Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức hôn lễ của người việt và người hoa ở quảng nam: những điểm tương đồng và khác biệt.
PREMIUM
Số trang
73
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
868

Tổ chức hôn lễ của người việt và người hoa ở quảng nam: những điểm tương đồng và khác biệt.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ỌC N N

ỌC SƢ P M

K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC

Tổ chức hôn lễ của ngƣời Việt và ngƣời oa ở

Quảng Nam: Những điểm tƣơng đồng và khác biệt

Sinh viên thực hiện : ặng Thị Mỹ

Chuyên ngành : Cử nhân Lịch sử

Ngƣời hƣớng dẫn : Lƣu Trang

à Nẵng, tháng 5/ 2013

2

MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong thực tế của sự phát triển của xã hội, ở bất kỳ thời đại nào thì hôn nhân

có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, được nhiều người coi trọng. Dân gian

ta có câu: “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà trong ba việc ấy thật là khó thay”. Chính vì

vậy, trong đời sống tinh thần của người Việt thì cưới là một chuyện hệ trọng trong

cuộc đời mỗi người. Hôn nhân xấu hay tốt sẽ liên quan trực tiếp đến hạnh phúc cả

đời người. Để có được niềm vui trong tương lai, thì con người vô cùng xem trọng

việc tổ chức hôn lễ cho mỗi bản thân mình. Họ cho rằng đây chính là yếu tố căn bản

quyết định xem mình sau này sống hạnh phúc hay không.

Lễ cưới hay đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông

báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân.

Với ý nghĩa sâu sắc, lễ này gọi là lễ thành hôn. Mặc khác, đây cũng là hình thức liên

hoan, mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể và hai gia đình. Đây là nghi thức được xã hội

quan tâm.

Mặc dù trong xã hội hiện nay, con người đã nhanh chóng tiếp thu những tinh

hoa văn hóa của nhân loại. Những nền văn hóa bên ngoài vào đã làm thay đổi nhận

thức của một bộ phận nhỏ, đặc biệt là đối với giới trẻ quan niệm về hôn nhân, hôn lễ

ngày càng trở nên đơn giản hơn rất nhiều, lối sống thực dụng được phổ biến, những

giá trị truyền thống, những điều kiêng kỵ trong hôn nhân dần bị phai mờ. Tổ chức

trong hôn lễ chính là thước đo những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt

qua các mối quan hệ với xã hội và cộng đồng. Cho nên, với bất kỳ một cuộc hôn

nhân, phong tục cưới hỏi ở các dân tộc nào thì việc tổ chức hôn lễ ngay từ đầu đã

được đặt tới. Vì vậy, từ khi ăn hỏi cho đến khi kết thúc lễ cưới là quá trình chuẩn bị

cùng với những điều kiêng kỵ và cho rằng kiêng được nhiều điều sẽ tránh được rủi

ro đáng tiết sau này, hay có câu “đầu suôi đuôi lọt”. Để những giá trị trong phong

tục hôn nhân được truyền lưu đến với mọi người cũng như bảo đảm những nét đẹp

trong văn hóa dân tộc không bị lãng quen. Chúng ta cần phải tìm hiểu và nhìn nhận

3

đúng đắn vấn để tránh tình trạng tổ chức lễ cưới xa hoa, lãng phí tiền của ảnh hưởng

đến hạnh phúc lâu dài của hai người.

Tổ chức trong hôn lễ nó còn hàm chứa những giá trị to lớn, không chỉ dừng lại

ở những giá trị vật chất mà còn mang trong mình những giá trị tinh thần quý báu.

Những điều trong tổ chức hôn lễ trên cơ sở của truyền thống lâu đời của cha ông ta

được xem là nét đẹp mà chúng ta cần phải gìn gữi và truyền lưu cho thế hệ sau này,

đồng thời bảo tồn và phát huy những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong

mỗi gia đình Việt.

Quảng Nam từ lâu đã được nhiều người biết đến với biết bao giá trị về những

trang lịch sử hào hùng cùng với con người xứ Quảng thật thà, mặn nồng… đã ăn

sâu vào tâm thức của mọi người phương xa. Tại đây chứa đựng nhiều giá trị văn

hóa vật chất và tinh thần to lớn về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lối sống,

công trình kiến trúc… là một phần trong văn hóa truyền thống của dân tộc.

Để tìm hiểu về phong tục tập quán cũng như tổ chức hôn lễ của dân tộc, để

nhằm góp phần nhỏ bé của mình để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc nói

chung và Quảng Nam nói riêng. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Tổ chức hôn lễ

của người Việt và người Hoa ở Quảng Nam: Những điểm tương đồng và khác

biệt”. Làm đề tài nghiên cứu ra trường của mình. Với mục đích nghiên cứu thông

qua đề tài này sẽ thấy được những giá trị văn hóa trong hôn nhân của vùng đất

Quảng Nam làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Trong phong tục hôn nhân của văn hóa miền Trung nói chung và tỉnh Quảng

Nam nói riêng cũng có một số công trình nghiên cứu về phong tục hôn nhân của

người Việt và cộng đồng người Hoa trên mãnh đất này. Tuy nhiên, phần lớn các

công trình nghiên cứu đã đề cập đến phong tục hôn nhân với những quan niệm, nghi

thức, tục lệ trong hôn nhân… chưa có một đề tài nào đi sâu nào nghiên cứu về

những điểm tương đồng và khác biệt của tổ chức hôn nhân người Việt và người Hoa

tại Quảng Nam.

4

Tại Quảng Nam - Đà Nẵng như cuốn “Ô châu cận lục” của học giả Dương

Văn An nêu khá chi tiết về phong tục xứ Quảng hay cuốn “Địa chí Quảng Nam –

Đà Nẵng” của Nguyễn Đình An và Thạch Phương. Công trình hoàn thành góp phần

rất to lớn cho văn hóa xứ Quảng, trước hết cho nhân dân trong tỉnh những hiểu biết

chính xác về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa… trong đó cuốn sách cũng đã nói đến

phong tục hôn nhân, “lễ cưới hỏi của người Quảng nhìn chung, không có gì khác so

với các vùng khác trong nước” qua các thủ tục cưới hỏi trong hôn nhân của vùng

đất Quảng để truyền lưu văn hóa của dân tộc.

Với cuốn “Phong tục – Tập quán – Lễ hội”, NXB Sở Văn Hóa Thông Tin

Quảng Nam. Có thể nói, cuốn sách bổ ích cho tất cả mọi người xứ Quảng và cả

nước, bởi ai cũng có thể tìm thấy ở đây những điều mình muốn tìm hiểu, muốn tra

cứu về phong tục hôn nhân, tổ chức hôn lễ. Cuốn sách đã đề cập đến tập tục hôn

nhân trong sinh hoạt của người dân Quảng Nam từ thời xa xưa đến hiện đại. Đây là

nguồn tư liệu, sự kiện của địa phương góp phần cho văn hóa Việt Nam.

Với hai cuốn của cùng tác giả “Chí Trung Nguyên (2005), Cư dân Faifo – Hội

An và cuốn Tín ngưỡng dân gian ở Hội An. NXB Trung tâm quản lý bảo tồn di tích

Hội An. Trong đó có nêu được sự tương đồng và khác biệt của hôn lễ Hội An vào

thời trước.

Hai cuốn sách cuối cùng tôi muốn nhắc đến là “Một vài đặc trưng văn hóa cổ

Hội An thời kỳ các chúa Nguyễn” của Tống Quốc Hưng cuốn sách đã giới thiệu về

văn hóa Hội An dưới thời các chúa Nguyễn qua văn hóa làng, xã, tộc họ, tôn giáo

tín ngưỡng, phong tục tập quán… và cuốn “Cộng đồng người Hoa – Minh Hương ở

thương cảng Hội An” của Tống Quốc Hưng cũng đã giới khái quát các vấn đề lịch

sử văn hóa, đời sống văn hóa, phong tục tập quán, hôn nhân của người Hoa.

Như vậy, trên đây tôi đã thống kê một số công trình nghiên cứu có liên quan

về phong tục hôn nhân ở Quảng Nam. Song đến nay vẫn chưa có công trình nghiên

cứu nào về tổ chức hôn lễ của người Việt và người Hoa: Những điểm tương đồng và

khác biệt một cách có hệ thống và qui mô. Vì vậy, qua đề tài này tôi muốn tìm hiểu

về nét đặc sắc mới lạ trong tổ chức hôn nhân của người Việt và người Hoa những

5

điểm tương đồng và khác biệt, trên cơ sở đó để có cái nhìn toàn diện đúng đắn hơn

về phong tục trong hôn nhân của dân tộc ta.

3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

Trên cơ sở lý luận và thực tế trong phong tục hôn nhân của đề tài thì tôi xin

đưa ra mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những

giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc trong phong tục hôn nhân đến với

mọi người. Với những giá trị về phong tục hôn nhân không đơn giản là những nghi

thức, tập tục trong lễ cưới, những điều kiêng kỵ… mà là nó còn chứa đựng những

giá trị to lớn trong đời sống tinh thần. Qua việc nghiên cứu tổ chức hôn lễ của người

Việt và cộng đồng người Hoa. Ở khía cạnh tương đồng có thể là quan điểm chung

về phong tục hôn nhân, tổ chức hôn lễ của hai dân tộc để thấy giá trị tương đồng

trong tập tục hôn nhân của đất nước nhằm góp phần vào vườn hoa văn hóa của dân

tộc thêm màu sắc. Ở khía cạnh khác biệt, đâu là nét đặc trưng của từng dân tộc,

những phong tục đặc sắc nổi bật của người này có mà người kia không có, hay có

mà không đặc sắc nổi bật.

Cùng với những phong tục trong tổ chức hôn lễ tại Quảng Nam sẽ là luồng văn

hóa mới đến mọi người, đặt biệt là đối với giới trẻ ở địa phương có cái nhìn đúng

đắn trong cách tiếp nhận những quan niệm trong tổ chức hôn nhân của mình, không

mơ hồ và thờ ơ với cái đẹp của ông cha ta từ ngàn xưa để lại mà từ đó quý trọng và

học hỏi một cách chân thành.

4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Quảng Nam là vùng đất được coi là cái hồn của miền Trung mang trong mình

với những giá trị về phong tục trong hôn nhân rất phong phú và đa dạng nhiều màu

sắc. Phong tục trong hôn nhân của người Việt và người Hoa còn rất nhiều. Do điều

kiện và phạm vi nghiên cứu của đề tài có giới hạn, nên phạm vi nghiên cứu của đề

tài như sau:

Lựa chọn và nêu lên những giá trị đặc trưng trong tổ chức hôn lễ của người

Việt ở các huyện Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Hội An và người Hoa ở thành

phố Hội An tại địa phương này, để rút ra những điểm tương đồng và khác biệt. Qua

6

những quan niệm về phong tục hôn nhân gia đình, dòng họ, tập tục, nghi lễ, những

kiêng kỵ trong tổ chức lễ cưới.

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tƣ liệu

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình ngoài liên hệ thực tế thì tôi còn sử

dụng các nguồn tài liệu như:

- Tài liệu thành văn

- Sách chuyên ngành

- Các bài viết trong báo chí

- Điền dã

- Iternet

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện được đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp thống kê: Tôi thống kê phân loại những gì có liên quan trong

phong tục hôn nhân, những điều quan trọng trong tổ chức hôn lễ theo từng mảng mà

đề tài nghiên cứu.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Các vấn đề trong phong tục hôn nhân để lựa

chọn những điểm đặc trưng văn hóa của vùng đồng thời làm nổi bật nét văn hóa đó.

Phương pháp khảo sát thực địa tại Quảng Nam: Sử dụng phương pháp này để

có thể thấy được một cách chân thực nhất của việc tổ chức hôn lễ để đưa vào bài

làm có tính thuyết phục. Phương pháp này đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến

độ chính xác của đề tài.

Ngoài phương pháp trên, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn sử dụng một

số phương pháp khác có liên quan nhằm mục đích đạt hiệu quả cao hơn trong quá

trình thực hiện đề tài như: phương pháp phỏng vấn người dân tại địa phương.

6. óng góp của đề tài

6.1. Về mặt khoa học

Qua đề tài tôi muốn nêu nổi bật việc tổ chức trong hôn lễ có tác động rất lớn

đến đời sống tinh thần của con người. Với những giá trị to lớn này làm nên đặc

7

trưng cho văn hóa Quảng Nam nói riêng và nhằm góp phần cho kho tàng văn hóa

cho dân tộc ta nói chung thêm phần phong phú đa dạng. Ngoài ra, đề tài còn cho

những ai có muốn phát triển phong tục tập quán của địa phương mình để phát triển

du lịch, giới thiệu nét đặc trưng cho văn hóa của vùng đất mình cho bạn bè thập

phương.

6.2. Về mặt thực tiễn

Điểm mới của đề tài là khai thác việc tổ chức hôn lễ của người Việt và cộng

đồng người Hoa. Thông qua đề tài sẽ giúp người đọc thấy được giá trị trong việc tổ

chức hôn lễ cần phải gìn giữ truyền lưu trong gia đình, dòng họ.... cho thế hệ mai

sau. Với đề tài là nguồn tư liệu tham khảo rất bổ ích cho những ai đang và sẽ tiếp

tục nghiên cứu về vấn đề này trong tương lai, đồng thời là nguồn thông tin hữu ích

cho các nhà viết sách hay cho các tạp chí và các bài báo.

7. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, nội dung và kết luận đề tài còn có 2 chương:

Chương 1: Vài nét về vùng đất, con người và việc tổ chức hôn lễ của người

Việt và người Hoa ở Quảng Nam

Chương 2: Những điểm tương đồng và khác biệt trong tổ chức hôn lễ của

người Việt và cộng đồng người Hoa ở Quảng Nam

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!