Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình yêu, sắc đẹp nhìn dưới quan điểm di truyền học pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tình yêu, sắc đẹp nhìn dưới quan điểm di
truyền học
Nguyễn Văn Tuấn
Cách đây trên dưới nửa thế kỉ, Nhà thơ Xuân Diệu thắc mắc: “Vì sao giáp
mặt buổi đầu tiên / Tôi đã đày thân giữa xứ phiền.” Quả là một vấn đề
đáng tìm hiểu: tại sao đôi trai gái chưa bao giờ gặp nhau lần nào trước đó,
mà chỉ một lần diện kiến đã cảm thấy mến nhau, mến đến nỗi phải khổ
thân nơi xứ phiền. Tín hiệu nào và nó đến từ đâu đã gây nên hiện tượng
Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ, hay khiến cho Kim Trọng chỉ một lần
gặp Thúy Kiều mà Tình trong như đã, mặt ngoài còn e? Đành rằng tình
yêu không có biên giới, nhưng tại sao chị X lấy anh A, mà không là anh B;
hay anh C phải lòng với chị Y, mà không là một chị khác? Thế lực và cơ
duyên nào đã gây nên sự kết tóc xe duyên một cách cực kì cụ thể, và
trong nhiều trường hợp, có một không hai, này? Duyên nợ? Số phận?
Cũng có thể lắm. Nhưng duyên nợ và số phận là gì?
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?
Để trả lời cho câu hỏi trên, có lẽ ta cần phải trước hết định nghĩa thế nào
là "tình yêu". Cũng như nhiều đặc tính khác, tình yêu có thể được định
nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau, và bằng mọi thứ ngôn ngữ. Nhìn
qua các từ điển của người Anh, Mĩ, tôi thấy họ định nghĩa tình yêu qua
những danh từ như affection (trìu mến), attachment (gắn bó) hay devotion
(hiến dâng). Theo họ, tình yêu là một trạng thái tâm thần có tính đạo đức
cao độ, mà trong đó sự trìu mến và chung thủy được dành đặc biệt cho
một người. Có lẽ người Anh, Mĩ vốn máy móc, nên định nghĩa về tình yêu
của họ không được uyển chuyển như người Việt Nam ta. Không như anh