Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức “quan phương và phi quan phương” trong kết cấu xã hội làng xã truyền thống huyện Phổ Yên (Thái Nguyên)
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
165.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1753

Tổ chức “quan phương và phi quan phương” trong kết cấu xã hội làng xã truyền thống huyện Phổ Yên (Thái Nguyên)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Dương Văn Hợp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 73 - 78

73

TỔ CHỨC “QUAN PHƯƠNG VÀ PHI QUAN PHƯƠNG” TRONG KẾT CẤU

XÃ HỘI LÀNG XÃ TRUYỀN THỐNG HUYỆN PHỔ YÊN (THÁI NGUYÊN)

Dương Văn Hợp

*

, Đỗ Hằng Nga

Trường Đại Học Khoa Học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Vấn đề đặt ra là trong kết cấu xã hội làng xã Việt Nam cổ truyền có sự tồn tại cả hai hệ thống hành

chính nhà nước – tổ chức “quan phương” và hệ thống tự trị làng xã – tổ chức “phi quan phương”.

Hai hệ thống này cùng đồng thời tồn tại khiến cho chính quyền làng xã là dạng “chính quyền kép”,

trở thành hiện tượng độc đáo ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới ít có. Các tổ chức này được

phản ánh một cách rõ nét qua các bộ luật làng thành văn: hương ước.

Từ khóa: “quan phương”, “phi quan phương”, “chính quyền kép”, làng xã, Phổ Yên

Phổ Yên là một huyện trung du, nằm ở phía

Nam tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với nhiều

huyện khác trong và ngoài tỉnh thuộc cả hai

vùng miền: đồng bằng và miền núi. Là vùng

đất có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế,

văn hóa – xã hội, từ lâu Phổ Yên được chính

quyền trung ương ở mỗi thời kỳ lịch sử quan

tâm và muốn đặt ảnh hưởng, kể cả chính

quyền ngoại xâm. Năm 1858, thực dân Pháp

xâm lược nước ta và chính thức đặt ách thống

trị từ năm 1896 chúng đã biến nước ta thành

“nửa thuộc địa nửa phong kiến” nghĩa là tồn

tại hai thế lực phong kiến và thực dân cùng

nhau cai trị. Trong bối cảnh này, làng xã – nơi

tụ cư sinh sống của người nông dân Việt Nam

– chịu sự thống trị nặng nề. Nhận thức được

vai trò của làng xã Việt Nam trong quá trình

cai trị, bóc lột, đồng thời cũng thấy được mối

nguy hiểm từ tính tự trị của làng xã Việt Nam,

có thể là “pháo đài” chống lại chúng, ngay

buổi đầu đặt ách cai trị thực dân Pháp đã chú

ý tới việc quản lý làng xã.*Biện pháp đưa ra là

nắm lấy làng xã thông qua các địa chủ phong

kiến và Hội đồng kì mục, biến họ thành tay

sai phục vụ cho chính sách khai thác thuộc

địa của chúng “Một tổ chức phức tạp như thế,

dễ bảo như thế một tổ chức mà trong đó

không bao giờ thấy có một viên kì mục nào

hành động đơn độc cả, một tổ chức đã tồn tại

theo truyền thống từ rất xa xưa, tổ chức đó

chúng ta không nên đụng chạm tới, kẻo làm

dân chúng bất bình, xứ sở rối loạn”[1, 62].

*

Tel: 01698330718; Email: [email protected]

Đến những năm 20 của thế kỷ XX, thực dân

Pháp đã tiến hành cải tổ lại tổ chức xã thôn cổ

truyền với hi vọng tận dụng và khai thác

những phương thức tổ chức và quản lý nông

thôn truyền thống của người Việt để dần dần

đưa những người nông dân Việt Nam trung

thành với chế độ bảo hộ, vào nắm các chức vụ

quan trọng hướng hoạt động của bộ máy này

làm việc phục vụ đắc lực cho chính sách đô

hộ của Pháp, “cuộc cải lương hương chính

bắt đầu tiến hành ở Nam kì vào năm 1904 và

chỉ trong khoảng 40 năm đầu thế kỉ XX chúng

đã 7 lần vừa triển khai vừa điều chỉnh ở khắp

Nam, Bắc và Trung kì”[1, 62]. Trong cuộc cải

lương hương chính này thực dân Pháp đã

khôn khéo tận dụng hương ước của làng xã

Việt Nam để đưa luật pháp của Nhà nước bảo

hộ vào lệ làng –“lệ làng hóa phép nước”.

Làng xã Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ

XX, có nhiều chuyển biến sâu sắc về xã hội

và kết cấu xã hội phức tạp trong đó có bộ máy

đứng đầu làng xã. Với sự xuất hiện của các tổ

chức như: Hội đồng kì mục, Hội đồng tộc

biểu, Hộ lại, Chưởng bạ… dưới sự quản lý

của chính quyền thực dân, bên cạnh những tổ

chức truyền thống như Hội đồng lý dịch, Hội

tư văn… làm bộ máy quản lý làng xã trở nên

cồng kềnh hơn.

Hương ước cải lương huyện Phổ Yên hiện

nay còn lại khá nhiều, các bản hương ước chủ

yếu được lập vào những năm 30, 40 của thế

kỷ XX. Chịu ảnh hưởng của chính sách “cải

lương hương chính” mà thực dân Pháp thực

hiện ở các làng xã trong cả nước, các bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!