Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức hoạt động dạy học chương "Dao động cơ"  Vật lý 12 theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học  sinh THPT miền núi
PREMIUM
Số trang
151
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1223

Tổ chức hoạt động dạy học chương "Dao động cơ" Vật lý 12 theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh THPT miền núi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



PHẠM VĂN CƢỜNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƢƠNG

“DAO ĐỘNG CƠ” VẬT LÝ 12

THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC,

SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THPT MIỀN NÚI

CHUYÊN NGÀNH: LL&PP DẠY HỌC VẬT LÝ

MÃ SỐ: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS: Nguyễn Văn Khải

Thái Nguyên - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả

nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình

nào khác.

Thái nguyên, tháng 5 năm 2013

Tác giả luận văn

Phạm Văn Cƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Văn Khải, người

thầy đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tác giả trong suốt quá trình thực

hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn các trường THPT Việt Vinh, Hùng An, Tân Quang

của Tỉnh Hà Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả TNSP và hoàn thành

luận văn.

Xin chân thành cảm ơn trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên;

Khoa Vật lí và Khoa Sau Đại học trường Đại học sư phạm Thái nguyên đã tạo điều

kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn

chân thành tới các Thầy, Cô thuộc tổ bộ môn PP khoa Vật lí trường Đại học sư

phạm Thái Nguyên.

Cuối cùng, tác giả bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ tận tình của các Thầy,

Cô cộng tác TNSP, anh chị em đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã

động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả hoàn thành luận

văn này. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến mọi người.

Tác giả luận văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cam đoan ..................................................................................................................i

Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii

Mục lục ........................................................................................................................iii

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ........................................................................vi

Danh mục các bảng......................................................................................................vii

Danh mục các biểu......................................................................................................viii

Danh mục các hình .......................................................................................................ix

MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1

PHẦN II: NỘI DUNG.......................................................................................................... 5

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY

HỌC THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ SÁNG

TẠO CỦA HỌC SINH......................................................................................................... 5

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. .......................................................................5

1.2. Các quan điểm hiện đại về dạy học vật lí. [12], [18], [25] ...................... 7

1.3. Các khái niệm về hoạt động dạy học.[12], [27] ..................................... 8

1.3.1. Hoạt động học vật lí ............................................................................ 8

1.3.2. Hoạt động dạy vật lí .......................................................................... 10

1.3.3. Tổ chức các hoạt động dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực,

tự lực, sáng tạo của học sinh.[8].................................................................. 12

1.4. Một số chiến lƣợc dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực,

sáng tạo của học sinh.[12], [28]................................................................... 21

1.4.1. Khái niệm chiến lƣợc dạy học.[12]................................................... 21

1.4.2. Các biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo. [8], [9], [15] . 23

1.4.3. Lựa chọn các chiến lƣợc dạy học tích cực.[12] .................................. 31

1.5. Thực trạng dạy học chƣơng “Dao động cơ” Vật lý 12 ở trƣờng THPT

miền núi ...................................................................................................... 33

1.5.1. Mục đích ............................................................................................ 33

1.5.2. Phƣơng pháp tìm hiểu thực tế dạy và học ............................................. 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.5.3. Kết quả điều tra .................................................................................. 34

1.6. Tổ chức hoạt động dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực,

sáng tạo của học sinh THPT miền núi.[14] .................................................. 38

1.6.1. Một số đặc điểm của học sinh THPT miền núi................................... 38

1.6.2. Sử dụng các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học theo hƣớng phát

huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo cho học sinh THPT miền núi. [13],

[14], [16]..................................................................................................... 39

1.6.2.1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.[12], [21], [22] .................. 39

Chƣơng 2. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI CHƢƠNG

“DAO ĐỘNG CƠ” VẬT LÍ 12 THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH

CỰC, TỰ LỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH MIỀN NÚI.......................................53

2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung dạy học chƣơng “Dao động cơ” Vật lý

12 ................................................................................................................ 53

