Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức xêmina trong dạy học môn giáo dục học ở đại học theo tiếp cận năng lực
PREMIUM
Số trang
166
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1282

Tổ chức xêmina trong dạy học môn giáo dục học ở đại học theo tiếp cận năng lực

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

------------

NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

Tổ chức xêmina trong dạy học môn

Giáo dục học ở đại học theo tiếp cận

năng lực

Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử Giáo dục học

Mã số: 62.14.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Thị Tuyết Oanh

2. PGS. TS. Võ Nguyên Du

HÀ NỘI - 2014

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Bích Liên

ii

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan................................................................................................................i

Mục lục........................................................................................................................ii

Danh mục viết tắt ........................................................................................................v

Danh mục bảng ..........................................................................................................vi

Danh mục biểu đồ .....................................................................................................vii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................1

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...................................................................................2

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU..................................................2

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC...................................................................................3

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...................................................................................3

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................3

7. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................3

8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ...........................................................................5

9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI............................................................................5

10. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................6

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY HỌC

MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ................... 7

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ....................................................................7

1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài ..................................................................7

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam...................................................................13

1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI ...............................................20

1.2.1. Hình thức tổ chức dạy học ở đại học ..........................................................20

1.2.2. Xêmina trong dạy học ở đại học.................................................................22

1.2.3. Năng lực......................................................................................................24

1.2.4. Tiếp cận năng lực........................................................................................27

iii

1.2.5. Tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận năng lực .............27

1.3. LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY HỌC MÔN

GIÁO DỤC HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC............................28

1.3.1. Dạy học ở đại học theo tiếp cận năng lực...................................................28

1.3.2. Hình thức xêmina trong dạy học ở đại học theo tiếp cận năng lực ............31

1.3.3. Tổ chức xêmina trong dạy học môn Giáo dục học ở đại học theo tiếp

cận năng lực ..........................................................................................................35

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................52

Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY

HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC....... 53

2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT ...................................................53

2.1.1. Mục đích khảo sát.......................................................................................53

2.1.2. Đối tƣợng khảo sát......................................................................................53

2.1.3. Nội dung khảo sát .......................................................................................53

2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát.................................................................................53

2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT .....................................................................................53

2.2.1. Thực trạng học tập môn GDH của SV........................................................53

2.2.2. Thực trạng nhận thức về xêmina và xêmina trong dạy học môn Giáo

dục học theo TCNL...............................................................................................58

2.2.3. Thực trạng tổ chức xêmina trong DH môn GDH ở đại học theo tiếp

cận năng lực ..........................................................................................................70

2.2.4. Đánh giá thực trạng.....................................................................................78

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................85

Chƣơng 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY HỌC MÔN

GIÁO DỤC HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ......................86

3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP......................................................86

3.1.1. Đảm bảo mục tiêu đào tạo ..........................................................................86

3.1.2. Đảm bảo phù hợp với nhu cầu, hứng thú của SV.......................................86

iv

3.1.3. Đảm bảo khả năng ứng dụng ......................................................................87

3.1.4. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra .....................................................87

3.2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO

DỤC HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC.......................................87

3.2.1. Xây dựng chủ đề xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận năng lực ...87

3.2.2. Xác lập quy trình tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo TCNL.......96

3.2.3. Hƣớng dẫn sinh viên một số kĩ thuật tham gia xêmina ............................104

3.2.4. Thiết lập điều kiện hỗ trợ để tổ chức xêmina ...........................................120

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................125

Chƣơng 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM............................................................126

4.1. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC NGHIỆM...............................................126

4.1.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm .........................................................126

4.1.2. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả thực nghiệm......................................128

4.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ...........................................................................132

4.2.1. Phân tích kết quả thực nghiệm lần 1.........................................................132

4.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm lần 2.........................................................138

4.2.3. Đánh giá về hiệu quả của các biện pháp tổ chức thực nghiệm.................143

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................146

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................147

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ...........................................151

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152

PHỤ LỤC ............................................................................................................. 1PL

v

DANH MỤC VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

Bộ GD & ĐT Bộ Giáo dục và đào tạo

ĐH, ĐHCT Đại học, Đại học Cần Thơ

ĐHSP, KSP Đại học sƣ phạm, Khoa sƣ phạm

GV, SV, SVSP, HS Giảng viên, sinh viên, sinh viên sƣ phạm, học sinh

DH, GD, GDH Dạy học, giáo dục, Giáo dục học

HT, HTTCDH Hình thức, hình thức tổ chức dạy học

QTDH, PPDH Quá trình dạy học, phƣơng pháp dạy học

KN, NL, TCNL Kỹ năng, năng lực, tiếp cận năng lực

PTNL, NLSP Phát triển năng lực, năng lực sƣ phạm

KH, KHGD Khoa học, Khoa học giáo dục

KTSP, TTSP Kiến tập sƣ phạm, Thực tập sƣ phạm

HĐ, CLB Hoạt động, Câu lạc bộ

TLHT, KQHT Tài liệu học tập, Kết quả học tập

PTKTDH Phƣơng tiện kĩ thuật dạy học

TN, ĐC Thực nghiệm, đối chứng

ĐTB, ĐLC, ThB Điểm trung bình, Độ lệch chuẩn, Thứ bậc

THPT Trung học phổ thông

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức của SV về mục đích học tập môn GDH...............................54

Bảng 2.2. Đánh giá của GV về mục đích học tập môn GDH của SV....................55

Bảng 2.3. Tự nhận xét biểu hiện của SV trong giờ học môn GDH .......................56

Bảng 2.4. Đánh giá của GV về biểu hiện của SV trong giờ học môn GDH..........57

Bảng 2.5. Nhận thức của SV về khái niệm xêmina trong dạy học ........................58

Bảng 2.6. Nhận thức của GV về khái niệm xêmina trong dạy học........................59

Bảng 2.7. Nhận thức của GV về đặc trƣng của xêmina trong dạy học..................60

Bảng 2.8. Đánh giá của SV về khả năng PTNL nghề của các HĐ sƣ phạm..........62

Bảng 2.9. Tự đánh giá của SV về NL nghề ...........................................................63

Bảng 2.10. Đánh giá của GV về khả năng PTNL nghề khi tổ chức xêmina

trong DH ................................................................................................66

Bảng 2.11. Nhận thức của GV về ý nghĩa của xêmina trong dạy học môn

GDH theo TCNL ...................................................................................68

Bảng 2.12. Nhận thức của SV về ý nghĩa của xêmina trong DH môn GDH

theo TCNL.............................................................................................69

Bảng 2.13. Ý kiến của GV về mục tiêu tổ chức xêmina trong DH môn GDH

theo TCNL.............................................................................................73

Bảng 2.14. Ý kiến của GV và SV về chủ đề xêmina trong DH môn GDH theo TCNL .....74

Bảng 2.15. Đánh giá về HĐ của GV khi tổ chức xêmina trong DH môn GDH

theo TCNL.............................................................................................75

Bảng 2.16. Đánh giá của GV và SV về HĐ của SV khi tham gia xêmina ..............76

Bảng 2.17. GV đánh giá về biểu hiện NL của SV khi tham gia xêmina trong

DH môn GDH........................................................................................78

Bảng 2.18. Khó khăn của GV khi tổ chức xêmina trong DH môn GDH theo TCNL .......79

Bảng 2.19. Khó khăn của SV khi tổ chức xêmina trong DH môn GDH theo TCNL ....81

Bảng 3.1. Kế hoạch xêmina trong DH môn GDH theo TCNL..............................90

Bảng 4.1. Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra học phần GDH trƣớc TN lần 1 ...133

Bảng 4.2. Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra học phần GDH sau TN lần 1 ....133

Bảng 4.3. Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra học phần GDH trƣớc TN lần 2 ...138

Bảng 4.4. Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra học phần GDH sau TN lần 2 ........138

Bảng 4.5. Đánh giá của lớp TN1 -TN2 về hiệu quả của các biện pháp thực nghiệm .......143

vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Đánh giá của GV về mức độ cần thiết của việc tổ chức xêmina ........61

Biểu đồ 2.2. Mức độ quan tâm đến NL nghề của SV..............................................61

Biểu đồ 2.3. Mức độ quan tâm của GV đến PTNL nghề cho SV ...........................64

Biểu đồ 2.4. Các HTTCDH GV sử dụng để phát triển NL nghề cho SV ...............65

Biểu đồ 2.5. Đánh giá của SV về vai trò của xêmina đối với việc PTNL...............67

Biểu đồ 2.6. Mức độ sử dụng hình thức xêmina trong dạy học của GV.................71

Biểu đồ 2.7. Đánh giá của SV về mức độ đƣợc tham gia xêmina trong DH

môn GDH............................................................................................72

Biểu đồ 2.8. Ý kiến của GV và SV về ND - PP đánh giá xêmina...........................77

