Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức dòng họ của dân tộc cơtu huyện tây giang, tỉnh quảng nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀ NẴNG
Khoa Lịch sử
-----oOo-----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
TỔ CHỨC DÒNG HỌ CỦA DÂN TỘC CƠTU
HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
Họ và tên sinh viên : Bríu Ly
Chuyên nghành : Sƣ phạm Lịch Sử
Lớp : 11SLS
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Hồng
Đà Nẵng – Năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc
đến thầy giáo Th.S Nguyễn Mạnh Hồng, ngƣời đã trực tiếp, nhiệt tình hƣớng dẫn,
giúp đỡ em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành
cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử - Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học
Đà Nẵng đã chỉ bảo giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp 11SLS, gia đình và bạn bè đã luôn
chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian tôi làm khóa luận này.
Do khả năng bản thân và thời gian có hạn nên khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót. Mong quý thầy cô và các bạn đánh giá, góp ý kiến để khóa luận
đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Bríu Ly
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 3
3.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu................................................... 4
5.1. Nguồn tƣ liệu ............................................................................................ 4
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 5
6.1. Về mặt khoa học ....................................................................................... 5
6.2. Về mặt thực tiễn........................................................................................ 5
7. Bố cục đề tài.................................................................................................. 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG
NAM VÀ TỘC NGƢỜI C'TU.......................................................................... 7
1.1. Vài nét về huyện Tây Giang ..................................................................... 7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................... 7
1.1.2. Điều kiện kinh tế..................................................................................... 8
1.1.3. Truyền thống lịch sử ............................................................................. 11
1.2. Vài nét về tộc ngƣời Cơtu ........................................................................ 14
1.2.1. Tên gọi .................................................................................................. 14
1.2.2. Địa bàn phân bố .................................................................................... 15
1.3. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ........................................................... 16
CHƢƠNG 2: NÉT VĂN HÓA TRONG TỔ CHỨC DÕNG HỌ
Ở HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM .......................................... 20
2.1. Các dòng họ ở Tây Giang ........................................................................ 20
2.2. Tổ chức dòng họ....................................................................................... 21
2.2.1. Nguồn gốc của ngƣời Cơtu .................................................................. 21
2.2.2. Cấu trúc dòng họ ................................................................................... 24
2.2.3. Vai trò của trƣởng họ ............................................................................ 26
2.3. Dòng họ với việc giáo dục uống nƣớc nhớ nguồn................................... 30
2.4 Dòng họ với việc giáo dục truyền thống hiếu học, trọng đạo lí,
gia phong......................................................................................................... 33
2.4.1. Dòng họ với việc giáo dục truyền thống hiếu học. ............................... 33
2.4.2. Dòng họ trong việc giáo dục trọng đạo lí, gia phong ........................... 38
2.5. Đóng góp của dòng họ trong xây dựng chính quyền, xây dựng
đời sống văn hóa.............................................................................................. 40
2.6. Quan hệ dòng họ trong các tổ chức Đảng và chính trị xã hội.................. 47
KẾT LUẬN..................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 53
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, dòng họ vẫn là một kiểu tổ chức xã hội
có tác động chi phối đến nhiều lĩnh vực khác nhau của làng xã. Từ khi đất nƣớc đổi
mới thì dòng họ dƣờng nhƣ bị chìm lấp trong thời kỳ hợp tác hóa lại đƣợc phục
hƣng mạnh mẽ và ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội của đất nƣớc
nói chung, nhất là ở nông thôn.
Dòng họ là một hiện tƣợng lịch sử xã hội có tính phổ quát toàn nhân loại và
liên thời đại. Có thể nói việc liên kết theo nhóm huyết thống là một trong ba hình
thức tập hợp sớm nhất trong lịch sử loài ngƣời. Ở Việt Nam, dòng họ mang nhiều
nét đặc thù so với các nƣớc khác trên thế giới. Một trong những nét nổi bật nhất là
quan hệ giữa dòng họ và làng xã. Họ không tách biệt, đối lập với làng mà luôn có
sự gắn bó chặt chẽ với làng. Dòng họ không chỉ là một thiết chế xã hội mà còn là
một môi trƣờng văn hóa mang tính đặc thù. Truyền thống của dòng họ trở thành
nhân tố cơ bản góp phần tạo nên truyền thống làng xã, truyền thống địa phƣơng và
dân tộc. Nhiều nhân vật kiệt xuất đã mang lại vinh quang cho gia đình, dòng họ, dân
tộc đƣợc sinh ra từ những dòng họ khác nhau. Do vậy, dòng họ và văn hóa dòng họ
còn là nhân tố nội sinh thúc đẩy sự phát triển văn hóa và xã hội Việt Nam.
Một thời gian dài, do sự nhận thức chƣa đầy đủ về vấn đề gia tộc. Nhiều ngƣời
đơn giản nghĩ rằng gia tộc và chế độ gia trƣởng là nét đặc trƣng của chế độ phong
kiến, đã thủ tiêu chế độ phong kiến thì phải thủ tiêu chế độ gia trƣởng. Tuy nhiên từ
khi tiến hành đổi mới đất nƣớc đến nay, xu hƣớng trở về cội nguồn, phục hƣng các
sinh hoạt dòng họ diễn ra sôi nổi. Thể hiện rõ nhất của xu hƣớng này trƣớc hết là
việc chấn chỉnh lại nghi lễ thờ cúng tổ tiên mà trƣớc đây có phần sao nhãng. Cùng
với việc chấn chỉnh nghi lễ thờ cúng tổ tiên là việc sửa chữa, trùng tu, xây mới nhà
thờ, mồ mả tổ tiên, đề nghị nhà nƣớc công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia
cho các nhà thờ các vị có công với nƣớc, tiếp đến là việc dịch ra tiếng Việt, sƣu tầm
viết lại các gia phả, truy tìm gốc tích tổ tiên ở các nơi. Rồi lập quỹ khuyến học
khuyến tài, viết lại tộc ƣớc để chấn chỉnh gia phong, viết lịch sử dòng họ và in sách
về dòng họ, lập ban cán sự dòng họ để giáo dục con cháu truyền thống dòng họ…
2
Những hoạt động này đang trở thành nhu cầu thực sự của cuộc sống hôm nay trong
các cộng đồng làng xã.
Vai trò của dòng họ đối với đời sống văn hóa làng xã cũng có nhiều ý kiến
khác nhau, bên cạnh tích cực có cả tiêu cực. Nhiều tác giả đã nhận xét rằng sự phục
hƣng dòng họ hiện nay kéo theo những tiêu cực thời trƣớc cùng sống lại. Đó là việc
nặng về cúng tế cỗ bàn xôi thịt, chú trọng xây nhà thờ mà nhẹ về giáo dục đạo đức
tình cảm, nhiều hủ tục trỗi dậy huy động sức dân quá lớn và việc làm cỗ bàn ảnh
hƣởng đến đời sống, có nơi thu chi không minh bạch gây nghi ngờ, mất đoàn kết
nội bộ. Tính độc đoán gia trƣởng đƣa đến sự áp đặt mệnh lệnh, trái với xu hƣớng
dân chủ hóa đang diễn ra ở xã hội chúng ta ngày nay.
Xuất phát từ thực tế trên, đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy
Nguyễn Mạnh Hồng, tôi quyết định chọn đề tài: “Tổ chức dòng họ của dân tộc Cơtu
huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến đề tài của chúng tôi đã có các công trình nghiên cứu sau:
Trong cuốn sách “Tây Giang mảnh đất con người”, (9/2005) Ban biên tập Bản
tin Tây Giang đã cung cấp những thông tin về vùng đất và tộc ngƣời Cơtu ở Tây
Giang kể từ ngày tái lập huyện. Cùng với những bƣớc thăng trầm của lịch sử, cán
bộ và nhân dân Tây Giang đã đồng tâm hiệp lực để vƣợt qua thử thách, từng bƣớc
ổn định và tạo tiền đề cho sự phát triển. Đồng thời, cuốn sách cũng cung cấp cho
ngƣời đọc những thông tin về lịch sử Đảng bộ huyện, các bậc lãnh đạo qua các thời
kì và những hồi kí của các đồng chí lão thành cách mạng của huyện Tây Giang.
Trong cuốn sách “Tây Giang truyền thống và khát vọng”(2013) của tác giả
Bh’riu Liếc, Ủy viên thƣờng vụ, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang đã nghiên cứu
vài nét về lịch sử, nguồn gốc tộc ngƣời Cơtu. Nghiên cứu văn hóa làng và quá trình
đấu tranh giữ nƣớc giữ làng, quá trình xây dựng và phát triển huyện Tây Giang.
Nhƣng vẫn chƣa đề cập đến quan hệ dòng họ của dân tộc Cơtu đang sinh sống trên
mảnh đất này
Trong cuốn sách "Tổ chức xã hội truyền thống của người Cơtu ở huyện Nam
Đông tỉnh Thừa Thiên Huế" (2014) của tác giả Trần Thị Mai An cũng đã đề cập đến