Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức hoạt đông hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề “âm thanh” trong dạy học vật lí lớp 7 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh
PREMIUM
Số trang
153
Kích thước
7.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1497

Tổ chức hoạt đông hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề “âm thanh” trong dạy học vật lí lớp 7 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



ĐỖ THANH HOÀNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ “ÂM THANH” TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ LỚP 7

NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH

Chuyên ngành : Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí

Mã số : 8.14.01.11

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO

DỤC

Đà Nẵng – Năm 2018

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ANH THUẤN

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn Biên

Phản biện 2: TS. Phùng Việt Hải

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Khoa học giáo dục họp tại Trường Đại học Sư

phạm vào ngày 22 tháng 12 năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

- Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa –

hiện đại hóa, thời kỳ của sự bùng nổ tri thức và khoa học công

nghệ. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người, và để

nguồn nhân lực Việt Nam được phát triển về cả số lượng và

chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí cao thì cần phải được

bắt đầu từ giáo dục phổ thông.

Như vậy, đòi hỏi giáo dục đào tạo cũng phải đổi mới

nhằm đào tạo những con người có đủ kiến thức, năng lực, trí

tuệ sáng tạo và phẩm chất đạo đức tốt làm chủ đất nước.

Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta xác định rằng

để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thì phải đổi mới căn

bản, toàn diện nền giáo dục nước ta. Vấn đề đổi mới, căn bản

toàn diện GD&ĐT đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của

các cấp quản lí, giáo viên, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.

Thực tế việc dạy học vật lí ở nước ta còn nhiều bất cập.

Do vậy, để khắc phục bất cập này, một trong những giải pháp

góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo Dự thảo chương

trình giáo dục phổ thông mới là tổ chức hoạt động trải nghiệm

sáng tạo trong dạy học vật lí. Hoạt động trải nghiệm là hình

thức học tập gắn học tập với thực tiễn, gắn giáo dục trong nhà

trường với giáo dục ngoài xã hội, “phá vỡ” không gian lớp học.

Như vây, việc đưa hoạt động giáo dục trải nghiệm vào xây

dựng cấu trúc chương trình giáo dục mới đã cho thấy tầm quan

2

trọng của hình thức dạy học này trong việc nâng cao chất

lượng dạy và học nói chung và dạy học vật lí nói riêng.

Xuất phát từ thực trạng trên cùng với yêu cầu của việc tổ

chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong

dạy học Vật lí, tôi lựa chọn đề tài: Tổ chức hoạt đông hoạt

động trải nghiệm sáng tạo chủ đề “Âm thanh” trong dạy học

vật lí lớp 7 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực

tiễn của học sinh làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

* Trên thế giới

Một trong những lí thuyết trực tiếp của hoạt động trải

nghiệm sáng tạo trong dạy học là Lí thuyết học từ trải nghiệm

của David A Kolb. Trong đó, Kolb đã chỉ ra rằng: “Học từ trải

nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo

ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm học. Học từ trải

nghiệm gần giống với học thông qua làm nhưng khác ở chỗ nó

gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân”.

* Ở Việt Nam

Tác giả PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, trường Đại học

Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trình bày đến sự khác

biệt giữa học đi đôi với hành, học thông qua làm và học từ trải

nghiệm trong bài viết “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo góc

nhìn từ lí thuyết và học từ trải nghiệm”. Trong đó, “học từ trải

nghiệm gần giống với học thông qua làm nhưng khác ở chỗ là

nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân”.

3

3. Mục tiêu của đề tài

Xây dựng nội dung và quy trình tổ chức hoạt động trải

nghiệm sáng tạo chủ đề “Âm thanh” trong dạy học vật lí theo

dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực giải quyết

vấn đề thực tiễn của học sinh lớp 7 trung học cơ sở.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được nội dung và quy trình tổ chức được

hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề “Âm thanh” trong dạy

học vật lí theo dạy học giải quyết vấn đề thì sẽ phát triển được

năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh lớp 7 trung

học cơ sở.

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Lí luận về hoạt động trải nghiệm

sáng tạo.

Nghiên cứu, quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng

tạo trong dạy và học các kiến thức liên quan đến âm thanh của

giáo viên và học sinh lớp 7 trung học cơ sở.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm

sáng tạo trong dạy học ở trường THCS.

Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của việc dạy và học các kiến

thức liên quan đến âm thanh trong dạy học vật lí 7 THCS.

Nghiên cứu các kiến thức khoa học liên quan đến âm

thanh và những ứng dụng của nó trong đời sống và sinh hoạt.

Xây dựng nội dung và quy trình tổ chức các hoạt động

trải nghiệm sáng tạo với chủ đề “Âm thanh”.

4

Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THCS để kiểm

chứng tính khả thi của đề tài.

7. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết; Phương pháp điều tra,

quan sát thực tiễn; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương

pháp thống kê toán học.

8. Đóng góp của đề tài

Xây dựng được nội dung và quy trình tổ chức các hoạt

động trải nghiệm sáng tạo chủ đề “Âm thanh” trong dạy học

vật lí theo dạy học giải quyết vấn đề.

Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn và sự phát

triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh trong

thực nghiệm sư phạm.

9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục

lục, phụ lục khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức hoạt

động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí

Chương 2: Xây dựng, tổ chức dạy học hoạt động trải

nghiệm sáng tạo chủ đề “Âm thanh”

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

1.1. Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn

1.1.1. Khái niệm

“Năng lực GQVĐ thực tiễn là khả năng của một cá nhân

“huy động”, kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến

thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,…

để hiểu và giải quyết vấn đề trong tình huống nhất định một

cách hiệu quả và với tinh thần tích cực”.

1.1.2. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn

Gồm 3 thành tố, mỗi thành tố bao gồm một số hành vi cá

nhân khi làm việc độc lập hoặc khi làm việc nhóm trong quá

trình GQVĐ thực tiễn.

1.1.3. Các biện pháp phát triển năng lực giải quyết

vấn đề thực tiễn

Để phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn cần phải xác định

các biểu hiện của năng lực đó, theo tôi các biểu hiện đó như

sau: Phát hiện/ xác định rõ vấn đề cần giải quyết; Đánh giá

cách làm của mình, khám phá các giải pháp mới; Thực hiện

giải pháp..

1.1.4. Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển năng

lực GQVĐ thực tiễn cho người học

- Đối với HS: Sự hình thành và phát triển năng lực

GQVĐ thực tiễn giúp HS biết vận dụng những tri thức xã hội

vào trong thực tiễn cuộc sống.

6

- Đối với GV: Sự hình thành và phát triển năng lực

GQVĐ thực tiễn giúp GV có thể đánh giá một cách khá chính

xác khả năng tiếp thu của HS và trình độ tư duy của họ, tạo

điều kiện cho việc phân loại HS một cách chính xác.

1.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.2.1. Quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo

trong dạy học

1.2.1.1. Hoạt động trải nghiệm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa Trải

nghiệm hay kinh nghiệm là tổng quan khái niệm bao gồm tri

thức, kĩ năng trong quan sát sự vật hoặc sự kiện đạt được thông

qua tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện đó.

Lịch sử của từ “trải nghiệm” gần nghĩa với khái niệm “thử

nghiệm”. Thực tiễn cho thấy trải nghiệm đạt được thường

thông qua thử nghiệm. Trải nghiệm thường đi đến một tri thức

về sự hiểu biết đến sự vật, hiện tượng, sự kiện.

1.2.1.2. Sáng tạo

Sáng tạo chính là việc tạo ra cái mới. Sáng tạo là tiềm

năng có ở mọi người bình thường và được huy động trong từng

hoàn cảnh sống cụ thể. Mỗi người khi tạo ra cái mới cho cá

nhân, thì sáng tạo đó được xem xét trên bình diện cá nhân, còn

tạo ra cái mới liên quan đến cả một nền văn hóa thì sáng tạo đó

được xét trên bình diện xã hội.

1.2.1.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Theo tôi HĐ TNST là: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là

hoạt động dạy học trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt

7

động thực tiễn trong nhà trường dưới sự hướng dẫn và tổ chức

của giáo viên, qua đó phát triển năng lực của học sinh.