Biểu đồ 4.1. Kết quả đo lƣờng NL của SV lớp TN1 và ĐC1 trƣớc TN lần 1.......134

Biểu đồ 4.2. Kết quả đo lƣờng NL của SV lớp TN1 trƣớc và sau thực nghiệm lần 1 ....135

Biểu đồ 4.3. Kết quả đo lƣờng NL của SV lớp ĐC1 trƣớc và sau TN lần 1.........136

Biểu đồ 4.4. Hứng thú của SV lớp TN1 sau thực nghiệm lần 1............................136

Biểu đồ 4.5. Mức độ tham gia các HĐ của SV lớp TN1.......................................137

Biểu đồ 4.6. Kết quả đo lƣờng NL của SV lớp TN2 trƣớc và sau thực

nghiệm lần 2 .....................................................................................139

Biểu đồ 4.7. Mức độ hứng thú với môn học của SV lớp TN2 sau thực nghiệm........141

Biểu đồ 4.8. Mức độ tham gia các HĐ của SV lớp TN2.......................................142

Biểu đồ 4.9. Tổng hợp ý kiến SV lớp TN về hiệu quả của các BP thực nghiệm...........144

Sơ đồ 3.1. Quy trình tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo TCNL .......97

1

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài ngƣời về

mọi mặt, đòi hỏi mỗi ngƣời phải thực sự năng động, sáng tạo và có những phẩm

chất, năng lực thích hợp. Vì vậy, Bộ GD và ĐT đã xác định là cần tập trung cải tiến

giảng dạy và học tập ở các ngành, bậc học, cấp học nhằm phát huy tính chủ động,

sáng tạo và năng lực tự học của ngƣời học, xem đây là một giải pháp cơ bản để

nâng cao chất lƣợng giáo dục. Chiến lƣợc phát triển giáo dục đến năm 2020 một lần

nữa khẳng định: “Tiếp tục đổi mới phƣơng pháp dạy học và đánh giá kết quả học

tập, rèn luyện theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và

năng lực tự học của ngƣời học”.

Đối với các trƣờng đại học sƣ phạm - nơi đào tạo nguồn nhân lực giáo dục có

trình độ cao cho đất nƣớc càng cần thiết phải nâng cao chất lƣợng cho phù hợp với

nhu cầu nhân lực hiện nay. Trong đó, chỉ thị 15 của Bộ GD và ĐT đã nêu rõ: “Đổi

mới phƣơng pháp giáo dục và đào tạo trong trƣờng sƣ phạm nhằm tích cực hoá hoạt

động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu

của học sinh, sinh viên”. Vì vậy, ứng dụng các hình thức tổ chức dạy học theo

hƣớng tích cực hoá học tập, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV trong

dạy học đại học nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng chuyên môn và nghiệp vụ của

đội ngũ giáo viên tƣơng lai đang là một nỗ lực lớn của các trƣờng sƣ phạm.

Khi nghiên cứu về các hƣớng tiếp cận mới trong đào tạo, tiếp cận năng lực là

một hƣớng tiếp cận chú ý đến phát triển khả năng ngƣời học theo chuẩn đầu ra

nhằm giúp cho quá trình dạy học thực sự đạt hiệu quả. Hƣớng tiếp cận này nhấn

mạnh vai trò của ngƣời học với tƣ cách chủ thể của quá trình nhận thức. DH theo

TCNL, mục tiêu học tập của môn học đƣợc mô tả thông qua các NL. Kết quả học

tập mong muốn đƣợc mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá đƣợc. Tổ chức DH

định hƣớng NL nhằm đảm bảo chất lƣợng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục

tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri

thức vào giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.

Xêmina là một trong những hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học

nhằm phát huy vai trò tích cực, độc lập của SV; đồng thời giúp cho SV bƣớc đầu

2

tiếp cận với những phƣơng pháp nghiên cứu khoa học để trở thành một cán bộ có

trình độ nghiên cứu. Bởi vậy, việc tổ chức xêmina trong DH ở đại học là vô cùng

quan trọng, cần thiết và phù hợp với những yêu cầu về đổi mới dạy học hiện nay ở

các trƣờng ĐHSP hƣớng vào phát triển NL cho ngƣời học.

