Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề “dao động cơ điều hòa”
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRỊNH VĂN LỊCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ
SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG
DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “DAO ĐỘNG CƠ ĐIỀU HÒA”
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí
Mã số: 60 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH
HÀ NỘI - 2015
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Nền giáo dục Việt Nam hiện nay cần đẩy nhanh tiến trình đổi mới để
rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giáo dục so với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Phương pháp dạy học phải đổi mới theo hướng góp
phần đắc lực hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực, độc lập,
sáng tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học,
hình thành khả năng học tập suốt đời là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, việc
đổi mới về phương pháp dạy học hiện nay còn khá nhiều bất cập.
Trong dạy học hiện nay ở trường phổ thông, phương pháp thuyết trình,
truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều
giáo viên. Trong khi thuyết trình, nhiều giáo viên cũng có cố gắng trong việc
sử dụng phương pháp đàm thoại nhưng lại ít đầu tư xây dựng hệ thống câu
hỏi khiến cho việc đặt các câu hỏi kém chất lượng, không kích thích được tư
duy của học sinh. Việc sử dụng các phương pháp trực quan hiện nay khá hạn
chế. Mặc dù ở tất cả các trường phổ thông đều đã được trang bị hệ thống thiết
bị dạy học tối thiểu nhưng giáo viên ít sử dụng. Tình trạng "dạy chay" vẫn
diễn ra phổ biến. Đặc biệt, hiện nay phần lớn giáo viên nghĩ đến việc sử dụng
máy tính để trình chiếu bài giảng mỗi khi có ý định sử dụng phương pháp trực
quan. Học sinh được quan sát các hình ảnh, video, thậm chí cả kênh chữ trên
máy chiếu thay cho việc được quan sát các dụng cụ thực tế, khiến cho tính
"trực quan" của phương pháp này không còn mang đúng ý nghĩa của nó. Tình
trạng "lạm dụng" công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay vẫn diễn ra phổ
biến. Nhóm phương pháp thực hành có thể nói là một khâu yếu nhất trong nhà
trường phổ thông hiện nay. Mặc dù đã có những bài thực hành bắt buộc trong
chương trình và sách giáo khoa nhưng việc "bỏ qua" chúng vẫn được nhiều
nơi áp dụng.
3
Nhiều thầy cô hiện nay luôn cho rằng: Muốn đổi mới phương pháp dạy
học thì phải đổi mới nội dung dạy học bởi vì nội dung dạy học hiện tại quá tải
với học sinh. Theo chúng tôi, nội dung chương trình SGK không nặng mà do
cách truyền tải của thầy cô giáo luôn đòi hỏi phải theo logic khoa học tuần tự.
Giáo viên chỉ chú trọng vào việc dạy học sao cho học sinh nhớ kiến thức,
không chú ý nhiều đến việc cho học sinh rèn luyện kĩ năng, ít đặt ra các vấn
đề, tình huống liên quan giữa kiến thức và đời sống nên không tạo điều kiện
cho học sinh bộc lộ và trình bày những hiểu biết, cách giải quyết vấn đề của
các em, dẫn đến tình trạng giáo viên tự mình phải hoạt động rất nhiều, còn
kiến thức học sinh lĩnh hội được thì rất nặng nề xa rời thực tế.
Trong lí luận dạy học có ba thuyết dạy học chính là thuyết hành vi,
thuyết nhận thức, thuyết kiến tạo, thực tế qua các đợt tập huấn của Sở GDĐT về đổi mới phương pháp, giáo viên đã được tìm hiểu về ba thuyết này và
thống nhất với quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm. Họ cũng
được tiếp cận các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại để tổ chức hoạt
động học tích cực cho học sinh. Tuy nhiên với tâm lí sợ cháy giáo án, không
thể truyền thụ hết được kiến thức bài học, giáo viên đã không cung cấp đủ
thời gian và sự dẫn dắt cụ thể trong từng hoạt động học nên học sinh chỉ được
hoạt động một cách hình thức và thực sự các em không tự lực tìm ra kiến
thức. Đôi khi giáo viên vận dụng nhiều kĩ thuật dạy học chỉ để biểu diễn trong
các giờ hội giảng nhằm đáp ứng theo đúng tiêu chí của ban giám khảo.
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh
tranh gay gắt đòi hỏi con người phải có nhiều năng lực như: quan sát, tư duy,
tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT và truyền thông, sử dụng ngôn
ngữ, tính toán... nhằm hình thành và phát triển một năng lực đảm bảo sự thành
công trong cuộc sống là phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy
sinh trong thực tiễn. Vì vậy dạy học phải đổi mới theo hướng góp phần đắc
lực hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo
4
của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình thành
khả năng học tập suốt đời .
Tiến tới đổi mới một cách căn bản toàn diện nền giáo dục, Bộ GDĐT
đã ban hành công văn 5555 về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, tổ chức và quản lí các hoạt động
chuyên môn của trường trung học. Một phần nội dung chính của Công văn đã
chỉ rõ : “Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong
sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương
trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên
đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong
điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng,
thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức
cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và
phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.”
Vật lí là môn học gắn liền với những ứng dụng thực tế, các quy luật
định luật vật lí được tìm bằng thí nghiệm, hoặc thí nghiệm để minh chứng cho
sự đúng đắn tin cậy của một định luật vật lý. Việc dạy học vật lí gắn liền với
giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn là việc rất cần thiết. Muốn hình
thành được các loại năng lực cho học sinh trong quá trình dạy học phải tổ
chức để học sinh tự tìm hiểu kiến thức mới trên nền tảng các kiến thức đã
được lĩnh hội dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của thầy. Trong quá trình học sinh
tìm tòi khám phá tìm các phương án giải quyết một vấn đề, một nhiệm vụ do
giáo viên đặt ra, họ sẽ huy động được những hiểu biết vốn có, các kĩ năng làm
việc nhóm, năng lực tư duy định hướng, phân tích, đánh giá tổng hợp,phát
biểu vấn đề…vv.. sẽ dần hình thành.
Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả dạy và học vật lí chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ
5
chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ
thông trong dạy học chuyên đề “Dao động cơ điều hòa”.
2. Mục đích nghiên cứu :
Xây dựng chuyên đề "Dao động cơ điều hòa" và tổ chức hoạt động học
tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh trung học phổ thông.
Thiết kế tiến trình dạy học theo quan điểm dạy học hiện đại.
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát :
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các nội dung kiến
thức trong chương “Dao động cơ” ở trường trung học phổ thông.
3.2 Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động dạy và học chuyên đề “Dao động cơ điều hòa” ở trường
trung học phổ thông.
3.3. Đối tượng khảo sát:
- Học sinh lớp 12A4 trường THPT Xuân Trường -Nam Định (Để điều
tra năng lực trước và sau khi vận dụng đề tài).
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Nếu xây dựng chuyên đề "Dao động cơ điều hòa" và tổ chức hoạt động
học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh trong dạy học chuyên đề đó thì sẽ
nâng cao được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh trong học tập
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT về đổi
mới GD.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận :
+ Lý thuyết tâm lí học.
+ Quan điểm dạy học kiến tạo.
+ Phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học hiện đại.
+ Vấn đề đổi mới phương pháp theo hướng tiếp cận năng lực.
+ Mô hình dạy học theo chủ đề.
6
- Nghiên cứu nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng chương “
Dao động cơ” Vật lý 12 THPT.
- Tìm hiểu thực trạng các mô hình tổ chức hoạt động học cho học sinh
ở môn vật lí nói chung và ở chương “ Dao động cơ” nói riêng.
- Phân tích thực trạng, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng, từ đó đưa ra
những ưu nhược điểm và những đóng góp của đề tài, từ đó đưa ra các kết luận
và kiến nghị.
- Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề “ Dao động cơ điều hòa”.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học
và đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các kết luận được rút ra từ luận văn.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông.
- Xử lí dữ liệu file hình ảnh video tổ chức hoạt động học.
7. Cấu trúc của luận văn:
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chương 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TÍCH CỰC, TỰ LỰC, SÁNG
TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “DAO ĐỘNG
CƠ ĐIỀU HÒA”
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học vật lí
Nhiệm vụ của giáo dục là tạo ra những con người có trí tuệ phát triển,
giàu tính sáng tạo và nhân văn. Trước tình hình đó, nhiệm vụ quan trọng được
đề ra cho các môn học trong nhà trường phổ thông là phải làm sao cho khi
vào cuộc sống, tham gia vào lao động, sản xuất hoặc nghiên cứu khoa học,
HS có thể nhanh chóng tiếp thu được cái mới, thích ứng được với những nhu
cầu của xã hội. Để làm được việc đó, ngoài việc trang bị kiến thức, kĩ năng
cần thiết, các môn học phải tạo ra cho họ tiềm lực nhất định để họ thu được
những hiểu biết xa hơn những gì mà họ đã thu lượm được khi còn ngồi trên
ghế nhà trường. Tiềm lực đó chính là khả năng giải quyết những vấn đề mà
thực tiễn đặt ra, khả năng tự vạch ra con đường để đạt đến những nhận thức
mới, tìm ra giải pháp mới. Tiềm lực đó nằm trong phương pháp tư duy và
hành động một cách khoa học. [1]
Vì vậy, việc dạy học nói chung và dạy học vật lí nói riêng cần phải đổi
mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp, nhất là đổi mới phương pháp dạy
và học sao cho nâng cao tính tích cực, sáng tạo của HS trong dạy học. Để đạt
được điều này, trong quá trình dạy học ở trường phổ thông cần phải tổ chức
HS tham gia vào các HĐ nhận thức phỏng theo HĐ của các nhà khoa học, qua
đó ngoài việc có thể giúp HS trang bị kiến thức cho bản thân, đồng thời còn
cho họ rèn luyện tính sáng tạo khoa học và năng lực giải quyết vấn đề. Vì
vậy, phương pháp dạy học mới hiện nay được xây dựng trên tinh thần dạy học
giải quyết vấn đề thông qua việc tổ chức cho HS HĐ tích cực chiếm lĩnh kiến
thức mà cơ sở của nó là 2 lí thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget
(1896-1980) và Lép Vưgôtski (1896-1934). Việc học tập của HS có bản chất
HĐ, thông qua HĐ của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát
8
triển năng lực trí tuệ cũng như quan điểm đạo đức, thái độ. Như vậy, dạy học
là dạy HĐ. Trong quá trình dạy học, HS là chủ thể nhận thức, GV có vai trò
tổ chức, kiểm tra và định hướng HĐ học tập của HS với phương pháp hợp lí
để HS tích cực chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học các kiến thức
thuộc một môn khoa học cụ thể được hiểu là quá trình HĐ của GV và của HS
trong sự tương tác thống nhất biện chứng của 3 thành phần trong hệ dạy học
bao gồm: GV, HS và tư liệu HĐ dạy học.
Tóm lại, theo quan điểm hiện đại thì dạy học là dạy giải quyết vấn đề;
quá trình dạy - học là hệ thống các hành động có mục đích của GV tổ chức
HĐ trí óc và tay chân của HS, đảm bảo cho HS chiếm lĩnh được nội dung dạy
học với các mục tiêu xác định. Trong quá trình dạy học, GV tổ chức định
hướng hành động chiếm lĩnh tri thức vật lí của HS phỏng theo tiến trình của
chu trình sáng tạo khoa học. Chúng ta có thể hình dung diễn biến của HĐ dạy
học như sau [2]:
- GV tổ chức tình huống (giao nhiệm vụ cho HS): HS hăng hái nhận
nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của
GV, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với nội dung và mục tiêu
dạy học xác định.
- HS tích cực tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định
hướng, giúp đỡ của GV, HĐ học của HS diễn ra theo một tiến trình hợp lí,
phù hợp với những đòi hỏi của phương pháp luận.
- GV chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của HS, bổ sung, tổng kết, khái
quát hóa, thể chế hóa tri thức và kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu
dạy học các nội dung kiến thức đã xác định.
9
1.2. Cơ sở khoa học của việc tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề của học
sinh
1.2.1. Chu trình sáng tạo khoa học
Cơ sở lí luận của việc phát triển khả năng sáng tạo của HS trong quá
trình dạy học là sự hiểu biết những quy luật sáng tạo khoa học tự nhiên. Có
thể trình bày quá trình sáng tạo khoa học bằng chu trình gồm 4 giai đoạn
chính [3] (Hình 1.1): Từ sự khái quát hoá những sự kiện khởi đầu đi đến xây
dựng mô hình trừu tượng của hiện tượng (đề xuất giả thuyết); từ mô hình suy
ra các hệ quả lôgíc; từ hệ quả đi đến thiết kế và tiến hành kiểm tra bằng thực
nghiệm; nếu các sự kiện thực nghiệm phù hợp với hệ quả dự đoán thì giả
thuyết trở thành chân lí khoa học (một định luật, một thuyết vật lí) và kết thúc
một chu trình.
Hình 1.1. Chu trình sáng tạo khoa học
Những hệ quả ngày một nhiều nên phạm vi ứng dụng của các thuyết và
định luật vật lí ngày càng mở rộng. Đến khi xuất hiện những sự kiện thực
nghiệm mới không phù hợp với các hệ quả rút ra từ lí thuyết thì điều đó dẫn
tới phải xem lại lí thuyết cũ và chỉnh lí lại hoặc phải thay đổi mô hình giả
thuyết, lại bắt đầu một chu trình mới, xây dựng những giả thuyết mới, thiết kế
những thiết bị mới để kiểm tra và nhờ đó mà kiến thức của nhân loại ngày
càng phong phú thêm.
Mô hình, giả
thuyết trừu tượng
Các sự kiện
xuất phát Thực nghiệm
Các hệ quả lôgíc