Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1858 – 1945) ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố đà nẵng
PREMIUM
Số trang
151
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
987

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1858 – 1945) ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

z

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

-----***-----

VƯƠNG THỊ NGỌC PHAN

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG

DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1945) Ở TRƯỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

ThS. ĐẶNG THỊ THÙY DƯƠNG

ĐÀ NẴNG, KHÓA HỌC 2016 – 2020

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết

quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất

kì một công trình nào khác.

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020

Tác giả khóa luận

Vương Thị Ngọc Phan

3

Lời cảm ơn!

Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn:

- Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng;

- Phòng Đào tạo Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng;

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng;

- Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng;

- Quý thầy (cô) giáo thuộc tổ Lý luận và Phương pháp dạy học môn

Lịch sử, quý thầy (cô) giáo khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm

Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

- Ban Giám hiệu và giáo viên giảng dạy môn Lịch sử trường THPT

Nguyễn Trãi (thành phố Đà Nẵng).

- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến

Cô giáo ThS. Đặng Thị Thùy Dương đã tận tình hướng dẫn,

chỉ bảo để tôi hoàn thành khóa luận này.

- Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn lo lắng,

động viên và ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020

Tác giả khóa luận

Vương Thị Ngọc Phan

4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

Lời cảm ơn!

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................7

DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................9

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................10

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................10

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ....................................................................11

2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .......................................................11

2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam.........................................................12

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................14

3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................14

3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................14

4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................................14

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU................................................................................15

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................15

6.1. Phương pháp luận ..........................................................................................15

6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể....................................................................15

7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.......................................................16

8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................16

9. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN .................................................................................17

NỘI DUNG...................................................................................................................18

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT

ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ..........18

1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................18

1.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài “tổ chức hoạt động trải

nghiệm” ..................................................................................................................18

1.1.2. Phân loại hoạt động trải nghiệm ................................................................24

1.1.3. Bản chất và quy trình tổ chức HĐTN trong DHLS...................................26

5

1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm đối với việc

thực hiện mục tiêu môn học ở trường phổ thông. ...............................................33

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường trung học

phổ thông...................................................................................................................38

1.2.1. Mục đích điều tra.........................................................................................38

1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................39

1.2.3. Nội dung điều tra .........................................................................................39

1.2.4. Phương pháp điều tra..................................................................................40

1.2.5. Xử lí kết quả điều tra và rút ra kết luận về thực trạng vấn đề tổ chức

hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1945) ở

trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...............................................40

Chương 2: NỘI DUNG LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1945) CẦN KHAI THÁC

ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY

HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...........................................................................................45

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử Việt Nam (1858

– 1945) ở trường THPT ...........................................................................................45

2.1.1 Vị trí của chương trình Lịch sử Việt Nam (1858 – 1945) ở trường THPT45

2.1.2. Mục tiêu của chương trình Lịch sử Việt Nam (1858 – 1945) ở trường

THPT......................................................................................................................45

2.1.3. Nội dung cơ bản của chương trình lịch sử Việt Nam (1858 – 1945)........47

2.2. Nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam (1858 – 1945) cần khai thác để

tổ chức HĐTN cho HS trong DHLS ở trường THPT trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng...........................................................................................................................51

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO

HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1945) Ở

TRƯỜNG THPT

ĐÀ NẴNG.....................................................................................................................62

3.1. Nguyên tắc tổ chức HĐTN cho HS trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858 –

1945) ở trường THPT Đà Nẵng ..............................................................................62

3.1.1. Phù hợp với mục tiêu chung của Chương trình Giáo dục tổng thể, mục

tiêu cấp THPT và yêu cầu môn học Lịch sử ........................................................62

6

3.1.2. Tạo hứng thú cho học sinh .........................................................................63

3.1.3. Đảm bảo phát triển năng lực cho học sinh ................................................63

3.1.4. Công tác chuẩn bị cho việc tiến hành tổ chức HĐTN phải được thực hiện

chu đáo, kỹ lưỡng...................................................................................................64

3.1.5. Cần có sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.........64

3.2. Biện pháp tổ chức HĐTN cho HS trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858 –

1945) ở trường THPT Đà Nẵng ..............................................................................65

3.2.1. Tổ chức DHLS theo phương pháp đóng vai ..............................................65

3.2.2. Tổ chức DHLS theo phương pháp tranh luận...........................................69

3.2.3. Vận dụng quy trình dạy học dự án vào tổ chức hoạt động trải nghiệm

trong các buổi tham quan học tập.........................................................................73

3.2.4. Tổ chức dạy học lịch sử tại thực địa...........................................................81

3.3. Thực nghiệm sư phạm ......................................................................................86

3.3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................86

3.3.2. Đối tượng thực nghiệm ...............................................................................86

3.3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm.....................................................86

KẾT LUẬN ..................................................................................................................88

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................90

PHỤ LỤC

7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.2. Nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam (1858 – 1945) cần khai thác để

tổ chức HĐTN cho HS trong DHLS ở trường THPT trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng........................................................................................................51

Bảng 3.1. Mẫu kế hoạch thực hiện dự án (theo nhóm)....................................................78

Bảng 3.2. Mẫu kế hoạch thực hiện dự án (cá nhân).........................................................78

Bảng 3.3. Mẫu nhật kí theo dõi hoạt động của học sinh (dành cho giáo viên).................79

Bảng 3.4. Mẫu tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án......................................................79

Bảng 3.5. Mẫu tiêu chí đánh giá sự chuyên cần của học sinh..........................................80

Bảng 3.6. Mẫu lịch trình chi tiết cho buổi tham quan học tập.........................................81

Bảng 4.1. Phân phối tần số điểm tại các giá trị điểm số của lớp thực nghiệm và lớp đối

chứng..........................................................................................................P29

Bảng 4.2.1.3. Phân phối tần số điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm..............................P30

Bảng 4.2.2.1. Các giá trị của lớp đối chứng..................................................................P31

8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Mô hình học tập trải nghiệm của David Koil...................................................28

Hình 6.1. Tường và hào bao quanh di tích thành Điện Hải hiện nay.............................P49

Hình 6.2. Tượng danh tướng Nguyễn Tri Phương tại thành Điện Hải..........................P49

Hình 6.3. Bảo tàng Đà Nẵng được xây dựng trên nền di tích thành Điện Hải...............P50

Hình 6.4. Di tích nghĩa trũng Hòa Vang.......................................................................P50

Hình 6.5. Học sinh trường THPT Hòa Vang thắp nến tưởng niệm các Nghĩa sỹ vào ngày

15/3 tại Nghĩa trũng Hòa Vang..................................................................P51

Hình 6.6. Nhà bia trưởng niệm nghĩa sĩ tại di tích nghĩa trũng Phước Ninh..................P51

Hình 6.7. Một góc di tích nghĩa địa Pháp – Tây Ban Nha.............................................P52

Hình 6.8. Nhà cầu nguyện tại di tích nghĩa địa Pháp – Tây Ban Nha............................P52

Hình 6.9. Toàn cảnh di tích lăng mộ Ông Ích Khiêm....................................................P53

Hình 6.10. Thắp hương tại lăng mộ Ông Ích Đường....................................................P53

Hình 6.11. Cảng Tiên Sa (nơi liên quân Pháp – Tây Ban Nha chiếm đóng từ năm 1858

– 1860).....................................................................................................P54

Hình 6.12. Toà đốc lý Đà Nẵng....................................................................................P54

Hình 6.13. Nhà số 52 – Trần Bình Trọng (Đà Nẵng) – nơi hoạt động của Hội Việt Nam

Cách mạng Thanh niên (xưa).....................................................................P55

Hình 6.14. Căn nhà số 52 – 54 đường Trần Bình Trọng (Hải Châu – Đà Nẵng) ngày

nay............................................................................................................P55

Hình 6.15. Đình Nại Nam............................................................................................P56

Hình 6.16. Đình Bồ Bản...............................................................................................P56

Hình 6.17. Đình Túy Loan...........................................................................................P57

Hình 6.18. Nhà sách Việt Quảng...................................................................................P57

Hình 6.19. Lê Văn Hiến..............................................................................................P58

Hình 6.20. Huỳnh Ngọc Huệ........................................................................................P58

Hình 6.21. Trần Cao Vân.............................................................................................P58

9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GD : Giáo dục

DH : Dạy học

DTLS : Di tích lịch sử

DHLS : Dạy học lịch sử

NL : Năng lực

SGK : Sách giáo khoa

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

LS : Lịch sử

LSVN : Lịch sử Việt Nam

TN : Trải nghiệm

HĐTN : Hoạt động trải nghiệm

HĐTN – HN : Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

PT : Phổ thông

THPT : Trung học phổ thông

GDPT : Giáo dục phổ thông

10

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Triết lý “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn” đã có từ lâu

trong giáo dục. Theo Khổng Tử (551 - 479 TCN) “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những

gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Trong khi đó, nhà triết học Hy

Lạp, Xôcrat (470 - 399 TCN) lại cho rằng “Người ta phải học bằng cách làm một việc

gì đó; Với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi

làm nó”. Nhìn chung, những tư tưởng của các nhà giáo dục, các nhà triết học thời cổ

đại có thể được coi là nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của học qua trải nghiệm. Hiện nay,

trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, với sự phát triển mạnh mẽ của hệ

thống thông tin toàn cầu, đòi hỏi phải trang bị cho người học những kĩ năng, kiến thức

gắn liền với thực tiễn, phát triển năng lực giao tiếp - hợp tác, giải quyết vấn đề - sáng

tạo cho HS.

Ở Việt Nam, thực hiện quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo được nêu trong

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương là: “Tiếp

tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích

cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối

truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,

khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng,

phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa

dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…”. Điều đó cho

thấy, đổi mới mục tiêu, gắn với đổi mới hình thức tổ chức dạy - học, phương pháp dạy

học theo Chương trình mới sau năm 2018 chú trọng đến thực hành, trải nghiệm.

Quán triệt những nguyên lí giáo dục nêu trên, hiện nay, vấn đề đổi mới phương

pháp dạy học theo hướng tăng cường HĐTN cho HS ở trường PT rất được chú trọng.

Cùng với các môn học khác, môn Lịch sử ở trường PT có những ưu thế nhất định trong

việc tổ chức các HĐTN để tạo cơ hội cho HS huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của

các môn học để TN thực tiễn; đồng thời, tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và

hoạt động hướng nghiệp dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV, qua đó hình thành các

năng lực như: hoạt động và tổ chức hoạt động; tổ chức và quản lí cuộc sống; tự nhận

11

thức và tích cực hóa bản thân; định hướng nghề nghiệp; khám phá và sáng tạo... và các

phẩm chất chủ yếu như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Lịch sử Việt Nam (1858 – 1945) là giai đoạn LS gắn liền cuộc đấu tranh bảo vệ

và giành độc lập của nhân dân ta trong giai đoạn đầu chống thực dân Pháp xâm lược và

những biến đổi trong đời sống kinh tế – xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Với những nội

dung cơ bản đó, lịch sử Việt Nam từ (1858 – 1945) có vị trí quan trọng trong tiến trình

phát triển của lịch sử dân tộc cũng như có mối quan hệ mật thiết với với lịch sử địa phương

của các vùng, miền trên cả nước, góp phần GD lịch sử quê hương, đất nước và có những

ưu thế riêng trong việc tổ chức các HĐTN cho HS.

Tuy nhiên, thực tế giảng dạy LS ở các trường THPT hiện nay cho thấy, GV gặp

nhiều khó khăn về điều kiện vật chất, tổ chức, quản lý, đặc biệt là việc tiếp cận cơ sở lý

luận để soi sáng, chỉ đạo việc tổ chức các HĐTN trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam

(1858 – 1945) nói riêng và dạy học LS ở trường PT nói chung.

Xuất phát từ những yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi quyết định

chọn đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt

Nam (1858 – 1945) ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”

làm đề tài khóa luận của mình.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Tổ chức HĐTN trong GD nói chung và tổ chức HĐTN cho HS trong DHLS nói

riêng là một hoạt động GD mới hiện nay, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà

giáo dục học. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã khai thác, tổng hợp và kế thừa

một số nội dung liên quan đến đề tài trong các công trình nghiên cứu của các tác giả

trong và ngoài nước sau:

2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới

Lý luận về HĐTN đã được nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học quan tâm nghiên cứu

từ khá sớm. Trong đó có thể kể đến một số lý thuyết như: Lý thuyết hoạt động nghiên cứu

về bản chất quá trình hình thành con người; Lý thuyết tương tác xã hội đã khẳng định

môi trường xã hội - lịch sử không chỉ là đối tượng, là điều kiện, phương tiện mà còn là

môi trường hình thành tâm lý mỗi cá nhân; Lý thuyết kiến tạo với tư tưởng là quá trình

người học tự kiến tạo, tự xây dựng tri thức cho chính mình. Đặc biệt là, Lý thuyết Học

từ trải nghiệm của David A. Kolb đã chỉ ra rằng “Học từ trải nghiệm là quá trình học theo

12

đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm. Học từ trải

nghiệm gần giống với học thông qua làm nhưng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và

cảm xúc cá nhân”

Hay, trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, do N.G. Đairi (Chủ

biên), cũng đề cập đến tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa. Đồng thời tác giả đã

nêu ra ý kiến thay từ “công tác ngoại khóa” bằng từ “hoạt động ngoài lớp” và đề xuất

một số nội dung cơ bản của hoạt động ngoài lớp trong dạy học LS.

Như vậy, các lý thuyết trên đều khẳng định vai trò, tầm quan trọng của hoạt động,

của sự tương tác, của kinh nghiệm đối với sự phát triển năng lực và hình thành nhân

cách con người.

2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Để chuẩn bị cho việc tiến hành đề án đổi mới căn bản, toàn diện trong ngành GD

theo định hướng phát triển NL của HS theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày

04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương 8, khóa XI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát

hành một số tài liệu liên quan đến nội dung này. Trong Chương trình GDPT Tổng thể

Việt Nam năm 2018, cũng đề cập đến 8 lĩnh vực học tập chủ chốt và hoạt động GD với

tên gọi HĐTN. TN là hoạt động mới được tiến hành ở cả 3 cấp học, được phát triển từ

các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa của chương trình hiện

hành và được thiết kế lại thành các chuyên đề tự chọn để tổ chức giảng dạy cho HS

thông qua các hình thức và phương pháp chủ yếu như: tham quan, dạy học thực địa, hoạt

động xã hội, tình nguyện, trò chơi... Đặc biệt, trong tài liệu tập huấn mới nhất của Bộ

Giáo dục và Đào tạo năm 2015, “Kĩ năng xây dựng và tổ chức các HĐTN sáng tạo trong

trường trung học”, đã cung cấp cho người đọc những vấn đề chung của HĐTN như khái

niệm, đặc điểm; xác định mục tiêu, yêu cầu, xây dựng nội dung và cách thức tổ chức

HĐTN sáng tạo trong trường phổ thông; đánh giá HĐTN với phương pháp và công cụ

cụ thể.

Hiện nay, cũng có nhiều bài báo, bài nghiên cứu về HĐTN được đăng tải trên

nhiều tạp chí và hội thảo chuyên ngành như:

Bài viết “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử ở trường trung

học phổ thông” của Nguyễn Thị Thế Bình – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đăng trên

Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 – 6/2018), tr.32 – 35 đã nghiên cứu về bản chất, ý nghĩa

13

của HĐTN và xác định được quy trình thiết kế và hoạt động tổ chức HĐTN trong dạy

học bộ môn Lịch sử ở trường THPT.

Trong số đặc biệt, kì 1, tháng 10/2017 của “Tạp chí Giáo dục”, tác giả Phan Thị

Hiền với bài viết “Tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích lịch sử địa phương trong

dạy học Lịch sử ở trường trung học sơ sở” đã tìm hiểu về vai trò của HĐTN, phương

pháp tổ chức HĐTN trong DHLS ở trung học cơ sở cho HS, chỉ ra được những năng lực

của HS khi tham gia học tập HĐTN.

Tác giả Vũ Thị The với bài viết “Giáo dục giá trị văn hóa, truyền thống địa

phương cho học sinh trung học phổ thông vùng Tây Bắc thông qua một số hoạt động

trải nghiệm trong dạy học Lịch sử” được đăng trên Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng

8/2018, tr.163 – 166 đã đề cập đến vấn đề GD giá trị văn hóa, truyền thống địa phương

cho HS THPT vùng Tây Bắc thông qua các HĐTN, góp phần thực hiện mục tiêu GDPT.

Qua đó, giúp tôi có thể kế thừa một số vấn đề về lý luận HĐTN, cách thức tiến hành tổ

chức HĐTN một bài học Lịch sử theo hướng dạy học TN.

Hay trong bài viết “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần “Địa lý

du lịch Việt Nam” ở trường đại học Đông Á” của tác giả Đặng Thị Kim Thoa được đăng

trên Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 9/2018, tr.160 – 164 đã làm rõ được quy trình

thiết kế, các phương pháp tổ chức cho sinh viên HĐTN trong dạy học phần “Địa lí du

lịch Việt Nam”, ý nghĩa của HĐTN đối với sinh viên, kết quả đánh giá về (nhận thức

cũng như kỹ năng) học tập của sinh viên thông qua HĐTN bằng những số liệu cụ thể.

Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, chúng ta có thể tham khảo thêm một

số công trình khác và một số bài viết đăng trên các Hội thảo chuyên ngành như: Nguyễn

Thị Liên “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”;

Nguyễn Mậu Đức, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Quang Linh (2016) “Bồi

dưỡng giáo viên xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương

trình giáo dục phổ thông mới” đăng trên Kỉ yếu hội thảo quốc tế “Đào tạo, bồi dưỡng

giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”, Trường Đại học Sư

phạm – Đại học Thái Nguyên; bài viết “Dạy học chủ đề tích hợp kết hợp thiết kế hoạt

động trải nghiệm bằng hình thức trò chơi” của tác giả Nguyễn Mậu Đức, Trần Trung

Ninh đăng trên Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển năng lực sư phạm đội ngũ

14

giáo viên Khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” do Bộ Giáo

dục và Đào tạo – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức...

Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu nêu trên, từ nhiều góc độ khác nhau

đều thừa nhận vai trò quan trọng của việc tổ chức HĐTN cho HS trong DHLS và đề

xuất một số nguyên tắc, phương pháp, biện pháp sư phạm để tổ chức HĐTN cho HS để

đạt chất lượng cao cho bài học LS cũng như phát triển tối đa được các năng lực khác

của HS. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào đề cập một cách toàn diện, đầy đủ,

chuyên biệt về vấn đề tổ chức HĐTN cho HS trong dạy học LSVN (1858 – 1945) ở

trường THPT một cách cụ thể, đầy đủ.

Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu kiến thức từ các nguồn tư liệu trên, tôi mạnh dạn

chọn đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt

Nam (1858 –1945) ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm

đề tài khóa luận của mình.

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm

cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858 – 1945) ở trường trung học phổ

thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”

3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Xác định đối tượng nghiên cứu nói trên, khóa luận tập trung nghiên cứu những

lý luận liên quan đến vấn đề HĐTN nhằm phát triển các năng lực HS từ đó đề xuất một

số nguyên tắc và biện pháp để phát triển các năng lực của HS trong dạy học bài nội khóa

góp phần nâng cao hiệu quả DHLS ở trường THPT.

* Thời gian nghiên cứu: Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1858 đến 1945.

* Không gian nghiên cứu: tại các trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng.

4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu thành công sẽ xác định được các nguyên tắc, biện pháp, phương

pháp tổ chức HĐTN hiệu quả trong dạy học LSVN (1858 – 1945) góp phần nâng cao

hiệu quả bài học LS ở trường THPT, phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên

15

biệt cho HS; phát huy tính tự học, sáng tạo, chủ động của HS; đáp ứng được việc thực

hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết

29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương 8, khóa XI.

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài phải tiến hành các nhiệm vụ cụ thể sau:

* Điều tra xã hội học để phát hiện thực trạng vấn đề dạy học theo hướng tổ chức

HĐTN của HS trong DHLS ở trường THPT.

* Xác định nội dung kiến thức phần LSVN (1858 – 1945) có ưu thế để tiến hành

dạy học theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh trong dạy học Lịch sử

ở trường THPT.

* Nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn dạy học, trên cơ sở đó đề xuất các con

đường, biện pháp sư phạm phát triển các năng lực của HS thông qua HĐTN trong dạy

học LSVN (1858 – 1945) ở trường THPT (chương trình chuẩn) có hiệu quả.

* Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của đề tài.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1. Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của đề tài là Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ

Chí Minh về Lịch sử và giáo dục Lịch sử, chủ yếu là lý luận dạy học bộ môn Lịch sử.

6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

* Điều tra xã hội học: Điều tra GV và HS về vấn đề tổ chức HĐTN trong dạy học

Lịch sử Việt Nam (1858 – 1945) ở trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để tìm

hiểu thực trạng vấn đề nghiên cứu và rút ra nguyên nhân của thực trạng vấn đề nghiên

cứu.

* Nghiên cứu tài liệu:

Nghiên cứu tài liệu giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học nói chung để xác

định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

Nghiên cứu tài liệu Lịch sử, SGK Lịch sử PT nhằm xác định các tri thức lịch sử

cần triệt để khai thác để tổ chức HĐTN cho HS trong DHLS phần Lịch sử Việt Nam

(1858 – 1945) ở trường THPT.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!