Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tổ chức đơn vị hành chính- lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực trạng và kiến nghị
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC TOÁN
TỔ CHỨC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – LÃNH THỔ NƢỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hành chính. Mã số: 60.38.20
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Đức Kháng
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC TOÁN
TỔ CHỨC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – LÃNH THỔ NƢỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010
3
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, cho phép tôi gửi lời cám ơn chân
thành nhất đến
Lãnh đạo cùng quý cô giáo, thầy giáo Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh đã giảng dạy và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học
tập tại Trường nhất là các thầy cô giáo trong Khoa Hành chính là chuyên
khoa tôi theo học đã tận tâm giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Lãnh đạo Học viện Hành chính, lãnh đạo Bộ môn Nhà nước & Pháp luật,
những đồng nghiệp nơi tôi làm việc đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn, đặc biệt là thầy PGS.TS Bùi Đức
Kháng đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận
văn.
Ban cán sự lớp Cao học luật K11 niên khóa 2007 – 2010 và các anh chị
trong lớp đã thân ái giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Đức Kháng và chưa được công bố
trên bất kỳ phương tiện nào. Các thông tin trong đề tài được trích dẫn
nguồn rõ ràng, các số liệu và thông tin do tác giả xử lý riêng cũng được
dẫn nguồn cụ thể theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về
pháp lý và đạo đức đối với lời cam đoan này.
Người cam đoan
Nguyễn Ngọc Toán
5
MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Chƣơng 1. Lý luận chung về tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ. 5
1.1. Khái niệm đơn vị hành chính – lãnh thổ. 5
1.1.1 Một số quan niệm về đơn vị hành chính – lãnh thổ. 5
1.1.2 Những đặc điểm của đơn vị hành chính - lãnh thổ. 9
1.2. Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ. 12
1.2.1 Nguyên lý tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước quyết định mô
hình các đơn vị hành chính – lãnh thổ.
13
1.2.2 Hiến pháp ấn định và pháp luật cụ thể hóa các đơn vị hành chính –
lãnh thổ.
15
1.2.3 Bảo đảm sự ổn định liên tục và thông suốt của quản lý nhà nước
đối với từng đơn vị hành chính – lãnh thổ và toàn thể lãnh thổ của đất
nước.
15
1.2.4 Tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ phải phù hợp với đặc điểm,
điều kiện tự nhiên và xã hội của từng vùng lãnh thổ khác nhau.
16
1.3. Kinh nghiệm tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ của một số
nƣớc trên thế giới
16
1.3.1 Cộng hòa Pháp 17
1.3.2 Cộng hòa Italia 18
1.3.3 Cộng hòa nhân dân Trung hoa 20
1.4 Nhận xét 24
Chƣơng 2. Thực tiễn tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ nƣớc Việt Nam
. từ năm 1945 đến nay.
26
2.1. Tổ chức đơn vị hành chính - lãnh thổ nƣớc Việt Nam giai đoạn
Hiến pháp 1946
26
2.1.1 Cơ sở pháp lý của việc tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ 26
2.1.2 Các đơn vị hành chính – lãnh thổ trong lãnh thổ quốc gia 29
2.1.3 Nhận xét 31
2.2. Tổ chức đơn vị hành chính - lãnh thổ nƣớc Việt Nam theo Hiến
pháp 1959
33
2.2.1 Cơ sở pháp lý của việc tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ 33
2.2.2 Các đơn vị hành chính – lãnh thổ trong lãnh thổ quốc gia 35
2.2.3 Nhận xét 40
2.3. Tổ chức đơn vị hành chính - lãnh thổ nƣớc Việt Nam theo Hiến
pháp 1980
43
2.3.1 Cơ sở pháp lý của việc tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ. 43
2.3.2 Các đơn vị hành chính – lãnh thổ trong lãnh thổ quốc gia. 44
6
2.3.3 Nhận xét. 45
2.4. Tổ chức đơn vị hành chính - lãnh thổ nƣớc Việt Nam theo Hiến
pháp 1992
47
2.4.1 Cơ sở pháp lý của việc tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ. 47
2.4.2 Các đơn vị hành chính – lãnh thổ trong lãnh thổ quốc gia. 50
2.4.3 Nhận xét. 53
Tóm lược chương 2 56
Chƣơng 3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức đơn vị hành chính – .
