Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những sắc màu tình yêu trong truyện vừa “sonechka” của ludmila ulitskaya.
PREMIUM
Số trang
68
Kích thước
897.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1133

Những sắc màu tình yêu trong truyện vừa “sonechka” của ludmila ulitskaya.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đề tài:

NHỮNG MÀU SẮC TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN VỪA

“SONECHKA”CỦA LUDMILA ULITSKAYA

Người hướng dẫn:

Th.S Vũ Thường Linh

Người thực hiện:

Hồ Hưng Đáng

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi

thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên – Th.S Vũ

Thường Linh. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của

nội dung khoa học trong công trình này.

Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2013

Sinh viên

Hồ Hưng Đáng

3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Vũ

Thường Linh đã tận tình, chu đáo giúp đỡ, hướng dẫn tôi

hoàn thành khóa luận này.

Xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo khoa Ngữ Văn

trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình

ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt

quá trình nghiên cứu.

Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2013

Sinh viên

Hồ Hưng Đáng

4

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Xuất hiện giữa lúc văn học Nga cần một cơn gió mới và lạ hơn, đặc

biệt là văn xuôi nữ cần có những tiếng nói riêng để khẳng định mình giữa

bối cảnh văn học Nga đương đại những năm cuối thập niên 80 – đầu thập

niên 90. Ludmila Ulitskaya được đánh giá là một trong số những nhà văn nữ

vô cùng cá tính và nữ tính trong văn học Nga đương đại. Bà đã đem tâm

huyết, trí lực dồi dào của mình để xây dựng nên hình tượng người phụ nữ

mang dáng dấp của thời đại, chứ không đơn thuần chỉ là hiện thân của tư

tưởng tác giả dù cho nỗi niềm lớn nhất trong cuộc đời của thế hệ tác giả này

vẫn là những suy tư, trăn trở về tình yêu thương và hạnh phúc gia đình. Có

thể nói nền văn học Nga đương đại trở nên nổi tiếng hơn nhờ có những sáng

tác mang đậm tính nữ và Ludmila Ulitskaya là một trong số những nhà văn

nữ đã có đóng góp rất lớn trong công cuộc đưa văn học Nga trở về với

những mạch nguồn nhân văn truyền thống, với những sáng tác mà tư tưởng

chính là tình yêu thương con người. Không cần đến những câu từ ồn ào, văn

phong mạnh mẽ, cao siêu mà chỉ bằng những trải nghiệm chân thực, giản dị

đời thường của một người phụ nữ, Ludmila Ulitskaya đã mang tất cả những

xúc cảm có được từ cuộc sống gửi gắm vào trong những sáng tác của mình.

Với truyện vừa Sonechka (1993) – một trong số những tác phẩm được trao

giải Medicis – giải thưởng của Pháp dành cho tác phẩm văn học nước ngoài

hay nhất, Ludmila Ulitskaya đã viết về chủ đề gia đình với cách thể hiện tình

yêu rất riêng của những nhân vật trong tác phẩm. Mỗi con người trong tác

phẩm đã tự tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc cho mình bằng những biểu hiện

khác nhau, nhưng tựu trung lại, những sự thể hiện đó cũng là mong muốn

được sống thật nhất với chính mình và cuộc đời. Có thể nói những quan

niệm về tình yêu của một tác giả nữ như Ludmila Ulitskaya trong truyện vừa

5

Sonechka đã nói hộ lòng của biết bao dân tộc sống trên trái đất này chứ

không riêng gì những con người ở nước Nga. Đó là lí do chúng tôi quyết

định chọn Những sắc màu tình yêu trong truyện vừa “Sonechka” của

Ludmila Ulitskaya làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Văn học Nga đương đại là mảng văn học tươi mới, trẻ trung, là mảng

văn học vô cùng quan trọng trong lịch sử văn học Nga, là giai đoạn chuyển

mình cần thiết để tiến tới sự thống nhất sau thời gian dài bị chia cắt thành

nhiều mảng như văn học Xô Viết chính thống (văn học hiện thực xã hội chủ

nghĩa), văn học Xô Viết không chính thống (văn học Xô Viết ngầm) và văn

học Nga hải ngoại. Văn học Nga đương đại phát triển theo đúng như quy

luật phát triển của vô vàn những hiện tượng văn học khác trong lịch sử loài

người. Đây là mảng văn học với những nét nghệ thuật mới mẻ mang tính

tổng hợp, bao gồm cả những truyền thống được lựa chọn để kế thừa và cả

tính hiện đại như cái tất yếu phải nảy sinh.

Bối cảnh phát triển của mảng văn học đương đại, nói một cách ngắn

gọn, là đất nước sau cải tổ, và sau đó là sự sụp đổ của nhà nước Xô Viết.

Công khai, dân chủ, tự do ngôn luận có nghĩa là không còn những khu vực,

những đề tài cấm kỵ, không có “chủ nghĩa” nào là độc quyền, nghệ thuât ṭ ừ

đó cũng đươc t ̣ ựdo phá

t triển hơn. Tuy nhiên, văn hoc đương đ ̣ ai Nga v ̣ ân ̃

thừa kế đươc ṃ ôt xu th ̣ ế quan trong c ̣ ủa văn hoc c ̣ ổ điển, văn hoc Xô Vi ̣ ết,

đó

là

luôn đồng hành cùng các nhà

tư tưởng để tìm ra con đường đi đúng

đắn cho dân tôc ṃ ình. Bức tranh toàn cảnh văn hoc Nga th ̣ ờ

i hâu Xô Vi ̣ ết

vân đang đư ̃ ơc v ̣ ẽnên vớ

i những đường né

t đa dang v ̣ à phức tap, không d ̣ ễ

nắm bắt. Nhiều chiều hướng, nhiều tác giả

, tác phẩm mớ

i khác la ̣thờ

i Xô

Viết xuất hiên ḳ ế tuc ṿ à

thay thế nhau. Đinh h ̣ ình văn hoc Nga như trư ̣ ớc đây

là viêc không d ̣ ễdàng. Những sáng tác và đóng góp của Ludmila Ulitskaya

6

được đề cập đến trong các giáo trình văn học ở Nga theo khảo sát của các tác

giả như: G. Nephagina trong giáo trình “Văn học Nga cuối thế kỉ XX”; N.

Leiderman và M. Lipovetsky trong giáo trình “Văn học Nga đương đại:

1950 – 1990”; S. Timina và V. Alphosop trong giáo trình “Văn học Nga thế

kỉ XX. Các trường phái, trào lưu, phương pháp nghệ thuật”.

Các vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu trong sáng tác của

Ludmila Ulitskaya: Vấn đề “Không gian – thời gian trong tiểu thuyết

Chuyện rắc rối của Kukoxky” được tìm hiểu trong công trình của G.

Ermosina và I. Nekrasovna; Vấn đề “đặc sắc thể loại tiểu thuyết Chuyện rắc

rối của Kukoxky” được tìm hiểu trong công trình của N.Vakurova và

L.Moskovkin; Vấn đề “đặc sắc tiểu thuyết Daniel Stein – người phiên dịch”

được tìm hiểu trong công trình của S.Beliakov, M.Gorelik, Iu.Maletsky và

I.Rotnyanskaya; Vấn đề “Quan hệ liên văn bản với huyền thoại trong tiểu

thuyết Medea và con cháu của bà” được tìm hiểu trong công trình nghiên

cứu của N. Egorova, M. Zliagina, T. Prokhorova, T. Rovenskaya và vấn đề

“Ý nghĩa tiêu đề các tiểu thuyết của Ludmila Ulitskaya” được tìm hiểu trong

công trình nghiên cứu của Iu. Sergeeva N. Leiderman và M. Lipovetsky.

Ở Nga còn có các luận án tiến sĩ nghiên cứu về Ludmila Ulitskaya và

những sáng tác của bà: Pobivailo Oksana Viktorovna với công trình nghiên

cứu “Thi pháp huyền thoại trong văn xuôi Ludmila Ulitskaya” (2009). Ở

chương đầu tiên, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề “Huyền thoại về nguồn

gốc vũ trụ trong văn xuôi Ludmila Ulitskaya” với những tác nhân xoay

quanh vũ trụ như: con người, vai trò của gia đình, thế giới đồ vật, tín

ngưỡng, những nét đặc sắc của sự mô hình hóa không – thời gian hay vai trò

của lễ nghi trong huyền thoại cá nhân. Chương thứ hai, tác giả tiến hành khai

thác về vấn đề “Huyền thoại song sinh trong văn xuôi Ludmila Ulitskaya”.

Chương thứ ba, tác giả đi sâu vào nghiên cứu “Huyền thoại cá nhân của

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!