2.1.1. Mục tiêu cần đạt đƣợc khi dạy học chƣơng [2], [3] ............................ 53

2.1.2. Cấu trúc nội dung của chƣơng “Dao động cơ” [3].............................. 54

2.2. Tiến trình dạy học một số bài chƣơng “Dao động cơ” Vật lý 12 theo

hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh miền núi .......... 55

2.2.1. Bài 2: Con lắc lò xo........................................................................... 56

2.2.2. Bài 3: Con lắc đơn............................................................................. 70

2.2.3. Bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cƣỡng bức................................... 84

Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM......................................................................102

3.1. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm102

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm .................................................102

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm ................................................102

3.1.3. Đối tƣợng và cơ sở của thực nghiệm sƣ phạm .................................102

3.1.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm .................................................103

3.1.5. Phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm. ......................103

3.1.6. Xây dựng ma trận đề kiểm tra – Đánh giá, thực nghiệm ...................105

3.1.7. Cách đánh giá, xếp loại ....................................................................108

3.2 Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ...........................................................108

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.1 Công tác chuẩn bị ..............................................................................108

3.2.2. Diễn biến cụ thể các tiến trình dạy học đã soạn thảo. .......................109

3.3. Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm sƣ phạm .....................................115

3.3.1.Yêu cầu chung về xử lí kết quả thực nghiệm.......................................115

3.3.2. Kết quả về các biểu hiện phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của

học sinh......................................................................................................116

3.3.3. Kết quả học tập. ................................................................................117

3.4. Đánh giá chung về thực nghiệm sƣ phạm..............................................130

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................133

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................135

PHỤ LỤC ...........................................................................................................................137

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CÁC DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT Công nghệ thông tin

DH Dạy học

ĐC Đối chứng

GQVĐ Giải quyết vấn đề

GV Giáo viên

HS Học sinh

KT Kiểm tra

PPDH Phƣơng pháp dạy học

PP&PTDH Phƣơng pháp phƣơng tiện dạy học

PTDH Phƣơng tiện dạy học

QN Quan niệm

SBT Sách bài tập

SGK Sách giáo khoa

STK Sách tham khảo

THPT Trung học phổ thông

TN Thực nghiệm

TNSP Thực nghiệm sƣ phạm

T/N Thí nghiệm

TNSP Thực nghiệm sƣ phạm

TTC Tính tích cực

VTCB Vị trí cân bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Sử dụng sách phục vụ cho giảng dạy của giáo viên.....................................35

Bảng 1.2: Phƣơng pháp dạy học của giáo viên...............................................................36

Bảng 1.3: Mục đích, động cơ, hứng thú và cách thức học môn vật lý của HS ..........37

Bảng 1.4: Khả năng nhận thức, mức độ tích cực, tự lực của HS ................................37

Bảng 1.5: Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến quá trình học tập môn Vật lí.........38

Bảng 2.1. Phân phối loại bài học của chƣơng................................................................54

Bảng 2.2 Kế hoạch phân phối chƣơng trình của chƣơng ...........................................54

Bảng 3.1: Đặc điểm chất lƣợng học tập của các lớp TN và ĐC.................................108

Bảng 3.2: Bảng phân phối thực nghiệm - Bài kiểm tra số 1.....................................118

Bảng 3.3: Bảng xếp loại - Bài kiểm tra số 1..................................................................118

Bảng 3.4: Bảng phân phối tần suất - Bài kiểm tra số 1...............................................119

Bảng 3.5: Bảng kết quả tính các tham số thống kê - Bài kiểm tra số 1 ....................119

Bảng 3.6: Bảng tần số luỹ tích hội tụ lùi   - Bài kiểm tra số 1..............................120

Bảng 3.7: Bảng phân phối thực nghiệm - Bài kiểm tra số 2.....................................122

Bảng 3.8: Bảng xếp loại - Bài kiểm tra số 2 ..................................................................123

Bảng 3.9: Bảng phân phối tần suất - Bài kiểm tra số 2..............................................123

Bảng 3.10: Bảng kết quả tính các tham số thống kê - Bài kiểm tra số 2 ..................123

Bảng 3.11: Bảng tần số luỹ tích hội tụ lùi   - Bài kiểm tra số 2............................124

Bảng 3.12: Bảng phân phối thực nghiệm - Bài kiểm tra số 3...................................126

Bảng 3.13: Bảng xếp loại - Bài kiểm tra số 3 ................................................................127

Bảng 3.14: Bảng phân phối tần suất - Bài kiểm tra số 3............................................127

Bảng 3.15: Bảng kết quả tính các tham số thống kê - Bài kiểm tra số 3 ..................127

Bảng 3.16: Bảng tần số luỹ tích hội tụ lùi   - Bài kiểm tra số 3............................128

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 1: Biểu đồ phân loại lần 1 ..................................................................................119

Biểu đồ 2: Biểu đồ phân loại lần 2 ..................................................................................123

Biểu đồ 3: Biểu đồ phân loại lần 3 ..................................................................................127

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC HÌNH

Đồ thị biểu diễn tần suất lần1.........................................................................................120

Đồ thị biểu diễn tầnsuất lùi lần1 ...................................................................................121

Đồ thị biểu diễn tần suất lần2.........................................................................................124

Đồ thị biểu diễn tần suất lùi lần2 ...................................................................................125

Đồ thị biểu diễn tần suất lần3.........................................................................................128

Đồ thị biểu diễn tần suất lùi lần3 ...................................................................................129

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học của giáo viên ở các trƣờng phổ thông đã

đƣợc triển khai và thực hiện từ lâu, song do nhiều yếu tố tác động nên hiện tƣợng giáo

viên dạy học chỉ tập trung vào việc thông báo, cung cấp kiến thức một cách định sẵn,

chƣa chú ý đến việc phát triển tính tích cực nhận thức của học sinh. Cách dạy này sẽ

làm cho học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, không hứng thú, tự giác. Kiến thức

thu đƣợc chỉ là ghi nhớ, bắt chƣớc khi cần là tái hiện một cách máy móc dập khuôn,

không biến thành giá trị riêng của bản thân, không phát triển đƣợc năng lực nhận thức

mà còn làm cho học sinh có tính ỷ lại, chờ đợi, nhụt trí, không kiên trì cố gắng trong

học tập. Do vậy sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy học nói riêng và chất lƣợng giáo

dục nói chung. Nhƣng nếu hoạt động nhận thức của học sinh dƣới sự định hƣớng tổ

chức của giáo viên một cách phù hợp thì không những học sinh tích cực, tự giác, đề

xuất và giải quyết vấn đề mà còn phát huy đƣợc hết khả năng kiến thức vốn có của

bản thân, vận dụng đƣợc kiến thức vào cuộc sống, biết phân tích so sánh và rút ra kết

luận chính xác. Khi đó, không những học sinh thu đƣợc kết quả cao trong học tập mà

giáo viên còn thực hiện tốt việc dạy học và đáp ứng đƣợc mục tiêu dạy học đề ra. Nhƣ

vậy, có thể nói tính tích cực nhận thức là nhân tố cần thiết trong quá trình hoạt động

học tập của học sinh, có vai trò quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ

năng, kĩ xảo, phát triển tƣ duy, năng lực sáng tạo trong học tập của học sinh.

Thực tiễn dạy và học môn vật lý trong nhà trƣờng THPT miền núi hiện nay cho

thấy, đa số giáo viên chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức mà ít chú trọng đến

việc phát triển tƣ duy và năng lực sáng tạo của học sinh, do đó khả năng tƣ duy và

năng lực sáng tạo của học sinh miền núi còn rất nhiều hạn chế, dẫn đến chất lƣợng

giáo dục miền núi còn ở mức rất thấp. Phƣơng pháp dạy học ở một số trƣờng THPT

miền núi hiện nay vẫn là cách dạy thông báo kiến thức theo kiểu “đọc - chép” hay còn

đƣợc gọi là truyền thụ một chiều, có kết hợp với đàm thoại. Giáo viên chƣa phải là

ngƣời tổ chức cho học sinh hoạt động, học sinh chƣa biết phƣơng pháp tự học theo

hƣớng tích cực, tự lực. Hoặc thay vì phải minh họa cho học sinh hiểu kỹ về một vấn đề

nào đó thì giáo viên chỉ đọc cho học sinh ghi chép những nội dung chính của bài học;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thay vì hƣớng dẫn cho học sinh luyện tập, rèn luyện những kỹ năng thì giáo viên chỉ

yêu cầu học sinh lặp lại theo mẫu một cách máy móc,… Phƣơng pháp dạy học này dẫn

đến sự thụ động của ngƣời học, nặng về ghi nhớ lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành áp

dụng, chƣa phát huy tinh thần thần tự học và tƣ duy sáng tạo của ngƣời học. Vì vậy bên

cạnh các giải pháp khác, cần phải đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tăng

cƣờng phát triển tƣ duy, tự lực, sáng tạo của học sinh.

Xuất phát từ những vấn đề trên cho thấy, việc tổ chức hoạt động dạy học nhằm

phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo cho học sinh THPT miền núi là rất cần thiết và

phải đƣợc tiến hành qua các bài học và trong suốt quá trình dạy học vật lí. Điều đó

không những giúp học sinh nắm vấn đề một cách chắc chắn và bền vững, bồi dƣỡng

phƣơng pháp học tập và kỹ năng vận dụng tri thức, mà còn là dịp tốt để học sinh rèn

luyện ý chí và năng lực hoạt động sáng tạo. Đó là những điều không ai cung cấp đƣợc

cho học sinh nếu các em không thông qua hoạt động bản thân.

Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài “Tổ chức hoạt động dạy học chương

Dao động cơ - Vật lý 12 theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học

sinh THPT miền núi” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất

lƣợng dạy học ở các trƣờng THPT miền núi.

II. Mục đích nghiên cứu

Vận dụng lí luận dạy học hiện đại để tổ chức hoạt động dạy học chƣơng “Dao

động cơ” Vật lí 12 theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh

THPT miền núi góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.

III. Giả thuyết khoa học

Nếu tổ chức hoạt động dạy học chƣơng “Dao động cơ” Vật lí 12 phù hợp với lí

luận dạy học hiện đại thì có thể phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh

góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học vật lí ở trƣờng trung học phổ thông miền núi.

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học về đổi mới phƣơng pháp dạy học Vật lí để thiết

kế tiến trình dạy học vật lí theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh.

- Tìm hiểu thực tế dạy và học chƣơng “Dao động cơ” hiện nay ở các trƣờng THPT

thuộc tỉnh Hà Giang theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nghiên cứu chƣơng trình sách giáo khoa Vật lí lớp 12, nội dung kiến thức và

kỹ năng cần đạt đƣợc trong chƣơng “Dao động cơ” Vật lí 12.

- Vận dụng cơ sở lí luận dạy học để thiết kế các tiến trình tổ chức hoạt động dạy

học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực sáng tạo của học sinh THPT miền núi trong

dạy học chƣơng “Dao động cơ” Vật lí 12.

- Thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm tra giả thuyết, đánh giá tính khả thi và hiệu quả

của việc dạy và học. Nêu đƣợc các kết luận về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

V. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động học của học sinh lớp 12 THPT miền núi và hoạt động dạy của giáo

viên trong quá trình dạy học chƣơng “Dao động cơ” Vật lí 12.

2. Đối tƣợng nghiên cứu

Nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp dạy học vật lí ở các trƣờng THPT miền núi.

VI. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu và thiết kế tiến trình dạy học các bài chƣơng “Dao động cơ” Vật lí

12 theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh THPT miền núi.

VII. Phƣơng pháp nghiên cứu

1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận

- Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc, của Bộ Giáo

dục và Đào tạo.

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học Vật lí.

- Nghiên cứu tài liệu hƣớng dẫn sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí 12.

- Nghiên cứu tài liệu hƣớng dẫn sử dụng một số phần mềm tin học hỗ trợ dạy học Vật lí.

- Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chƣơng trình của chƣơng “Dao động cơ” Vật

lý 12.

2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát

- Quan sát sƣ phạm tại một số trƣờng THPT miền núi để đƣa ra nhận xét thực

tiễn về việc dạy học chƣơng “Dao động cơ”.

- Quan sát, điều tra ý kiến của giáo viên và học sinh ở các trƣờng THPT thuộc

Tỉnh Hà Giang để đƣa ra nhận xét thực tiễn của việc vận dụng dạy và học chƣơng

“Dao động cơ” Vật lí 12.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lấy ý kiến của các giáo viên trực tiếp giảng dạy để thiết kế tiến trình dạy học

các bài học chƣơng “Dao động cơ” Vật lí 12.

3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

- Biên soạn giáo án, trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm.

-Tiến hành dạy thực nghiệm(So sánh các lớp thực nghiệm với các lớp đối chứng).

- Đánh giá hiệu quả sƣ phạm của việc dạy – học theo hƣớng đã nghiên cứu.

- Kiểm tra giả thuyết và hoàn thiện các tiến trình dạy học.

4. Phƣơng pháp thống kê toán học

- Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sƣ

phạm và kiểm định giả thuyết thống kê để phân biệt kết quả học tập của hai nhóm đối

chứng và thực nghiệm.

- Rút ra kết luận, đánh giá cần thiết sau thực nghiệm sƣ phạm, đánh giá tính

khả thi của đề tài. Phân tích những ƣu, nhƣợc điểm để điều chỉnh lại cho phù hợp.

VIII. Đóng góp của đề tài

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc phát huy tính tích cực, tự lực,

sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí ở trƣờng trung học phổ thông miền núi đáp

ứng các mục tiêu giáo dục trong thời kì đổi mới.

- Đề ra các biện pháp cụ thể để tổ chức hoạt động dạy học chƣơng “Dao động

cơ” Vật lí 12 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh THPT miền núi

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên

dạy Vật lí ở trƣờng THPT miền núi, góp phần từng bƣớc nâng cao chất lƣợng dạy

học Vật lí ở trƣờng THPT miền núi.

IX. Dự kiến cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục luận văn gồm 3 chƣơng.

Chƣơng I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo hƣớng phát huy

tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.

Chƣơng II: Xây dựng tiến trình dạy học một số bài chƣơng “dao động cơ” vật lí 12

theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh miền núi.

Chƣơng III: Thực nghiệm sƣ phạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN II: NỘI DUNG

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO

HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC

VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

* Những nghiên cứu về việc phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của

học sinh

Vấn đề tổ chức quá trình dạy học có chú ý đến việc phát huy tính tích cực,

sáng tạo của con ngƣời không phải là vấn đề mới trong lý luận và thực tiễn dạy học,

nó đã có từ rất sớm cả ở Phƣơng Tây, Phƣơng Đông cũng nhƣ ở Việt Nam. Các tác

giả đặt vấn đề nghiên cứu tổ chức quá trình dạy học phát huy tính tích cực nhận thức

nói chung dƣới nhiều góc độ và nghiên cứu ở nhiều bình diện khác nhau. Đặc biệtlà

những năm gần đây việc dạy học tích cực đƣợc đề cập đến khá rầm rộ dƣới nhiều

thuật ngữ khác nhau nhƣ: “dạy học lấy học sinh là trung tâm”, “dạy học hướng vào

người học”, “dạy học tập trung vào người học”, “phương pháp dạy học tích cực”, “tư

tưởng dạy học tích cực”…Vào khoảng đầu thế kỷ XX phong trào “nhà trƣờng mới”

xuất hiện ở nhiều nƣớc. Trong phong trào này ngƣời ta chú ý khuyến khích học sinh

tự tổ chức, sắp xếp kế hoạch, thời gian học tập theo khả năng của mình, tự mình học

cho mình, ai học giỏi thì học nhanh, ai học yếu thì học chậm lại. Chủ chƣơng để trẻ

em hoàn toàn tự do, phát triển theo năng khiếu và khả năng của mình.

Ở Việt Nam tƣ tƣởng dạy học phát huy tính tích cực của ngƣời học cũng xuất

hiện từ rất sớm và cũng nhanh chóng trở thành trào lƣu rộng khắp do những đòi hỏi

của sự phát triển kinh tế, xã hội cũng nhƣ các nhân tố bên trong quá trình dạy học

đặt ra sự bức thiết phải phát triển lý luận dạy học nói chung và phƣơng pháp dạy

học nói riêng. Nhiều công trình nghiên cứu về dạy học phát huy tính tích cực của

các tác giả nhƣ: Nguyễn Kỳ: Mô hình dạy học tích cực, lấy người học làm trung

tâm; Phương pháp giáo dục tích cực. Phạm Viết Vƣợng: Bàn về phương pháp giáo

dục tích cực … đã đóng góp không nhỏ cả về lý luận lẫn thực tiễn vào đổi mới

phƣơng pháp dạy học “nhằm hình thành và phát triển những giá trị nhân cách tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cực, năng động, sáng tạo của học sinh”. Các công trình cũng đã vạch ra các phƣơng

hƣớng nhằm phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của ngƣời học. Theo

tác giả Thái Duy Tuyên: “Cần phát động phong trào cải tiến dạy học theo hƣớng

phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh vì đó là phẩm chất nhân cách

rất cơ bản mà ta muốn hình thành”.

Về tính tự lực nhận thức, không nhiều công trình nghiên cứu độc lập mà chủ

yếu nghiên cứu cùng tính tích cực. Điển hình là tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên

cho giáo viên THPT của Nguyễn Ngọc Bảo: “Phát triển tính tích cực, tính tự lực

của học sinh trong quá trình dạy học”. Trong công trình này, tác giả trình bày khái

niệm tính tích cực, tính tự lực một cách độc lập và mối liên hệ giữa chúng. Đây là hai

khái niệm độc lập, song khi trình bày về phƣơng pháp phát huy tính tích cực, tự lực

nhận thức tác giả trình bày chung với nhau. Không có sự phân biệt rõ ràng giữa tính

tích cực và tự lực để ngƣời đọc thấy đƣợc các cấp bậc phẩm chất của tƣ duy. Trên

cơ sở lý luận đó một số luận văn Thạc sĩ đã nghiên cứu các phƣơng pháp và các biện

pháp cụ thể phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh ứng dụng trong dạy

học một số kiến thức cụ thể, nhƣ: Vi Thị Thu (1999), “Một số biện pháp nhằm phát

huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh THPT miền núi khi dạy phần Cơ học

-Vật lí lớp 10”; Dƣơng Nghĩa Bộ (2000) “Định hướng hành động học tập nhằm

nâng cao tính tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức vật lí cho học sinh PTTH miền núi”

* Những nghiên cứu về tổ chức hoạt động dạy học đối với chương

"Dao động cơ"

Trong chƣơng trình Vật lí lớp 12 chƣơng “Dao động cơ” là kiến thức quan

trọng không những về mặt lí thuyết mà còn có ý nghĩa trong thực tế. Khi học về phần

này HS ít đƣợc quan sát các hiện tƣợng bằng TN, nên chƣa hiểu đầy đủ bản chất của

hiện tƣợng. Đối với GV cũng gặp không ít khó khăn khi dạy phần này. Qua việc tìm hiểu

ở các thƣ viện lớn, chúng tôi thấy rất ít luận văn nghiên cứu về lĩnh vực này. Chƣa thấy

luận văn nào nghiên cƣ́u việc tổ chức các hoạt động dạy học khi dạy các kiến thƣ́ c về

dao động cơ chƣơng trình lớp 12. Nhƣ vậy có thể thấy việc nghiên cứu: “Tổ chức hoạt

động dạy học chương “Dao động cơ” vật lý 12 theo hướng phát huy tính tích cực, tự

lực và sáng tạo của học sinh THPT miền núi” là cần thiết.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!