Môn GDH là một trong những môn nghiệp vụ góp phần không nhỏ trong quá

trình đào tạo sinh viên ngành sƣ phạm. Thực tế, SV chƣa xác định mục tiêu hợp lí,

chƣa có nhu cầu và hứng thú với môn GDH, chƣa có khả năng nghiên cứu và vận

dụng sáng tạo tri thức GDH vào thực tiễn. Việc vận dụng tri thức GDH để rèn luyện

và nâng cao năng lực nghiệp vụ sƣ phạm chƣa đạt hiệu quả cao. Hiện nay, hầu hết

các trƣờng đại học sƣ phạm đã chuyển sang chƣơng trình đào tạo theo học chế tín

chỉ và thƣờng xuyên quan tâm tới việc đổi mới PPDH cũng nhƣ việc sử dụng các

HTTCDH nhằm bồi dƣỡng khả năng tƣ duy độc lập cho SV. Tổ chức xêmina trong

dạy học môn GDH thể hiện những ƣu thế nổi bật và phù hợp với dạy học đại học

hiện đại nhƣng vẫn chƣa đƣợc GV quan tâm nên chƣa phát huy đƣợc hiệu quả tích

cực của hình thức xêmina là góp phần đào tạo giáo viên, cán bộ khoa học có khả

năng nghiên cứu và tự nghiên cứu.

Nghiên cứu về các hình thức tổ chức xêmina ở đại học đƣợc đề cập từ khá

lâu và đã có những kết quả nhất định về lí luận cũng nhƣ thực tiễn. Tuy nhiên, tổ

chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học theo tiếp cận năng lực và các biện

pháp tổ chức xêmina theo tiếp cận năng lực để phục vụ cho quá trình dạy học đại

học ở các trƣờng sƣ phạm thì chƣa có đề tài nào đề cập đến.

Dựa trên những lí do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức

xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học theo tiếp cận năng lực”.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu lí luận và thực tiễn tổ chức xêmina trong dạy học môn Giáo dục

học, từ đó xác định các biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp

cận năng lực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDH ở đại học, góp phần rèn

luyện năng lực nghề cho SV theo chuẩn đầu ra ngành sƣ phạm.

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hình thức tổ chức dạy học ở đại học

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học theo tiếp

cận năng lực.

3

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Dạy học ở đại học theo TCNL là một xu thế tất yếu của xã hội hiện đại nhằm

phát triển năng lực cho ngƣời học. Xêmina là một HTTCDH ở ĐH cũng cần phải

hƣớng vào phát triển NL cho ngƣời học. Tuy nhiên, hiện nay xêmina theo hƣớng

phát triển NL cho SV chƣa đƣợc GV tổ chức có hiệu quả. Nếu xây dựng đƣợc các

biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học sƣ phạm theo TCNL

nhƣ: xây dựng chủ đề xêmina trong dạy học môn GDH theo TCNL, xác lập quy

trình và hƣớng dẫn SV kỹ thuật tổ chức xêmina, đồng thời thiết lập điều kiện hỗ trợ

để tổ chức xêmina trong DH môn GDH theo TCNL thì sẽ phát huy đƣợc vai trò tích

cực của SV, kích thích SV hứng thú với môn học, say mê nghiên cứu khoa học và

góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn GDH, phát triển ở SV những NL nghề

đáp ứng chuẩn đầu ra ngành sƣ phạm.

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học

theo tiếp cận năng lực.

5.2. Xác định cơ sở thực tiễn của việc tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo

tiếp cận năng lực ở các trƣờng ĐHSP và ĐH có đào tạo sƣ phạm.

5.3. Xác định các biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận

năng lực ở các trƣờng ĐHSP và ĐH có đào tạo sƣ phạm.

5.4. Tổ chức thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện

pháp đã xây dựng.

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học theo tiếp cận

năng lực đƣợc xác định cụ thể là các trƣờng ĐHSP và ĐH đào tạo sƣ phạm.

Việc khảo sát và đánh giá đƣợc tiến hành tại: ĐH Cần Thơ, ĐHSP Huế,

ĐHSP Thái Nguyên.

Tổ chức thực nghiệm các biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH

theo tiếp cận năng lực cho sinh viên sƣ phạm tại Trƣờng Đại học Cần Thơ.

7. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu đề tài

7.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH là một hệ thống bao gồm các thành

4

tố có quan hệ mật thiết với nhau nhƣ: mục tiêu tổ chức, chủ đề xêmina, GV-SV,

phƣơng tiện, môi trƣờng và kết quả xêmina. Các thành tố đó không tồn tại độc lập

mà tác động qua lại để thực hiện tốt hoạt động xêmina. Vì vậy, nghiên cứu tổ chức

xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học theo tiếp cận NL là nghiên cứu một hệ

thống các thành tố để góp phần phát triển hình thức dạy học này và nâng cao hiệu

quả dạy học môn GDH.

