Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những điểm tương đồng và khác biệt của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm 1929 – 1933 với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đến nay.
PREMIUM
Số trang
68
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1693

Những điểm tương đồng và khác biệt của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm 1929 – 1933 với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đến nay.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SỬ

----------

NGUYỄN THỊ NGA

Những điểm tương đồng và khác biệt của

cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong

những năm 1929 – 1933 với cuộc khủng

hoảng kinh tế thế giới 2008 đến nay

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 2

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................. 0

2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................................. 1

3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................. 2

3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................. 2

3.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2

3.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 2

4. Nguồn tư liệu ................................................................................................................... 2

5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 2

6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................................ 3

7. Cấu trúc của đề tài........................................................................................................... 3

NỘI DUNG .......................................................................................................................... 4

Chương 1: Khái quát chung về khủng hoảng và khủng hoảng kinh tế thế giới........... 4

1.1. Quan niệm về khủng hoảng và khủng hoảng kinh tế .............................................. 4

1.1.1. Khái niệm về khủng hoảng và khủng hoảng kinh tế ........................................... 4

1.1.2. Khủng hoảng kinh tế dưới góc nhìn của giới nghiên cứu.................................... 4

1.1.2.1. Quan niệm về khủng hoảng trong hệ thống lý luận Mácxít............................. 4

1.1.2.2. Quan niệm về khủng hoảng kinh tế của các học giả phương Tây................... 2

1.2. Hình thức biểu hiện và đặc trưng cơ bản của khủng hoảng kinh tế thế giới................ 4

1.2.1. Dấu hiệu và biểu hiện chủ yếu khủng hoảng kinh tế thế giới ............................. 4

1.2.2. Một số đặc trưng cơ bản của khủng hoảng kinh tế thế giới ................................ 4

1.3. Một số loại hình khủng hoảng kinh tế thế giới phổ biến…………………………….4

1.3.1. Khủng hoảng sản xuất thừa……………………………………………………………..4

1.3.2. Khủng hoảng chu kỳ……………………………………………………………………..5

1.3.3. Khủng hoảng cơ cấu……………………………………………………………………..6

1.3.4. Khủng hoảng tiền tệ - tín dụng………………………………………………………...7

1.3.5. Khủng hoảng tài chính…………………………………………………………………..8

4

1.3.6. Tổng khủng hoảng………………………………………………………………………..8

1.4. Một số cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tiêu biểu từ thế kỉ XX đến nay .......... 9

1.4.1. Đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933..................................................... 9

1.4.2. Khủng hoảng nợ khu vực Mỹ LaTinh.................................................................. 11

1.4.3. Khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á (1997 – 1998)..................................... 13

1.4.4. Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.............................................................. 16

Chương 2: Những điểm giống và khác nhau giữa cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới

1929 – 1933 với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đến nay............................. 21

2.1. Những điểm giống nhau………………………………………………………………….21

2.1.1. Nguyên nhân khủng hoảng.................................................................................... 21

2.1.2. Tính chất cuộc khủng hoảng ................................................................................. 22

2.1.3. Cả hai cuộc khủng hoảng đều bắt đầu từ Mỹ……………………......................24

2.1.4. Các lĩnh vực ảnh hưởng ......................................................................................... 25

2.1.4.1. Kinh tế................................................................................................................... 25

2.1.4.2. Chính trị - xã hội.................................................................................................. 28

2.1.5. Tác động của cuộc khủng hoảng........................................................................... 30

2.1.6. Các giải pháp thoát khỏi cuộc khủng hoảng........................................................ 32

2.2. Những điểm khác nhau.............................................................................................. 34

2.2.1. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng........................................................................... 34

2.2.2. Hậu quả của cuộc khủng hoảng ............................................................................ 37

2.2.3. Biện pháp thoát khỏi cuộc khủng hoảng.............................................................. 39

2.3. Bài học kinh nghiệm.................................................................................................. 43

2.3.1. Khủng hoảng kinh tế đối với thế giới................................................................... 44

2.3.1. Khủng hoảng kinh tế thế giới đối với Việt Nam................................................. 46

KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 51

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Khủng hoảng kinh tế là vấn đề không mới trong lịch sử phát triển kinh tế của

nhân loại và là quy luật có tính chu kỳ, song mỗi lần khủng hoảng kinh tế, thì

nguyên nhân và giải pháp khắc phục lại trở thành chủ đề gây tranh luận, tốn nhiều

giấy mực, công sức và thời gian các nhà nghiên cứu.

Kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ suy thoái, đặc biệt là đối với nền kinh

tế Mỹ. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua được coi là cuộc khủng hoảng

trầm trọng nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng 1929- 1933. Mặc dù tác động của nó

đối với các quốc gia khác nhau nhưng không quốc gia nào thoát khỏi khủng hoảng

và nó có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng kéo dài đối với toàn

thế giới. Bong bóng bất động sản Mỹ đã vỡ, và hệ quả là cuộc khủng hoảng tín

dụng dẫn tới sự suy thoái kinh tế. Đã có nhiều kế hoạch giải cứu cũng như biện

pháp hỗ trợ được đưa ra, nhưng nó vẫn chưa đủ sức để ngăn cản bước tiến của cuộc

suy thoái này. Thực tế cho thấy xu hướng toàn cầu hóa là động lực tăng trưởng của

nhiều nước đang phát triển thì đây cũng chính là kênh truyền dẫn khiến cho cuộc

khủng hoảng này lan sang các nước đang phát triển. Nhìn lại lịch sử, nền kinh tế

của chúng ta cũng từng trải qua nhiều cuộc suy thoái và khủng hoảng kinh tế trầm

trọng. Vậy chúng ta có thể học hỏi và nhìn nhận được những gì từ các cuộc khủng

hoảng này để giải cứu nền kinh tế thế giới hiện nay?

Là nước đang phát triển, kinh tế Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới,

chúng ta không thể không tính đến những tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu

đối với việt Nam, không thể không nghĩ tới một số vấn đề nảy sinh ta. Những tác

động của cuộc khủng hoảng hinh tế hiện nay đối với nước ta đang đặt ra rất nhiều

vấn đề cần phải giải quyết trong quá trình thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô của

Chính phủ, như vấn đề chống suy giảm kinh tế, phát triển sản xuất, lạm phát, việc

làm…

Nhằm góp phần hiểu rõ và sâu sắc hơn về các cuộc khủng hoảng kinh tế thế

giới đặc biệt là hai cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 và cuộc khủng hoảng từ năm

2008 đến nay (2008 – 2011), những điểm giống và khác nhau giữa các cuộc khủng

hoảng, để có được cái nhìn vừa cụ thể, vừa tổng quát, từ đó đưa ra được các kinh

1

nghiệm trong thực tiễn ứng phó với khủng hoảng kinh tế hiện nay và trong cả tương

lai về sau. Vì những lý do trên nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Những điểm

tương đồng và khác biệt của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm

1929 – 1933 với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đến nay” làm khóa luận

tốt nghiệp.

2. Lịch sử vấn đề

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là một sự kiện mang tính thời sự. Do đó

cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu mang tính hệ thống và tổng thể

về cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên trong khuôn khổ các bài nghiên cứu theo từng

vấn đề, từng khía cạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã được công bố trên

một số tác phẩm như:

- Khủng hoảng kinh tế thế giới những vấn đề lý luận và kinh nghiệm,

PGS.TS Phạm Quốc Trung, TS. Phạm Thị Túy (2011), Nxb Chính trị quốc gia.

Cuốn sách đã cung cấp những quan điểm lý luận về khủng hoảng kinh tế, phân tích

và nhận định cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay trên cả góc độ lý luận và thực tế,

giúp chúng ta có cái nhìn sáng rõ hơn về khủng hoảng kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó còn có các bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành như:

Võ Đại Lược với bài “Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay và những tác động”, tạp

chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 10, năm 2008; Nguyễn Huy

Hoàng với “Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tác động của nó tới các nền kinh tế

Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7, (2009); 25. Bài viết

“Khủng hoảng tài chính – tín dụng ở Mỹ và một số vấn đề với Việt Nam”, của hai

nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Tuấn, Vũ Đăng Linh in trên Tạp chí Châu Mỹ ngày

nay, số 2 năm 2009…

Vì là một sự kiện đã, đang và có khả năng diễn ra trong tương lai do đó cách

đánh giá và nhìn nhận vấn đề chưa có sự thống nhất. Đây chính là điều kiện thuận

lợi và cũng hết sức khó khăn cho tác giả khi làm đề tài này. Xuất phát từ thực tế đã

trình bày, tôi cũng cố gắng trình bày có hệ thống khi so sánh hai cuộc khủng hoảng

kinh tế thế giới 1929 - 1933 với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đến nay,

tác động của nó đối với sự phát triển của thế giới trong tương lai, cũng như các giải

pháp, bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng.

2

3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- So sánh hai cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 với cuộc khủng

hoảng kinh tế thế giới 2008 đến nay.

3.2. Mục đích nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn góp phần làm rõ nét hơn về cuộc

khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các quốc gia nói

riêng và thế giới nói chung. Kết quả đề tài này tôi mong muốn nó sẽ trở thành tài

liệu tham khảo có ích đối với những người yêu thích lịch sử, quan tâm đến các vấn

đề sự phát triển kinh tế trên thế giới.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Khủng hoảng kinh tế thế giới là một vấn đề lớn, để nghiên cứu vấn đề này

cần phải có cái nhìn tổng thể, bao quát tất cả các sự kiện đã và đang diễn ra trên thế

giới từ năm 1929 đến nay (2011). Do đây là vấn đề mang tính quốc tế và diễn ra

trong các thời điểm khác nhau, xuất phát từ khả năng còn nhiều hạn chế, cùng với

nguồn tư liệu ít, thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu vấn

đề so sánh hai cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 với cuộc khủng hoảng

kinh tế thế giới 2008 đến nay.

4. Nguồn tư liệu

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tôi sử dụng nguồn tư liệu thành văn

như sách, báo, tạp chí, các website có nội dung liên quan đến hai cuộc khủng hoảng

kinh tế thế giới 1929 - 1933 và 2008 đến nay. Các tài liệu này được cung cấp tại

Thư viện Tổng hợp Đà Nẵng, Thư viện Tổng hợp Huế, Thư viện Trường đại học sư

phạm Đà Nẵng, Thư viện Trường đại học sư phạm Huế, Thư viện Trường đại học

Khoa học Huế và các nhà sách trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở các tài liệu thành văn đã được thu thập từ nhiều thể loại khác

nhau, sau khi tiến hành chọn lọc phân loại và sử lý tư liệu, sử dụng kết hợp nhiều

phương pháp như: Phương pháp luận sử học, phương pháp lịch sử, phương pháp

logic, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê phân loại, phương pháp lựa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!