Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức các hoạt động khám phá cho học sinh trong dạy học hình học không gian ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG ĐỨC CHINH
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC
KHÔNG GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN, 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG ĐỨC CHINH
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC
KHÔNG GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Trung
THÁI NGUYÊN, 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Xác nhận
của Người hướng dẫn khoa học
TS. Trần Trung
Tác giả luận văn
Hoàng Đức Chinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3
i
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục ............................................................................................................i
Danh mục chữ viết tắt .....................................................................................ii
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..........................................5
1.1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ...................................5
1.1.1. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học ................................................5
1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ...........................................6
1.1.3. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực .......................................7
1.2. Phương pháp dạy học khám phá ..........................................................9
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................9
1.2.2. Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học khám phá...........................13
1.2.3. Tính chất của phương pháp dạy học khám phá ....................................17
1.3. Tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học.......................................18
1.3.1. Các hình thức, cấp độ của hoạt động khám phá ...................................18
1.3.2. Quy trình tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học toán.. ................25
1.3.3. Các thể hiện của hoạt động khám phá trong dạy học hình học .............29
1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ tổ chức hoạt động khám phá
trong dạy học hình học ở trường Trung học phổ thông. ...........................33
1.4.1. Khả năng sử dụng phần mềm hình học động tổ chức hoạt động khám
phá cho học sinh............................................................................................34
1.4.2. Sử dụng WebQuest để học sinh khám phá qua mạng...........................38
1.5. Thực tiễn dạy học hình học không gian theo hướng khám phá ở
trường Trung học phổ thông ......................................................................41
1.6. Kết luận chương 1 ..............................................................................45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn4
Chương 2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN LỚP 11 Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.......................................................................46
2.1. Định hướng tổ chức các hoạt động khám phá cho học sinh trong
dạy học hình học không gian ở trường Trung học phổ thông với sự hỗ
trợ của công nghệ thông tin.. ......................................................................46
2.1.1. Nội dung chương trình Hình học không gian lớp 11 (Nâng cao) ở
trường Trung học phổ thông..........................................................................46
2.1.2. Định hướng tổ chức hoạt động khám phá cho học sinh trong dạy học
hình học không gian với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin...........................48
2.2. Lựa chọn phần mềm hình học động hỗ trợ tổ chức hoạt động
khám phá cho học sinh trong dạy học hình học không gian ở trường
Trung học phổ thông...................................................................................53
2.2.1. Tổng quan một số loại phần mềm hình học động hiện nay ..................53
2.2.2. Các chức năng hỗ trợ dạy học hình học không gian của phần mềm
Cabri3D.........................................................................................................55
2.3. Khai thác phần mềm Cabri3D tổ chức các hoạt động khám phá
hình học không gian cho học sinh trong các tình huống dạy học điển hình...66
2.3.1 Khai thác phần mềm Cabri 3D tổ chức các hoạt động khám phá khi
dạy học khái niệm. ........................................................................................66
2.3.2 Khai thác phần mềm Cabri3D tổ chức các hoạt động khám phá khi
dạy học định lý..............................................................................................75
2.3.3 Khai thác phần mềm Cabri3D tổ chức các hoạt động khám phá khi
dạy học giải bài tập........................................................................................80
2.4. Kết luận chương 2 ................................................................................93
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. ..................................................94
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm..............................................................94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5
3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm. .............................................................94
3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm................................................................95