7.1.2. Phương pháp tiếp cận lịch sử

Tổ chức xêmina trong DH ở đại học không phải là một vấn đề mới. Đối với

dạy học ở đại học, việc áp dụng cái mới đƣợc thực hiện hàng ngày, hàng giờ. Vì

vậy, đổi mới quá trình tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học là một sự

kế thừa. Do nhu cầu về nguồn nhân lực trong xã hội hiện đại có nhiều thay đổi,

không chỉ chú trọng đến tri thức mà rất quan tâm đến NL và khả năng làm việc của

ngƣời học. Nghiên cứu luận án này, chúng tôi tìm ra một hƣớng đổi mới việc tổ

chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên

cứu trƣớc đây về HT xêmina nhằm rèn luyện cho SV một số NL theo chuẩn đầu ra.

7.1.3. Phương pháp tiếp cận hoạt động

Các năng lực nghề của SVSP đƣợc thực hiện thông qua hoạt động học tập

bằng xêmina của họ. Nghiên cứu tổ chức xêmina trong dạy học GDH nhằm phát

triển NL nghề cho SV phải thông qua việc tham gia các hoạt động trong quy trình tổ

chức. Nghĩa là, đề tài đƣợc nghiên cứu thông qua quan sát, đánh giá kết quả hoạt

động học tập cũng nhƣ khả năng thực hiện các NL nghề của SV trong quá trình tổ

chức xêmina môn GDH.

7.1.4. Phương pháp tiếp cận thực tiễn

Nghiên cứu về tổ chức xêmina trong dạy học là để ứng dụng vào thực tiễn

dạy học ở đại học. Khi đa số các trƣờng đại học đã chuyển sang đào tạo theo học

chế tín chỉ, đòi hỏi có sự đổi mới cho phù hợp, thì xêmina thể hiện đƣợc ƣu thế và

khả năng ứng dụng hiệu quả trong dạy học ở đại học. Vì vậy, luận án dựa trên cơ sở

thực tiễn để tìm hiểu và đề ra những biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn

GDH nhằm phát triển năng lực cho SV đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra ngành sƣ

phạm, góp phần đào tạo theo nhu cầu thực tế của xã hội.

7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: Phân tích các tài liệu và hệ thống

hóa lí luận về tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận năng lực.

5

7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Khảo sát thực trạng tổ chức xêmina trong

dạy học môn GDH theo tiếp cận năng lực ở các trƣờng ĐHSP và ĐH có đào tạo SP.

7.2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn: Hỗ trợ cho phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi

7.2.2.3. Phƣơng pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia về tổ chức xêmina

trong dạy học môn GDH ở ĐH theo tiếp cận năng lực.

7.2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm: Hỗ trợ cho phƣơng pháp điều tra và

phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.

7.2.2.5. Phƣơng pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của SV để hỗ trợ cho

phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.

7.2.2.6. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Thực nghiệm các biện pháp tổ chức

xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận năng lực ở SVSP tại trƣờng ĐHCT.

7.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Xử lí các số liệu thu đƣợc từ điều tra thực trạng và thực nghiệm bằng phần

mềm SPSS for Windows 16.0.

8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ

8.1. Dạy học theo hƣớng phát triển NL đòi hỏi các HTTCDH cũng phải hƣớng tới

phát triển NL cho SV. Trong bối cảnh hiện nay, xêmina là một HTTCDH có ƣu thế

để phát triển những NL cần thiết và đặc thù cho SV trong các trƣờng sƣ phạm.

8.2. Tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học theo TCNL phù hợp với chƣơng

trình đào tạo theo tín chỉ ở các trƣờng ĐHSP, tạo điều kiện rèn luyện cho SV năng lực

tham gia xêmina và phát triển ở SV NL nghề theo chuẩn đầu ra ngành sƣ phạm.

8.3. Để tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH hƣớng vào phát triển NL của SV

đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra cần đƣợc thực hiện trên cơ sở xác định mục tiêu tổ chức

xêmina, xây dựng chủ đề xêmina, thiết kế, tổ chức HĐ của GV-SV trong quá trình xêmina

và đánh giá kết quả xêmina theo TCNL.

9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Về lý luận, luận án hệ thống hóa, bổ sung và làm sâu sắc thêm những lý luận

cơ bản về tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở ĐH theo tiếp cận NL; chỉ ra

đƣợc các đặc điểm của dạy học theo tiếp cận NL, xác định và phân tích đặc trƣng

của tổ chức xêmina trong DH môn GDH ở ĐH theo tiếp cận NL, xây dựng nguyên

tắc cơ bản của việc tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở ĐH theo tiếp cận

NL, góp phần phát triển lý luận về tổ chức xêmina trong DH môn GDH và lí luận

dạy học đại học.

6

Về thực tiễn, luận án điều tra, phân tích thực trạng nhận thức về xêmina và

xêmina trong DH môn GDH theo TCNL; tổ chức xêmina trong DH môn GDH ở

ĐH theo TCNL; đánh giá thực trạng biểu hiện NL của SV khi tham gia xêmina và

nguyên nhân của thực trạng trên…làm sáng tỏ thực tiễn đào tạo giáo viên hiện nay,

định hƣớng quá trình đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu xã hội.

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu, luận án đã xây dựng đƣợc các

biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở ĐH theo tiếp cận NL nhằm

nâng cao hiệu quả của việc tổ chức xêmina, góp phần phát triển một số NL nghề

cho SV thông qua việc tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH.

10. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án

bao gồm bốn chƣơng:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại

học theo tiếp cận năng lực.

Chương 2: Cơ sở thực tiễn về tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại

học theo tiếp cận năng lực.

Chương 3: Biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học

theo tiếp cận năng lực.

Chương 4: Thực nghiệm sƣ phạm.

7

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY HỌC

MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Nghiên cứu về dạy học đã đƣợc quan tâm từ rất sớm trong lịch sử phát triển

của lý luận DH. Từ thời kỳ khai sáng sự phát triển của giáo dục, ông tổ của nền sƣ

phạm cận đại - J.A. Cômenxki (1592-1670) đã đƣa ra những yêu cầu cải tổ nền giáo

dục theo hƣớng phát huy tính tích cực của ngƣời học. Theo ông, DH phải làm thế

nào để ngƣời học tự tìm tòi, suy nghĩ rồi tự nắm bắt lấy bản chất của sự vật hiện

tƣợng. Ông khẳng định: GD có mục đích đánh thức NL nhạy cảm, phán đoán đúng

đắn, phát triển nhân cách… Hãy tìm ra phƣơng pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn,

HS học nhiều hơn.

Khởi đầu từ quan điểm đó, rất nhiều nhà giáo dục lỗi lạc đã quan tâm nghiên

cứu để tìm ra hƣớng đi đúng đắn cho quá trình dạy học, nhằm phát huy cao nhất sự

tích cực, độc lập sáng tạo, khả năng tìm tòi, khám phá của ngƣời học trong dạy học.

Chúng ta không thể không nhắc đến những nhà giáo dục vĩ đại nhƣ: J.J.Ruseau

(1712-1778), Pextalogi (1746-1827), Distecverg (1790-1886), K.D.Usinxki (1824-

1870)…. Các tác giả nhấn mạnh phƣơng thức học tập bằng con đƣờng tìm tòi, khám

phá và bằng sự nỗ lực của chính bản thân là vô cùng quan trọng.

Nghiên cứu về dạy học ở đại học cũng đƣợc quan tâm với nhiều phƣơng

pháp và hình thức dạy học phát huy đƣợc vai trò của ngƣời học. Trong đó, hình

thức dạy học xêmina đã đƣợc nghiên cứu khá sớm bởi đây là một hình thức phát

huy tính tích cực học tập của ngƣời học cũng nhƣ phát triển chuyên môn cho ngƣời

dạy. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về đào tạo con ngƣời càng đƣợc quan tâm

nhiều hơn, đồng thời những yêu cầu phát triển khả năng của con ngƣời càng đƣợc

chú trọng hơn. Chính vì thế, trong quá trình dạy học, việc phát triển cao nhất khả

năng của ngƣời học luôn đƣợc chú ý đến và những hình thức, phƣơng pháp dạy học

thực hiện tốt nhất mục tiêu đó sẽ là lựa chọn tối ƣu.

Khi nghiên cứu về xêmina trong dạy học chúng tôi nhận thấy có hai hƣớng

nghiên cứu chính: một là, những nghiên cứu để xây dựng và phát triển hệ thống lý

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!