. lãnh thổ.
58
3.1 Giải pháp chung 58
3.1.1 Nâng cao nhận thức khoa học về tổ chức đơn vị hành chính – lãnh
thổ.
58
3.1.2 Hoàn thiện pháp luật về tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ. 60
3.1.3 Bổ sung vào Chương trình cải cách hành chính nội dung: Tổ chức
hợp lý các đơn vị hành chính – lãnh thổ.
63
3.2 Giải pháp cụ thể 64
3.2.1 Minh bạch hóa hoạt động chia tách, sáp nhập, nâng cấp đơn vị
hành chính lãnh thổ.
64
3.2.2 Phân định lại thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân cùng cấp nhưng ở các địa phương khác nhau.
65
3.2.3 Tổ chức một số đơn vị hành chính lãnh thổ đặc thù để phát huy tối
đa nguồn lực của địa phương.
66
3.2.4 Rà soát và điều chỉnh cho thống nhất các thủ tục về tổ chức đơn vị
hành chính – lãnh thổ cấp huyện và cấp xã.
67
Kết luận 69
Phụ lục
Danh mục tham khảo
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Sở dĩ chúng tôi chọn đề tài “Tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thực trạng và kiến nghị” làm luận văn cao học luật là vì
xuất phát từ những lý do sau đây:
Thứ nhất, đối với hoạt động quản lý nhà nước trong bất kỳ một quốc gia nào việc tổ
chức các đơn vị hành chính – lãnh thổ có ý nghĩa rất quan trọng. Các đơn vị hành
chính - lãnh thổ phản ánh cách thức một nhà nước cụ thể tổ chức quản lý cấu trúc
lãnh thổ của mình như thế nào, đó cũng là nền tảng đầu tiên để nhà nước thiết lập
các thiết chế quản lý phục vụ cho công tác quản lý nhà nước ở các địa phương. Do
vậy, việc tổ chức hợp lý các đơn vị hành chính - lãnh thổ trong một quốc gia phản
ánh trình độ quản lý của quốc gia đó ở mức độ khác nhau, vì các vùng miền trong
hầu hết các quốc gia có sự phát triển và sự chênh lệch nhau về các điều kiện tự
nhiện, kinh tế và xã hội.
Việt Nam là một quốc gia có sự khác nhau rất lớn về các điều kiện giữa các vùng
miền địa phương, vì vậy tổ chức hợp lý các đơn vị hành chính – lãnh thổ ở Việt Nam
sẽ góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước, tức là hướng đến
phục vụ nhân dân một cách tốt nhất
Thứ hai, việc tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ theo cách thức như thế nào trước
hết phải dựa trên mô hình lý thuyết về tổ chức đơn vị hành chính - lãnh thổ. Tuy
nhiên trong lý thuyết tổ chức quyền lực nhà nước nói chung ở Việt Nam đã từng
được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều, còn về lý thuyết tổ chức đơn vị hành chính
– lãnh thổ dường như chưa được quan tâm thỏa đáng. Tìm hiểu lý thuyết chung về tổ
chức đơn vị hành chính – lãnh thổ để có những vận dụng hữu ích cho việc tổ chức
vấn đề này ở Việt Nam là một yêu cầu cấp bách về mặt lý luận đang đặt ra hiện nay.
Thứ ba, từ khi lập nước dân chủ năm 1945 đến nay các đơn vị hành chính – lãnh thổ
của Việt Nam đã được hình thành và cũng đã có nhiều sự thay đổi khác nhau qua các
thời kỳ lịch sử, đặc biệt là mỗi khi Hiến pháp mới được ban hành. Bên cạnh đó, việc
chia tách và sáp nhập các đơn vị hành chính – lãnh thổ cũng được tiến hành khá sinh
động cho phù hợp với yêu cầu quản lý trên mọi miền của đất nước. Tuy vậy, việc tổ
chức các đơn vị hành chính – lãnh thổ cho đến nay chưa thật sự hợp lý, tiết kiệm và
hiệu quả. Có khi việc sáp nhập các đơn vị hành chính – lãnh thổ lại diễn ra ồ ạt và