Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TỔ CHỨC TIÊU CHUẨN HÓA QUỐC TẾ pot
MIỄN PHÍ
Số trang
29
Kích thước
312.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1036

TỔ CHỨC TIÊU CHUẨN HÓA QUỐC TẾ pot

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

I-TỔ CHỨC TIÊU CHUẨN HÓA QUỐC TẾ

1. Khái niệm

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (tiếng Anh: International Organization for

Standardization; viết tắt: ISO hay iso) là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế bao

gồm các đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn các quốc gia. Được thành lập vào ngày

23 tháng 2 năm 1947, tổ chức này đã đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công

nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.

Trong khi ISO xác định mình như là một tổ chức phi chính phủ (NGO), khả

năng của tổ chức này trong việc thiết lập các tiêu chuẩn - thông thường trở thành

luật định thông qua các hiệp định hay các tiêu chuẩn quốc gia - làm cho nó có

nhiều sức mạnh hơn phần lớn các tổ chức phi chính phủ khác, và trên thực tế tổ

chức này hoạt động như một côngxoocxiom với sự liên kết chặt chẽ với các chính

phủ. Những người tham dự bao gồm một tổ chức tiêu chuẩn từ mỗi quốc gia thành

viên và các tập đoàn lớn.

ISO hợp tác chặt chẽ với Hội đồng kỹ thuật điện quốc tế (International

Electrotechnical Commission, viết tắt IEC), là tổ chức chịu trách nhiệm tiêu chuẩn

hóa các thiết bị điện.

Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO)

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standarlization;

viết là ISO hay iso) là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các đại diện từ

các tổ chức tiêu chuẩn các quốc gia. Tổ chức này đã đưa ra các tiêu chuẩn thương

mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.

ISO được thành lập năm 1946 tại Luân Đôn nhưng chính thức bắt đầu hoạt động từ

ngày 23.2.1947. ISO có ba loại thành viên: Thành viên đầy đủ, thành viên thông

tấn và thành viên đăng ký. Thành viên của ISO phải là cơ quan tiêu chuẩn hoá

quốc gia và mỗi quốc gia chỉ có duy nhất một cơ quan/tổ chức đại diện để tham gia

ISO. ISO hiện có 156 thành viên, trong đó có 100 thành viên đầy đủ, 46 thành viên

thông tấn và 10 thành viên đăng ký. Các hoạt động kỹ thuật của ISO được triển

khai bởi 2.959 cơ quan kỹ thuật, trong đó có 192 ban kỹ thuật (TCs), 541 tiểu ban

kỹ thuật (SCs), 2.188 nhóm công tác (WGs) và 38 nhóm nghiên cứu đặc biệt (Ad￾hoc Study groups). Hiện có trên 590 tổ chức quốc tế có quan hệ với các cơ quan kỹ

thuật của ISO. Tính đến hết năm 2005, ISO đã xây dựng được 15.649 tiêu chuẩn

quốc tế và các tài liệu dạng tiêu chuẩn.

ISO là liên đoàn quốc tế của các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và là tổ chức tiêu

chuẩn hoá lớn nhất thế giới hiện nay. Mục tiêu của ISO là thúc đẩy sự phát triển

của công tác tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan nhằm tạo thuận lợi cho

việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới cũng như góp phần

vào việc phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và kinh

tế. Kết quả của các hoạt động kỹ thuật của ISO là các tiêu chuẩn quốc tế ISO.

Phạm vi hoạt động của ISO bao trùm tất cả các lĩnh vực, trừ điện và điện tử (thuộc

phạm vi trách nhiệm của Uỷ ban Kỹ thuật điện quốc tế - IEC). ISO hợp tác chặt

chẽ với Hội đồng kỹ thuật điện quốc tế (International Electrotechnical

Commission, viết tắt IEC), là tổ chức chịu trách nhiệm tiêu chuẩn hóa các thiết bị

điện.

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quớc tế thường được nhắc tới một cách đơn giản là ISO

(đọc là ai zô). Điều này hay dẫn đến sự hiểu lầm rằng ISO là International

Standards Organization, hay là một điều gì đó tương tự. ISO không phải là từ viết

tắt, nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp isos, có nghĩa là tương đương. Trong tiếng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!