Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Toạ đàm về một số thuật ngữ tội phạm học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Th«ng tin
t¹p chÝ luËt häc sè 7/2009 75
TS. TrÇn H÷u Tr¸ng *
ược phép của Hiệu trưởng Trường Đại
học Luật Hà Nội, ngày 8/4/2009, Tạp
chí Luật học phối hợp với Trung tâm tội
phạm học thuộc Khoa luật hình sự tổ chức
buổi tọa đàm về một số thuật ngữ tội phạm
học. Tham dự buổi tọa đàm có các nhà khoa
học hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về
tội phạm học ở Việt Nam như: GS.TS.
Nguyễn Ngọc Hoà - Phó hiệu trưởng Trường
Đại học Luật Hà Nội, Phó tổng biên tập Tạp
chí Luật học; GS.TS. Đỗ Ngọc Quang - Viện
trưởng Viện nghiên cứu tư vấn chính sách,
pháp luật và phát triển; GS.TS. Hồ Trọng Ngũ
- Uỷ ban quốc phòng an ninh của Quốc hội;
PGS.TSKH. Lê Cảm - Giám đốc Trung tâm
luật hình sự, tội phạm học - Khoa luật Đại
học quốc gia Hà Nội; PGS.TS. Nguyễn Tất
Viễn - Giám đốc nhà xuất bản Tư pháp;
PGS.TS. Lê Thị Sơn, Phó hiệu trưởng Trường
Đại học Luật Hà Nội, Thư kí toà soạn Tạp
chí Luật học; TS. Nguyễn Ngọc Chí - Khoa
luật Đại học quốc gia Hà Nội; TS. Phạm Văn
Tỉnh - Viện nhà nước và pháp luật, Viện
khoa học xã hội Việt Nam.
Mở đầu, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà, chủ
tọa buổi tọa đàm đã nêu rõ: Mục đích của
cuộc tọa đàm là tập trung làm rõ thực tế sử
dụng một số thuật ngữ trong tội phạm học
hiện nay ở nước ta, không đi sâu trao đổi về
nội dung chi tiết của các khái niệm, thuật
ngữ. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học cùng
nhau trao đổi để có thể thống nhất được cách
sử dụng một số thuật ngữ khoa học của tội
phạm học. Trong trường hợp không đạt được
sự thống nhất thì các nhà khoa học cũng cho
ý kiến về việc chấp nhận các cách sử dụng
khác nhau về thuật ngữ khoa học nào đó.
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà cũng hướng
cuộc tọa đàm vào các vấn đề chính sau:
- Về cách hiểu khái niệm “tội phạm”
trong tội phạm học và phân biệt khái niệm
này với khái niệm “tội phạm” được sử dụng
trong khoa học luật hình sự.
- Về cách hiểu khái niệm “tình hình tội
phạm” - hiểu theo nghĩa là tình hình của hiện
tượng tội phạm hay theo nghĩa là khái niệm
trong tội phạm học tương ứng với khái niệm
tội phạm trong luật hình sự.
- Về cách hiểu cụm từ “nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm”; “nguyên
nhân và điều kiện của tội phạm”, “nguyên
nhân của tội phạm”…
- Về cách sử dụng các cụm từ “đấu
tranh phòng, chống tội phạm”; “đấu tranh
chống và phòng ngừa tội phạm”; “phòng ngừa
tội phạm”...
Sau đây tác giả xin tóm lược các ý kiến
trao đổi của các nhà khoa học trong buổi toạ
đàm theo các nội dung trên.
Đ
* Giảng viên Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội