Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những điểm tương đồng và khác biệt trong tổ chức hôn lễ giữa người việt ở huế và đà nẵng
PREMIUM
Số trang
81
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1681

Những điểm tương đồng và khác biệt trong tổ chức hôn lễ giữa người việt ở huế và đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ỌC N N

ỌC SƢ P M

K OA LỊC SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong tổ

chức hôn lễ giữa ngƣời Việt ở uế và à Nẵng

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu

Ngƣời hƣớng dẫn : Lƣu Trang

à Nẵng, tháng 5/ 2013

2

MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà

Cả ba việc ấy đều là gian nan

Như ông bà ta đã nói, thì việc lấy vợ gả chồng là một trong ba việc lớn của

đời người. Trải qua hàng ngàn năm, đến nay quan niệm đó vẫn còn rất đúng.

Theo phong tục Việt, cái gốc của gia đình gọi là hôn nhân. Có hôn nhân mới có

vợ chồng và con cái.

Trong cuộc sống, ngày xưa cũng như ngày nay, đám cưới chính là biểu hiện

của nếp sống xã hội, của nền vǎn hoá dân tộc. Nó vừa kế thừa truyền thống

phong tục, tập quán của dân tộc, vừa được cách tân ngày càng vǎn minh theo sự

phát triển của thời đại. Trong các đám cưới không thể thiếu trầu cau. Nó tượng

trưng cho sự gắn bó bền chặt của tình anh em cũng như lòng chung thuỷ sắt son

trong tình cảm vợ chồng…

Cũng từ đó, trầu cau mang ý nghĩa ” Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Bên

cạnh đó là rượu, gạo, thịt, bánh trái là sản phẩm đặc trưng cua nền vǎn minh

nông nghiệp lúa nước. Mỗi thứ như vậy đều có ý nghĩa nhất định trong vǎn hoá

cổ truyền Việt Nam. Trong ngày cưới, chẳng những cô dâu, chú rể, hai bên cha

mẹ hoan hỉ mà cả họ hàng nội ngoại, bạn bè, làng xóm đều hân hoan chúc mừng

hạnh phúc lứa đôi.

Có thể khẳng định rằng, từ lâu, việc tổ chức hôn lễ đã là một phong tục

không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng, mà ý nghĩa xã hội của nó thể hiện ở

nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, đạo đức, vǎn hoá.

Hôn lễ thường là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đôi thanh niên nam

nữ, sau quá trình tìm hiểu. Nó khẳng định xã hội đã thừa nhận một tình yêu. Hôn

nhân là sự thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm giữa hai người.

Chính vì vậy, có thể thấy hôn nhân là một việc hệ trọng nên có khá nhiều

phong tục phức tạp cả hay lẫn dở tồn tại nhưng cũng có ý nghĩ thật là sâu sắc, và

đầy tính nhân văn.

3

Hôn lễ có quy định chặt chẽ của dân tộc Việt từ trước đến nay không có gì

thay đổi trên nền tảng cơ bản. Ngày nay, cả ba miền Bắc, Trung, Nam vẫn còn

lưu truyền, mỗi nơi có một nét đặc trưng riêng biệt, có thể xem là những bài học

kinh điển trong các nghi thức tổ chức hôn lễ.

Qua khảo sát trên địa bàn Huế, Thành phố Đà Nẵng, nơi có bề dày lịch sử -

những nét đẹp trong phong tục tổ chức hôn lễ của người Việt ở miền Trung cùng

những biến đổi của nó trong thời đại mới sẽ dần sáng tỏ, góp phần không nhỏ vào

hành trang tinh thần của mỗi người dân nơi đây trong thời kì đẩy mạnh xây dựng

thành phố quê hương thành một đô thị hiện đại, năng động, đầu tàu kinh tế của

miền Trung - Tây Nguyên.

Huế và Đà Nẵng cũng nằm trong miền Trung, tuy nhiên việc tổ chức hôn

lễ cũng có những điểm tương đồng và khác biệt. Với mong muốn đem lại một cái

nhìn cụ thể, chân thực và khoa học về những nét tương đồng và khác biệt trong

phong tục tổ chức hôn lễ của người Việt ở Huế, Đà Nẵng đồng thời đề xuất các

biện pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị tích cực của nó, tôi đã mạnh dạn

chọn đề tài “Những điểm tương đồng và khác biệt trong tổ chức hôn lễ giữa

người Việt ở Huế và Đà Nẵng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Mặt khác, khoá luận này cũng là cơ sở để củng cố và hoàn thiện những

kiến thức đã được học, cho nên sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất

định. Nhưng bằng tất cả tâm huyết và niềm đam mê của mình, tôi sẽ cố gắng hết

sức để góp phần nhỏ bé của mình vào hành trình khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn

trong kho tàng văn hoá của dân tộc.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ thời cổ đại, tổ chức hôn lễ, hôn nhân và gia đình luôn đóng một vai trò

quan trọng trong hình thành, nuôi dưỡng và phát triển nhân cách con người, là

nơi hội tụ các giá trị đạo đức, phong tục, tập quán truyền thống và hiện đại. Bất

kì một cá nhân nào với tư cách là chủ thể cơ bản của xã hội đểu mang dấu ấn gia

đình.

Đã có rất nhiều cuốn sách, tác phẩm, đề tài khoa học, công trình nghiên

cứu của các học giả, nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề này

4

Cuốn sách đầu tiên phải kể đến đó là cuốn “Việt Nam phong tục” của tác

giả Phan Kế Bính (Trích trong Đông Dương tạp chí số 24 đến 49 (1913-1914)

Sài Gòn Khai Trí 1973), trong cuốn sách này tác giả không chỉ phản ánh riêng về

phong tục cưới hỏi mà còn giới thiệu rất nhiều những phong tục khác. Cưới hỏi

được đặt dưới nhan đề “Giá thú” nằm ở phần mở đầu “Phong tục trong gia tộc”.

Cùng với cuốn sách trên có rất nhiều cuốn sách khác cũng đều nói về

phong tục tổ chức hôn lễ này. Cuốn “Một trăm điều nên biết về phong tục

Việt Nam” – Tân Việt (NXB Văn hóa dân tộc 1994), cưới hỏi là một trong tổng

số 7 mục của cuốn sách (cùng với sinh dưỡng, giao thiệp, đạo hiếu, tang lễ...).

Trong phần cưới hỏi, tác giả cũng trình bày khá cụ thể những nghi thức và ý

nghĩa của chúng trong cưới hỏi.

Cuốn “Văn hóa phong tục” – Hoàng Quốc Hải (NXB Văn hóa thông tin

2000), sau khi khái quát chung về văn hóa Việt Nam, đều giới thiệu về phong tục

cưới hỏi – một trong những phong tục đậm chất văn hóa của Việt Nam.

Xuất hiện gần đây và cũng khá thu hút sự quan tâm của mọi người với sự

phản ánh phong tục gần với cuộc sống hiện tại, cuốn “Tục cưới hỏi”(Nxb Văn

Hoá – Thông Tin 2003) của hai tác giả Bùi Xuân Mĩ và Phạm Minh Thảo. Tác

giả đi sâu giới thiệu về tục cưới hỏi của người Việt, bao gồm những nghi lễ quan

trọng, không thể thiếu như: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, thỉnh , nạp tệ, thân

nghinh và phân tích chi tiết, cụ thể các nghi lễ. Sau khi giới thiệu về tục cưới hỏi

của người Việt, tác giả còn mở rộng phản ánh phong tục này ở một số dân tộc ít

người như: Tục cưới hỏi của người Mường Bi ( òa Bình), người Nùng, người

Khmer, ... mỗi dân tộc đều mang những nét đặc trưng độc đáo riêng.

Cuốn “Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan (Nxb Khoa

học xă hội Hà Nội, 1956) là một tuyển tập về tục ngữ, ca dao và dân ca

Việt Nam. Sách chia làm 6 phần, trong phần III Quan hệ xã hội gồm các mục:

Tình yêu nam nữ, Hôn nhân gia đình. Sau khi nghiên cứu kĩ ta nhận thấy, tác giả

bao quát ở phạm vi rộng về vấn đề hôn nhân gia đình, cụ thể chỉ ra quan hệ vợ

chồng với những nỗi khổ đau của người phụ nữ do chế độ phong kiến gây nên

qua ca dao.

5

Cuốn sách “Văn học dân gian” – Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Vơ

Quang Nhơn, NXB Giáo dục là cuốn sách tái bản trên cơ sở các cuốn giáo trình

Văn học dân gian (tập 1 và tập 2) của tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên,

in vào những năm 1972 - 1977. Trong phần II “Lịch sử và xã hội, đất nước và

con người trong ca dao dân ca Việt Nam”, tác giả nghiên cứu hai đề tài: Đề tài

trong đời sống riêng tư và đời sống gia đình; Đề tài trong đời sống xă hội. Trong

đề tài đời sống riêng tư và đời sống gia đình thì ca dao dân ca về “tình yêu nam

nữ” là quan trọng nhất. Tác giả phản ánh được các cung bậc của tình yêu, có cả

sự đau khổ mà chủ yếu do cuộc sống nghèo khổ, tục lệ khắt khe trong xă hội

phong kiến và một trong những tục lệ đó chính là tục thách cưới, nộp cheo, tác

giả đã dẫn những bài ca dao phản ánh điều này.

Cuốn “Văn học dân gian” của Lê Chí Quế, Vơ Quang Nhơn, Nguyễn

Hùng Vĩ (NXB Giáo dục, Hà Nội 1990), các tác giả kết hợp phương pháp nghiên

cứu văn học dân gian theo lịch sử và phương pháp loại hình đã phân chia ca dao,

dân ca thành 3 loại: Ca dao, dân ca gắn với nghi lễ phong tục; Ca dao, dân ca gắn

với các hoạt động lao động sản xuất; Ca dao, dân ca trữ tình sinh hoạt. Trong đó

đáng chú ý nhất là phần ca dao, dân ca gắn với nghi lễ phong tục, tác giả có giới

thiệu những bài ca nghi lễ trong sinh hoạt cộng đồng và trong sinh hoạt gia đình

như: hát mừng thọ, mừng nhà mới và đặc biệt là hát mừng đám cưới.

Trong cuốn Đời sống trong Tử Cấm Thành của Tôn Thất Bình ( NXB Trẻ

Tp. Hồ Chí Minh, 2006) là một cái nhìn tổng quát về đời sống vật chất và tinh

thần của những con người sống trong Tử Cấm Thành. Ngoài Vua là nhân vật

trung tâm, còn vây quanh là những người gần gũi: Vương Phi, cung nữ, thị t ,

thái giám, nữ quan… Mỗi mẫu người có một phong cánh sống, tư tưởng riêng.

Ngoài ra tập sách còn kể về các nghi lễ tiết đại khánh, thường triều, cưới hỏi…

và tang ma – nghi lễ cuối dành cho một đời người ở Huế

Tại Đà Nẵng một số nhà nghiên cứu đã có tác phẩm về phong tục tổ chức

hôn lễ của người dân nơi đây như cuốn Tập tục, lễ hội đất Quảng (tập 3, trong

Tổng tập Văn hóa văn nghệ dân gian Quảng Nam- Đà Nẵng ) của Hội Văn nghệ

dân gian Đà Nẵng biên soạn trong đó có phần nói về Tập tục hôn nhân gia đình

của vùng đất xứ Quảng Nam – Đà Nẵng .

6

Ngoài ra, có nhiều bài phân tích, bình giảng, những bài ca dao phản ánh

phong tục cưới hỏi và một số báo cáo khoa học của sinh viên cũng bước đầu

nghiên cứu về vấn đề này. Dù vậy, những nội dung cụ thể còn hạn chế, chưa đi

sâu khai thác các giá trị, ý nghĩa của tín ngưỡng, truyền thống này. Sự phân hóa

vùng miền với những đặc trưng trong tổ chức hôn lễ vẫn chưa được đề cập. Phần

lớn mới chỉ được trình bày sơ lược, còn mang tính khái quát, chung chung, thiếu

thuyết phục và chưa thật sự rõ ràng, hệ thống khi nghiên cứu về những điểm

tương đồng và khác biệt giữa tổ chức hôn lễ của người Huế và người Đà Nẵng,

đặc biệt là các tác phẩm chưa phát hiện được những biến đổi của phong tục này

trong đời sống người dân hiện nay.

Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tôi đã

cố gắng sưu tầm, tập hợp lại và mô tả một cách đầy đủ, khoa học; góp phần tích

cực vào sự phát triển của vấn đề.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Những điểm tương đồng và khác biệt trong tổ chức hôn

lễ giữa người Việt ở Huế và Đà Nẵng” nhằm xây dựng bức tranh tổng thể về

phong tục tổ chức hôn lễ của người Việt ở Huế, Đà Nẵng, và những điểm tương

đồng, khác biệt giữa hai vùng.

Tìm hiểu những nguyên nhân và ưu điểm, hạn chế trong phong tục tổ chức

hôn lễ của người Việt ở Huế, Đà Nẵng

Bên cạnh đó, đề tài mong muốn giúp người Huế và Đà Nẵng thêm hiểu biết

về phong tục văn hóa của quê hương mình. Từ đó sẽ có những suy nghĩ đúng,

hành động đúng trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục

truyền thống này.

4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính mà đề tài hướng đến là phong tục tổ chức hôn lễ của người

Việt ở Huế và Đà Nẵng. Mặc dù nguồn tư liệu tương đối hạn chế, nhưng trong

phạm vi đề tài này tôi cố gắng tìm hiểu và trình bày một cách toàn diện, hệ thống

về phong tục tổ chức hôn lễ của người Việt Huế và Đà Nẵng, những điểm tương

đồng và khác biệt ở các mặt và các vấn đề liên quan.

7

b. Phạm vi nghiên cứu

Phong tục tổ chức hôn lễ có mặt trên khắp đất nước ta, mặc dù mỗi vùng có

một nét văn hóa riêng song việc tổ chức hôn lễ ở mỗi miền trên đất nước ta đều

mang nhiều nét tương đồng và khác biệt. Trong đề tài này, tôi tập trung nghiên

cứu phong tục tổ chức hôn lễ của người Việt ở miền Trung mà cụ thể là Huế và

Đà Nẵng.

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

a. Nguồn tƣ liệu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi khai thác tư liệu từ nhiều

nguồn khác nhau. Trên cơ sở những tài liệu đã tham khảo, chúng tôi chia thành

các nguồn tư liệu sau:

- Tư liệu thành văn: Đây là nguồn tư liệu quan trọng, cung cấp hệ thống kiến

thức cơ bản làm cơ sở nền tảng lý thuyết cho đề tài.

+ Tài liệu cung cấp một cách tổng quát nhất về khái niệm, đặc điểm… của

phong tục tổ chức hôn lễ ở Việt Nam như: 101 điều cần biết về tín ngưỡng,

phong tục Việt Nam của Trương Thìn (Nxb Hà Nội); Cơ sở văn hóa Việt Nam

của Trần Ngọc Thêm ( Nxb Giáo dục); Lễ nghi cưới hỏi tang chế Việt Nam của

Phạm Công Sơn (Nxb Văn hóa Dân tộc).

+ Điều kiện tự nhiên và cư dân Huế và Đà Nẵng, một trong những yếu tố,

điều kiện tác động đến phong tục tổ chức hôn lễ của mỗi vùng được cung cấp khá

đầy đủ, chi tiết trong: Huế Triều Nguyễn một góc nhìn của Trần Đức Anh Sơn

(Nxb Văn hóa thông tin); Từ điển Lịch sử Thừa Thiên Huế của Đỗ Bang (Nxb

Thuận Hóa); Sức sống văn hóa xứ Quảng của Nguyễn Văn Xuân (Nxb Hội Nhà

văn Việt Nam cùng Tạp chí chuyên đề Đô thị); Lịch sử xứ Quảng- Tiếp cận và

khám phá của Hội nghiên cứu lịch sử Đà Nẵng (Nxb Đà Nẵng); Đà Nẵng – Thế

và lực mới trong thế kỷ XXI của Nxb Chính Trị Quốc Gia, Đà Nẵng – Thành tựu

và triển vọng của Hoàng Long Nguyễn (Nxb Đà Nẵng)

+ Phong tục tổ chức hôn lễ của người Việt ở Huế, Đà Nẵng trong một số

sách như : Tập tục xứ Quảng theo một vòng đời của Võ Văn Hòe (Nxb ĐHQG

Hà Nội); Cuốn Tập tục, lễ hội đất Quảng (tập 3, trong Tổng tập Văn hóa Văn

nghệ dân gian Quảng Nam- Đà Nẵng) của Hội Văn nghệ dân gian Đà Nẵng; Đời

sống trong Tử Cấm Thành của Tôn Thất Bình (NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí

Minh)

8

Ngoài ra, các luận văn tốt nghiệp, các công trình nghiên cứu khoa học của

khóa trước, các bài viết trên các website tạo nền tảng, định hướng cho việc hình

thành cấu trúc đề tài, phương pháp trình bày đề tài.

- Tài liệu thực địa: Là nguồn tư liệu sẽ thu thập được trong các chuyến đi

thực tế ở địa phương.

b. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tư liệu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp lôgic

và lịch sử để xem xét các sự vật, hiện tượng, kết hợp với các phương pháp khác

như thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp. Vận dụng các phương pháp đó, trong

quá trình nghiên cứu tôi thực hiện đề tài qua các bước sau:

+ Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm, tập hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội

dung nghiên cứu của đề tài. Tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu đang được lưu trữ

tại các thư viện ở Đà Nẵng, thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế… Ngoài ra,

chúng tôi còn tìm kiếm tư liệu thông qua bạn bè, thầy cô, giáo viên hướng dẫn…

+Thứ hai: Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu, tôi tiến hành phân tích, thống kê

các nguồn tư liệu để tìm ra được tính toàn vẹn, phát hiện ra các mối quan hệ giữa

các vấn đề liên quan từ đó rút ra những kết luận cần thiết liên quan đến nội dung

của đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh đối chiếu

Để rút ra được những điểm tương đồng và khác biệt trong việc tổ chức hôn

lễ giữa người Việt ở Huế và Đà Nẵng, tôi đã sử dụng phương pháp so sánh đối

chiếu về thành phần tham gia, trình tự các nghi lễ, về lễ vật, những kiêng kỵ và

vấn đề liên quan.

- Phương pháp thực địa

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên, tôi tiến hành

nghiên cứu thực địa, khảo sát thực tế các gia đình thông qua việc thu thập các

thông tin từ những người làm trong công tác nghiên cứu, bảo tồn phong tục văn

hóa ở Huế, Đà Nẵng. Đây là phương pháp dùng để kiểm tra – đối chứng sự chính

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!