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm. ...............................................................97
3.5. Kết luận chương 3. ...............................................................................101
KẾT LUẬN................................................................................................102
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦATÁC GIẢ CÓ
LIẾN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ...................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................104
PHỤ LỤC ...................................................................................................107
Phụ lục 1. ....................................................................................................107
Phụ lục 2... ..................................................................................................110
Phụ lục 3.. ...................................................................................................112
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn6
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt Viết đầy đủ
CNTT Công nghệ thông tin
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
DHKP Dạy học khám phá
ĐC Đối chứng
GV Giáo viên
HĐ Hoạt động
HĐTP Hoạt động thành phần
HHKG Hình học không gian
HS Học sinh
MTĐT Máy tính điện tử
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
PMDH Phần mềm dạy học
PMHHĐ Phần mềm hình học động
PPDHKP Phương pháp dạy học khám phá
PPDHTC Phương pháp dạy học tích cực
PTTQ Phương tiện trực quan
SGK Sách giáo khoa
THPT Trung học phổ thông
TN Thực nghiệm
TNSP Thực nghiệm sư phạm
VD Ví dụ
[1] Tài liệu số 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT)
đã mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của công nghệ. CNTT được ứng dụng
trong hầu hết các lĩnh vực của xã hội, kinh tế, văn hóa, tiêu biểu như trao đổi
thư tín, thư viện điện tử, chính phủ điện tử, giáo dục điện tử. Việc ứng dụng
CNTT trở thành xu hướng, là nhu cầu thiết yếu để nâng cao hiệu quả hoạt
động của con người trong bất cứ lĩnh vực nào, đặc biệt trong lĩnh vực giáo
dục. Xuất phát từ những ưu điểm về mặt kĩ thuật và tiềm năng về mặt sư
phạm của CNTT mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định CNTT là một phương
tiện quan trọng góp phần đổi mới giáo dục. Dạy học Toán với sự hỗ trợ của
CNTT sẽ góp phần tạo nên môi trường học tập mang tính tương tác cao, giúp
học sinh (HS) học tập hiệu quả hơn, giáo viên (GV) có cơ hội tốt để xây dựng
các kịch bản sư phạm phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS, phát triển tư
duy, nhân cách của HS. Hiện nay, các sản phẩm CNTT phục vụ cho việc dạy
và học môn Toán khá phong phú, giáo viên sẽ có điều kiện tạo tình huống có
vấn đề, phát huy hứng thú nhận thức của HS trong các giờ học toán.
Trong chương trình Trung học phổ thông (THPT), Hình học là môn
học có tầm quan trọng rất lớn đối với học sinh. Nó không những trang bị cho
học sinh những kiến thức cơ bản về hình học mà còn là phương tiện để học
sinh rèn luyện các phẩm chất trí tuệ và các kỹ năng nhận thức. Trong quá
trình vận dụng kiến thức giải các bài tập về chứng minh, dựng hình, quỹ tích
học sinh có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy thuật giải và tư duy biện chứng.
Tuy nhiên kiến thức hình học, đặc biệt là hình học không gian, là mảng kiến
thức khó đối với học sinh. Chính vì vậy trong dạy học hình học không gian
việc sử dụng các phương tiện trực quan là rất cần thiết. Xu thế chung của vấn
đề đổi mới PPDH môn Toán ở nhiều nước là phải sử dụng nhiều loại hình
phương tiện dạy học nhằm hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy hoạt động nhận thức tích
cực của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn8
2
Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, có nhiều phương pháp
mới được vận dụng vào bài giảng bên cạnh các phương pháp dạy học truyền
thống như: Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo
nhóm nhỏ, dạy học theo lý thuyết tình huống, dạy học khám phá,....Tất cả các
phương pháp đó đều có thể vận dụng và phối hợp một cách nhuần nhuyễn để
đạt được mục đích dạy học. Giáo viên cần nắm chắc các phương pháp, biết
được điểm mạnh của mỗi phương pháp từ đó có cách phối hợp các phương
pháp cho phù hợp. Thực tế ở trường THPT việc vận dụng dạy học khám phá
trong các tiết dạy còn hạn chế, giáo viên còn chưa chú trọng tới vận dụng
PPDH này. Nguyên nhân là do chưa có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu
về PPDH này cung cấp cho giáo viên. Việc tổ chức các hoạt động khám phá
trong dạy học Hình học không gian ở trường THPT sẽ có ưu điểm: thời gian
học sinh giải quyết bài toán nhiều hơn cho nên khả năng làm việc độc lập của
học sinh cao hơn, phát huy được ý thức tự chủ của học sinh, phát huy được
tính sáng tạo của học sinh, và từ đó rèn luyện khả năng tự học của học sinh,
đó là điểm mạnh của dạy học khám phá. Theo các công trình nghiên cứu của
các tác giả Jerome Bruner, Nguyễn Bá Kim, Đào Tam, Bùi Văn Nghị, Lê Võ
Bình ... đều xác định nếu giáo viên biết tạo ra các tình huống phù hợp với
nhận thức của HS để trên cơ sở kiến thức đã có, học sinh khảo sát tìm tòi kiến
thức mới thì việc học tập khám phá sẽ đem lại kết quả tốt hơn so với nhiều
hình thức học tập khác.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức các
hoạt động khám phá cho học sinh trong dạy học Hình học không gian ở
trường Trung học phổ thông với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin".
2. Mục đích nghiên cứu
Khai thác một số ứng dụng của CNTT vào việc tổ chức các hoạt động
khám phá cho học sinh trong dạy Hình học không gian góp phần nâng cao
hiệu quả dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9
3
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Sách giáo khoa,các phần mềm dạy
học,những hoạt động khám phá của học sinh trong dạy học Hình học không
gian ở trường Trung học phổ thông với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
3.2. Đối tượng nghiên cứu :Quá trình dạy học môn Toán cho học sinh
Trung học phổ thông với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
3.3. Phạm vi nghiên cứu: Khai thác phần mềm hình học động và
WebQuest hỗ trợ hoạt động khám phá kiến thức hình học không gian của học
sinh lớp 11 Trung học phổ thông (Nâng cao).
4. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở nội dung sách giáo khoa THPT, nếu sử dụng CNTT một
cách hợp lý trong tổ chức các hoạt động khám phá cho học sinh thì sẽ phát
huy tích tích cực học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
hình học không gian.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về dạy học khám phá (DHKP). Phân
tích bản chất và hình thức tổ chức phương pháp dạy học khám phá. Hệ thống
hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng CNTT trong dạy học môn
Toán ở trường THPT theo hướng DHKP.
5.2. Khai thác CNTT trong tổ chức các hoạt động khám phá với các
tình huống dạy học điển hình trong chương trình hình học không gian góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường THPT.
5.3. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học và đánh
giá tính khả thi, hiệu quả của việc sử dụng CNTT hỗ trợ tổ chức các hoạt
động khám phá cho học sinh trong dạy học hình học không gian ở trường
Trung học phổ thông .
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về
các vấn đề liên quan đến đề tài của luận văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn10
4
6.2 Phương pháp điều tra – quan sát: Quan sát, thăm dò thực trạng về
vấn đề sử dụng CNTT làm phương tiện trực quan trong dạy học môn Toán ở
trường phổ thông qua các hình thức: Dạy thử nghiệm, sử dụng phiếu điều tra,
dự giờ, quan sát, phỏng vấn trực tiếp.
6.3. Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy thực nghiệm tại một số trường
THPT để xem xét tính khả thi và hiệu quả của các nội dung nghiên cứu được
đề xuất. Thiết kế WebQuest về một số chủ đề hình học không gian cho học
sinh. Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.
7. Đóng góp của luận văn
7.1. Hệ thống hóa tư liệu về phương pháp dạy học khám phá và sử
dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THPT theo hướng DHKP .
7.2. Nghiên cứu thực tiễn dạy học hình học không gian theo hướng
DHKP hiện nay ở trường THPT. Thiết kế một số hoạt động khám phá cho học
sinh trong dạy học hình học không gian có sự hỗ trợ của CNTT.
7.3. Kết quả luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo
viên Toán khi vận dụng DHKP trong dạy học góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học môn Toán ở trường THPT.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được trình bày
trong ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2. Tổ chức các hoạt động khám phá cho học sinh trong dạy học
hình học không gian lớp 11 ở trường Trung học phổ thông với sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
Luận văn có sử dụng 31 tài liệu tham khảo và có 3 Phụ lục kèm theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn11
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
1.1.1 Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định: "Phải đổi mới
phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo của học sinh. Từng bước áp dụng các phương pháp
tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và
thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS...".
Tại điều 5, chương I, Luật Giáo dục đã ghi: "Phương pháp giáo dục
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh;
bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê và ý chí vươn
lên”.
Sự phát triển xã hội và đổi mới đất nước trong thời kỳ hội nhập đang
đòi hỏi cấp bách nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Mục tiêu giáo dục
trong thời đại mới là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những kiến thức, kỹ
năng có sẵn cho HS mà điều đặc biệt quan trọng là phải bồi dưỡng cho HS
năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Trong quá trình dạy học, cùng
với những thay đổi về mục tiêu, nội dung, cần có những thay đổi căn bản về
phương pháp dạy học (hiểu theo nghĩa rộng gồm cả hình thức, phương tiện và
kiểm tra, đánh giá). Tồn tại của PPDH hiện nay là việc GV thường cung cấp
cho HS những tri thức dưới dạng có sẵn, thiếu yếu tố tìm tòi, phát hiện; việc
GV dạy chay, áp đặt kiến thức khiến HS thụ động trong quá trình chiếm lĩnh
tri thức. Đây là những lý do dẫn tới nhu cầu đổi mới PPDH nhằm đáp ứng yêu
cầu đào tạo con người lao động sáng tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá -
hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn12