài nhận thấy pháp luật của Đức
và Việt Nam về vấn đề này có một số tương
đồng và khác biệt. Pháp luật của 2 nước đều
có sự phân biệt pháp luật thương mại và pháp
luật dân sự căn cứ vào chủ thể thực hiện giao
N
* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội