Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức hoạt động ngoại khóa về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1651

Tổ chức hoạt động ngoại khóa về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HẢI

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

VỀ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN CỪ TRONG DẠY HỌC

LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT

THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HẢI

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

VỀ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN CỪ TRONG DẠY HỌC

LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT

THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH

Ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Mã ngành: 8.22.90.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nghiêm Thị Hải Yến

THÁI NGUYÊN - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Tổ chức hoạt động ngoại

khóa về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12

ở trường THPT Thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh” dưới sự hướng dẫn của TS.

Nghiêm Thị Hải Yến là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu

trong luận văn là trung thực chưa được công bố.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình

và sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện thuận lợi

để tôi hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS. Nghiêm Thị Hải Yến - người

đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công

trình nghiên cứu này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử, Phòng

Sau đại học của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình

giảng dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học.

Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã khuyến khích động viên tôi

trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................ii

MỤC LỤC...............................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............... iv

MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 2

3. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. ..................... 6

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu......................................... 7

5. Đóng góp của Luận văn ....................................................................... 8

6. Cấu trúc của đề tài................................................................................ 8

NỘI DUNG.............................................................................................. 8

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ

CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN

VĂN CỪ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG ......................................................................................... 9

1.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................... 9

1.1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài.............. 9

1.1.2.Tầm quan trọng của dạy học lịch sử địa phương.......................... 10

1.1.3.Tầm quan trọng của dạy học lịch sử địa phương theo hướng trải

nghiệm sáng tạo và tích hợp liên môn ................................................... 11

1.1.4. Nội khóa và ngoại khóa: .............................................................. 13

1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong DHLS

ở trường THPT....................................................................................... 15

1.1.6. Một số các hoạt động ngoại khóa trong DHLS cho HS lớp 12 trong

trường THPT.......................................................................................... 20

1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.2.1. Vài nét về thực tiễn dạy - học lịch sử ở trường THPT................. 23

1.2.2. Thực tiễn tổ chức hoạt động ngoại khóa trong DHLS ở trường

THPT...................................................................................................... 24

1.2.3. Thực tiễn tổ chức các hoạt động ngoại khóa về Cố Tổng Bí thư

Nguyễn Văn Cừ trong DHLS ở trường THPT....................................... 27

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1......................................................................... 31

Chương 2: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VÀ THIẾT KẾ NỘI DUNG VỀ

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN CỪ TRONG TỔ CHỨC HOẠT

ĐỘNG NGOẠI KHÓA LỊCH SỬ LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT..... 33

2.1. Mục tiêu tổ chức hoạt động ngoại khóa về Tổng Bí thư Nguyễn Văn

Cừ cho HS trong DHLS ở trường THPT ............................................... 33

2.2. Một số yêu cầu khi thiết kế chủ đề và tổ chức hoạt động ngoại khóa

về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trong DHLS ở trường THPT ............. 35

2.2.1. Yêu cầu khi xác định mục tiêu tổ chức........................................ 35

2.2.2. Yêu cầu khi xác định nội dung kiến thức..................................... 36

2.2.3. Yêu cầu khi lựa chọn hình thức và phương pháp tổ chức ........... 37

2.3. Thiết kế những nội dung tìm hiểu về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

trong tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử ở trường THPT................. 38

2.3.1. Tiếp cận, khai thác tài liệu về Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ cho bài

học lịch sử .............................................................................................. 38

2.3.2. Những nội dung về Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ được sử dụng

trong hoạt động ngoại khóa lịch sử lớp 12, ở trường THPT.................. 39

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2......................................................................... 51

Chương 3: HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT

ĐỘNGNGOẠI KHÓA VỀ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN CỪCHO

HS LỚP 12 TRONG DHLS VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT ........ 53

3.1. Hình thức, phương pháp hoạt động ngoại khóa.............................. 53

3.1.1. Đọc sách lịch sử về Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ ..................... 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử về Tổng Bí Thư

Nguyễn Văn Cừ trên mạng Internet....................................................... 56

3.1.3. Thi kể chuyện lịch sử về Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ............. 58

3.1.4. Nói chuyện lịch sử về Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ ................. 60

3.1.5. Thi tìm hiểu và triển lãm hình ảnh về Tổng Bí Thư Nguyễn Văn

Cừ........................................................................................................... 63

3.2. Thực nghiệm sư phạm..................................................................... 64

3.2.1. Thực nghiệm sư phạm hình thức tổ chức cuộc thi tìm hiểu và triển

lãm hình ảnh về Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ cho HS trường THPT

Nguyễn Văn Cừ - Từ Sơn Bắc Ninh...................................................... 64

3.2.2. Thực nghiệm dạ hội lịch sử cho học sinh trường THPT Ngô Gia Tự

- Từ Sơn, Bắc Ninh ................................................................................ 72

3.2.3. Thực nghiệm sư phạm Thăm quan ngoại khóa tại khu nhà tưởng

niệm Nguyễn Văn Cừ cho học sinh khối 12 của Trường THPT Lý Thái

Tổ ........................................................................................................... 85

3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm (Phụ lục 3)...................................... 92

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3......................................................................... 96

KẾT LUẬN........................................................................................... 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 101

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Dạy học lịch sử DHLS

Giáo viên GV

Học sinh HS

Lịch sử địa phương LSĐP

Phương pháp dạy học lịch sử PPDHLS

Sách giáo khoa SGK

Thực nghiệm sư phạm TNSP

Tích hợp liên môn THLM

Trải nghiệm sáng tạo TNST

Trung học cơ sở THCS

Trung học phổ thông THPT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Lịch sử giữ một vị trí quan

trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và truyền thống cho học

sinh. Môn học giáo dục hình thành phẩm chất, lòng yêu nước nồng nàn, khả năng

suy nghĩ độc lập, và nhận thức về kết quả hoạt động của mình đối với người học.

Dạy học tốt bộ môn Lịch sử nhằm góp phần vào thực hiện mục tiêu chiến lược

của Đảng về đào tạo thế hệ trẻ, tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha ông, đưa

đất nước phát triển và hội nhập. Trong đó, những tri thức lịch sử địa phương

chiếm vị trí quan trọng quan trọng. Cùng với các bộ môn khác, môn Lịch sử với

chức năng và nhiệm vụ của mình đã góp phần tích cực vào sự nghiệp: “Đào tạo

con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe và

nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình

thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu

cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [64; 8].

Trên thực tế, tình yêu nước bắt nguồn từ tình yêu quê hương. Nhà văn hoá

Xô Viết Ilyu-E- ren-bua đã từng nói: "Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những

vật tầm thường nhất, yêu các cây trồng trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ

sông ...”. Chính vì thế, trong sự hình thành nhân cách của học sinh, Lịch sử địa

phương có ý nghĩa rất quan trọng. Hiện nay, đất nước đang trên đường đổi mới,

những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động và làm xói mòn đạo đức xã hội,

làm méo mó nhân cách của học sinh, của thế hệ trẻ. Do vậy, việc hình thành cho

học sinh sự hiểu biết về lịch sử địa phương, về những giá trị và truyền thống quê

hương, giáo dục lòng tự hào và ý thức trách nhiệm xây dựng quê hương được

chú trọng trong chương trình giáo dục phổ thông.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của những giá trị lịch sử địa phương, trong

những năm qua Bộ Giáo dục và đào tạo đã có sự quan tâm và chỉ đạo thực hiện

hiệu quả nội dung trên thông qua các đợt tập huấn dạy học lịch sử di sản, danh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nhân địa phương. Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích nhà trường, các địa

phương tự chủ xây dựng chương trình hướng tới tăng thời lượng giảng dạy lịch

sử gắn với vùng miền.

Phần lớn ở các trường THPT Lịch sử địa phương chưa được đặt đúng với

vai trò của nó vì theo phân phối chương trình nội dung này chỉ có 1 đến 2 tiết /

năm. Do đó, có thể nhận thấy công tác giảng dạy lịch sử địa phương còn nhiều

khó khăn vì mâu thuẫn giữa việc tăng thời lượng lịch sử địa phương - di sản và

danh nhân trong chương trình tự chủ với chương trình chung. Nếu tăng số giờ

lịch sử địa phương đồng nghĩa với việc phải cắt giảm chương trình nội dung phần

lịch sử dân tộc và thế giới. Điều này ảnh hưởng đến chương trình chung của Bộ

Giáo dục Đào tạo đã ban hành. Vì nguyên nhân trên nên hiện tượng học sinh

hiểu biết hạn chế về lịch sử quê hương là vấn đề cần quan tâm.

Bắc Ninh là vùng đất địa linh nhân kiệt với bề dày truyền thống văn hóa,

truyền thống cách mạng anh hùng qua mọi thời kỳ của lịch sử dân tộc nên việc

đẩy mạnh giáo dục lịch sử địa phương là trách nhiệm của những nhà quản lí

giáo dục và cũng là trách nhiệm của những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy.

Xuất phát từ lí do khoa học và thực tiễn trên tôi đã quyết định chọn chủ

đề “Tổ chức hoạt động ngoại khóa về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trong dạy

học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh”

làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Những công trình về lí luận dạy học

Cuốn “Những cơ sở lí luận của việc DH”, tập 1 (1971), Rutxo nhấn

mạnh “Đồ vật, đồ vật - hãy đưa ra đồ vật. Tôi không ngừng nhắc đi, nhắc lại

rằng chúng ta lạm dụng quá mức lời nói. Bằng cách giảng dạy ba hoa, chúng

ta chỉ tạo nên những con người ba hoa”, ông đã đề cao các hoạt động thực

hành, thực nghiệm sẽ có tác dụng to lớn trong việc giáo dục trí tuệ và nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

cách cho HS.

Cuốn sách “Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào?” của N.G. Đai - ri

(Tài liệu dịch), các tác giả nêu ra ý kiến thay từ “công tác ngoại khóa” bằng từ

“hoạt động ngoài lớp”. Từ đó, đề xuất một số nội dung cơ bản của hoạt động

ngoài lớp trong dạy học lịch sử.

Như vậy, các nhà giáo dục lịch sử nước ngoài đã rất coi trọng hoạt động

ngoại khóa trong DH. Các tác giả đã đưa ra cách phân loại nội dung và các hình

thức hoạt động ngoại khóa góp phần nâng cao chất lượng dạy - học lịch sử trong

nhà trường phổ thông. Ở nước ta, Bác Hồ đã nhiều lần yêu cầu thầy cô giáo

phải chú ý giáo dục nhiều mặt cho học sinh: đức, trí, thể, mĩ. Trong “Thư gửi

Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc” ngày 25/08/1950, Bác yêu cầu:

“Trong lúc học cũng cần làm cho các cháu vui, trong lúc vui cũng cần làm cho

các cháu học.Ở trong nhà trường, trong xã hội, các cháu đều vui, đều học.”

Trong các cuốn “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, Nxb

Giáo dục, 1987; “Giáo dục học đại cương” của Phạm Viết Vượng - Đặng Vũ

Hoạt, Nxb. Đại học sư phạm, 1996, trong phần Lý luận dạy học có hệ thống

các phương pháp giảng dạy cho học sinh, các tác giả đều cho rằng: “cùng với

những hoạt động chính khóa của nhà trường thì cần phải coi trọng các hoạt

động ngoại khóa cho cuộc sống, hoạt động để từ đó tạo cho các em thói quen

vốn sống thực tế và những hành vi văn minh”.

Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” của tập thể các thầy cô khoa

Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội (xuất bản lần đầu năm 1978 và

tái bản nhiều lần vào các năm 1982, 1992, 1998, 2002, 2009, 2010 do Phan

Ngọc Liên, Trần Văn Trị chủ biên đã khẳng định hoạt động ngoại khóa đóng

vai trò quan trọng có tác dụng to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường phổ

thông. Giáo trình cũng đề ra các hình thức tổ chức, cách thức tiến hành ngoại

khóa để mang lại hiệu quả cao nhất.

Tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tường (đồng chủ biên) viết cuốn “Một số chuyên đề về PPDHLS” cho rằng:

các hoạt động ngoại khóa như dạ hội lịch sử, xây dựng phòng học bộ môn,

phòng truyền thống của trường, trò chơi, đố vui lịch sử, triển lãm, báo tường

nhân các ngày lễ lớn tham quan di tích, “hành quân theo bước chân người anh

hùng”…các hình thức này rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn, nâng cao kiến

thức, tư tưởng trong học Lịch sử.

Sách “Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” của

Nguyễn Thị Côi - Trịnh Tùng - Lại Đức Thụ - Trần Đức Minh, các tác giả

cho rằng: “Tổ chức công tác công ích xã hội trong dạy học lịch sử cho học

sinh là một biện pháp thực hiện nhiệm vụ dạy học. Tổ chức tốt công tác này

góp phần củng cố, làm sâu sắc tri thức lịch sử, giáo dục lòng yêu quê hương

đất nước và phát huy năng lực nhận thức độc lập và phát triển hứng thú và

rèn luyện năng lực thực hành cho học sinh”

Tác giả Phan Ngọc Liên - Nguyễn Đình Kỳ trong “Đổi mới việc dạy học

lịch sử, học sinh là trung tâm” đã đề cập đến một số khía cạnh của hoạt động

ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng bài học lịch sử ở nhà trường phổ thông.

Bên cạnh đó, vấn đề này còn được đề cập đến nhiều trên các tạp chí

trong nhiều bài viết có giá trị góp phần làm phong phú những vấn đề lý luận

và thực tiễn của công tác ngoại khóa lịch sử.

Có thể nói, các tài liệu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy

học nói chung trong và ngoài nước mặc dù được thể hiện qua các ngôn từ và

cách diễn đạt khác nhau nhưng đều có chung một nội dung là đề cao vai trò

và sự cần thiết của việc thực hiện hoạt động ngoại khóa trong DH.

2.2. Những công trình nghiên cứu về cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ:

Cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ là nhà lãnh đạo kiệt xuất mẫu mực của

Đảng ta. Tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về

thân thế, cuộc đời, những đóng góp của Tổng bí thư. Qua khảo cứu, người viết

đề tài nhận thấy những tài liệu liên quan đến cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!