1.2.2. Các đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.2.2.1. Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của

hoạt động

1.2.2.2. Nội dung HĐ TNST mang tính tích hợp và phân

hóa cao

1.2.2.3. HĐ TNST được thực hiện dưới nhiều hình thức

đa dạng

1.2.2.4. HĐ TNST đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực

lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

1.2.2.5. HĐ TNST giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà

các hình thức học tập khác ít thực hiện được

1.2.3. Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong

dạy học vật lí

1.2.4. Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

sáng tạo trong dạy học vật lí

Hình thức tổ chức các HĐ TNST trong nhà trường phổ

thông rất phong phú và đa dạng. Cùng một chủ đề, một nội

dung giáo dục nhưng HĐ TNST có thể tổ chức theo nhiều hình

thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học

sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng

địa phương.

1.2.5. Phương pháp tổ chức HĐ TNST

1.2.5.1. Phương pháp giải quyết vấn đề

1.2.5.2. Phương pháp làm việc nhóm

8

1.2.6. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động TNST =>

Bước 2: Đặt tên cho hoạt động => Bước 3: Xác định mục tiêu

của hoạt động => Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp,

phương tiện, hình thức của hoạt động => Bước 5: Lập kế hạch

=> Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình

hoạt động => Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của

học sinh.

1.2.7. Đánh giá trong tổ chức dạy học hoạt động trải

nghiệm sáng tạo

1.2.7.1. Mục tiêu của việc đánh giá

Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình

thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ngay

trong quá trình hoạt động và kết thúc mỗi giai đoạn giáo dục.

1.2.7.2. Những nội dung cần đánh giá

Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh bao gồm: đánh

giá cá nhân và đánh giá tập thể học sinh.

1.2.7.3. Hình thức đánh giá

Đánh giá qua phiếu quan sát; Tự đánh giá; Đánh giá bằng

phiếu hỏi; Đánh giá qua bài viết; Đánh giá qua sản phẩm hoạt

động; Đánh giá bằng điểm số; Đánh giá qua tọa đàm, trao đổi ý

kiến và nhận xét; Đánh giá qua bài tập và trình diễn; Đánh giá

của giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng khác.

1.2.7.4. Kĩ thuật đánh giá

Đánh giá qua quan sát hoạt động; Đánh giá qua hồ sơ

hoạt động; Đánh giá qua thảo luận, phỏng vấn

1.2.7.5. Công cụ đánh giá

9

- Công cụ tự đánh giá của học sinh bao gồm: Phiếu tự

đánh giá, bản thu hoạch cá nhân,...

- Công cụ đánh giá của giáo viên bao gồm: Phiếu quan

sát học sinh, nhật kí, câu hỏi, bài tập tình huống,..

1.2.7.6. Quy trình đánh giá

Học sinh tự đánh giá => Nhóm học sinh đánh giá =>

Giáo viên đánh giá

1.2.8. Tiêu chí đánh giá

Đánh giá HS trong hoạt động TNST cần căn cứ vào mục

tiêu đã được xác định về kiến thức, thái độ kỹ năng đã được

xác định. Cần lưu ý các khía cạnh đánh giá có tính chất đặc

thù đó là sự trải nghiệm và sáng tạo của HS.

1.2.8.1. Các tiêu chí đánh giá trải nghiệm

- HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động TNST.

- HS được trải nghiệm tất cả các giác quan: mắt – nhìn,

tai – nghe, mũi – ngửi, trải nghiệm bằng xúc giác, được hoạt

động bằng đôi tay, cầm nắm và cảm nhận; được di chuyển trên

đôi chân.

1.2.8.2. Các tiêu chí đánh giá sự sáng tạo của học sinh

- Tính độc đáo; Tính thành thục; Tính mềm dẻo; Tính

mới mẻ; Tính hiệu quả

1.3. Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm

sáng tạo ở trường THCS

1.3.1. Mục đích điều tra

1.3.2. Phương pháp điều tra

10

1.3.3. Đối tượng điều tra

Tôi tiến hành điều tra khảo sát thực trạng dạy học cũng

như sự quan tâm của nhà trường và GV đối với vấn đề dạy học

HĐ TNST cho HS ở 13 trường THCS với đặc thù về khu vực

khác nhau trong địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam:

1.3.4. Phân tích thực trạng

- Về giáo viên

GV đã tiếp cận với hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông

qua các buổi tập huấn (76,5%) và giáo viên biết đến hoạt động

trải nghiệm sáng tạo khi họ tự nghiên cứu (29,4%). GV vật lí ở

trường THCS đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc tổ

chức hoạt động TNST cho HS.

Nhưng lại gặp phải những khó khăn như: Chưa có nhiều

tài liệu hướng dẫn tham khảo cho giáo viên (47,1%); Khó có

thể tích hợp kiến thức Vật lí vào đời sống (29,4%), chưa có

kinh nghiệm (23,5%), nhưng tôi lại thấy một khó khăn điển

hình mà giáo viên gặp phải đó là họ chưa có tài liệu chuẩn để

nghiên cứu và họ muốn được đào tạo.

- Về học sinh

- Các em vẫn chưa biết cách rèn luyện thói quen vận

dụng kiến thức vào trong thực tế, việc dạy học vẫn còn chú

trọng vào nội dung.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức vật lí đã học vào giải thích

các hiện tượng vật lí trong đời sống và ứng dụng kĩ thuật còn

kém.

11

Kết luận chương 1

Trong chương này, tôi đã trình bày được các luận điểm

phương pháp luận quan trọng. Bao gồm những vấn đề cơ bản

sau: Trình bày được năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, đưa

ra được các quan điểm, đặc điểm, hình thức tổ chức, phương

pháp, quy trình và đánh giá tổ chức của HĐ TNST trong nhà

trường.

Tôi đã tìm hiểu về thực trạng tổ chức HĐ TNST trong

nhà trường THCS và thấy rằng việc tổ chức hoạt động trải

nghiệm sáng tạo chưa được sử dụng phổ biến trong các môn

học, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.

Tất cả những điều này sẽ được tôi vận dụng để tổ chức

HĐ TNST nhằm góp phần phát huy năng lực giải quyết vấn đề

thực tiễn của học sinh. Nội dung này sẽ được tôi trình bày kĩ

hơn trong chương 2 của luận văn.

12

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG, TỔ CHỨC DẠY HỌC HOẠT

ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHỦ ĐỀ “ÂM

THANH”

2.1. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng của chủ đề “Âm

thanh”

2.1.1 Vị trí, vai trò của chủ đề “Âm thanh”

Chủ đề “Âm thanh” thuộc chương II, là phần đầu của

chương trình âm học lớp 7, đặt nền tảng để học sinh học tập vật

lí sau này. Phần này tìm hiểu trong đời sống hằng ngày, chúng ta

vẫn thường nghe tiếng cười nói vui vẻ, tiếng đàn nhạc du dương,

tiếng chim hót líu lo, tiếng ồn ào ngoài đường phố… Chúng ta

sống trong thế giới âm thanh. Vậy âm thanh (gọi tắt là âm) được

tạo ra như thế nào trong vật lí học.

2.1.2. Yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt

2.1.2.1. Kiến thức

- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp

(trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.

- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ

có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.

- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ

truyền âm khác nhau.

- Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.

- Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản

xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ

âm kém.

13

- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.

Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.

- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để

chống ô nhiễm do tiếng ồn.

2.1.2.2. Kĩ năng

- Thiết kế, chế tạo mô hình nhạc cụ, mô hình, các thiết bị

về “Âm thanh” từ các vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm và đưa

ra các biện pháp chống ô nhiễm âm thanh.

2.1.2.3. Thái độ

- Có ý thức khắc phục ô nhiễm âm thanh.

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập và thực hành

rèn luyện bản thân.

2.1.2.4. Định hướng năng lực

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề bằng con

đường thực nghiệm; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác;

Năng lực tư duy sáng tạo.

2.1.2.5. Kĩ năng sống

- Xây dựng tư duy phân tích và tổng hợp vấn đề: Có ý thức

vận dụng những kiến thức trong chủ đề “Âm thanh” vào đời

sống và kĩ thuật nhằm cải thiện đời sống và giữ gìn, bảo vệ môi

trường sống.

2.2. Nội dung kiến thức vật lí liên quan đến chủ đề

2.2.1. Âm. Nguồn âm

2.2.2. Sự truyền âm

2.2.3. Sự phản xạ âm - tiếng vang

2.2.4. Những đặc trưng vật lí của âm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!