Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao xứ quảng.
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
742.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1732

Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao xứ quảng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

***

NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

TRONG CA DAO XỨ QUẢNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, 05/2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

***

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

TRONG CA DAO XỨ QUẢNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:

TS. LÊ ĐỨC LUẬN

Người thực hiện:

NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT

(Khóa 2010 - 2014)

Đà Nẵng, tháng 5/2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi thực hiện

dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Đức Luận và chưa từng công bố trong bất cứ

công trình nào khác.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Nguyệt

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của quý thầy

cô, những người thân trong gia đình và bạn bè thì tôi đã hoàn thành khóa

luận tốt nghiệp này.

Bằng tấm lòng tri ân sâu sắc tôi xin gửi lời cám ơn đến các Thầy Cô

trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đặc biệt là thầy

giáo, TS. Lê Đức Luận – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình

thực hiện khóa luận.

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Thư viện trường Đại học

Sư phạm Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho tôi những tư liệu

cần thiết và quý giá để chúng tôi có cơ sở nghiên cứu đề tài.

Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình

hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Nguyệt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 3

3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6

4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 6

4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 6

5. Bố cục khóa luận........................................................................................... 6

NỘI DUNG ....................................................................................................... 7

CHƯƠNG MỘT: XỨ QUẢNG- ĐẶC ĐIỂM VÙNG ĐẤT VÀ VĂN HÓA

DÂN GIAN ....................................................................................................... 7

1.1. Xứ Quảng – đặc điểm vùng đất và con người ........................................... 7

1.1.1. Lịch sử hình thành vùng đất.................................................................... 7

1.1.2. Đặc điểm về địa lí, dân cư..................................................................... 11

1.1.3. Nét đẹp con người xứ Quảng ................................................................ 14

1.1.4. Danh nhân văn hóa, lịch sử................................................................... 18

1.2. Xứ Quảng – đặc điểm văn hóa dân gian .................................................. 20

1.2.1. Những di chỉ, địa danh mang dấu ấn văn hóa – lịch sử........................ 20

1.2.2. Đặc sản quê hương................................................................................ 23

1.2.3. Phong tục, lễ hội và tín ngưỡng ............................................................ 25

1.2.4. Đặc điểm văn học dân gian xứ Quảng .................................................. 27

Tiểu kết:........................................................................................................... 30

CHƯƠNG HAI: CẢNH SẮC VÀ HƯƠNG VỊ XỨ QUẢNG....................... 31

2.1. Niềm tự hào danh lam thắng cảnh và vẻ đẹp trù phú của địa phương..... 31

2.2.1. Niềm tự hào danh lam thắng cảnh địa phương ..................................... 31

2.2.2. Niềm tự hào vẻ đẹp trù phú của địa phương......................................... 37

2.2. Hương vị sản vật quê hương .................................................................... 41

2.2.1. Đặc sản quê hương................................................................................ 41

2.2.2. Những món ăn đậm đà hương vị quê nhà ............................................. 48

Tiểu kết:........................................................................................................... 51

CHƯƠNG BA: XỨ QUẢNG - CHAN CHỨA NGHĨA TÌNH VÀ GIÀU

TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VĂN HÓA ..................................................... 53

3.1. Xứ Quảng – vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa ....................... 53

3.1.1. Vùng đất của những chiến công lịch sử................................................ 53

3.1.2. Vùng đất giàu nét đẹp văn hóa.............................................................. 58

3.1.3.Vùng đất của những làng nghề truyền thống ......................................... 61

3.2. Xứ Quảng – vùng đất mang niềm yêu thương và chan chứa nghĩa tình . 64

3.2.1. Khúc ca về tình yêu quê hương, làng xóm ........................................... 64

3.2.2. Tình cảm gia đình đằm thắm................................................................. 66

3.2.3. Tình yêu lứa đôi mặn nồng ................................................................... 70

Tiểu kết:........................................................................................................... 76

KẾT LUẬN..................................................................................................... 77

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 79

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Văn học dân gian là cái nôi văn hóa, văn học của mỗi quốc gia. Đối với

người Việt Nam thì văn học dân gian thực sự là một tài sản tinh thần vô cùng

quý giá với nền văn minh quốc gia và sự phát triển văn hóa truyền thống.

Những giá trị tinh hoa ấy từ xưa đến này vẫn được nhân dân duy trì, bảo tồn,

phát triển và trân trọng.

Ca dao là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống văn học

dân gian của dân tộc. Với những biến cố trên suốt chiều dài lịch sử, ca dao

vẫn luôn giữ trong mình những bản sắc văn hóa khu vực và dân tộc. Ca dao

luôn là những khúc hát muôn đời in sâu trong tâm thức của mỗi con người.

Đó là những khúc hát về tình yêu quê hương đất nước. Đó là tình cảm gia

đình gắn bó sâu nặng giữa mọi thành viên trong gia đình. Đó còn là tình yêu

lứa đôi với muôn hình vạn trạng. Hay đó còn là những lời gửi gắm của cha

ông với con cháu để mong về sau mọi điều đều yên bình và thịnh vượng.

Những câu ca dao ấy cứ theo dần chúng ta qua từng năm tháng, làm cho

chúng ta thêm yêu cuộc sống, yêu đời, lạc quan hơn trong mọi việc và nhất là

làm cho chúng ta thêm yêu đất nước, con người, tự hào vì mình là người con

đất Việt, vùng đất giàu truyền thống văn hóa.

Tìm hiểu văn học dân gian nói chung và tìm hiểu ca dao nói riêng cũng

chính là tìm hiểu về nguồn cội, lịch sử hình thành và phát triển của nền văn

hóa, văn học dân gian từ xưa cho đến nay. Ta có thể tìm thấy những câu ca

dao ấy qua tổng thể nền văn hóa dân tộc hay qua những nền văn hóa vùng và

văn hóa địa phương khác nhau.

Xứ Quảng được biết đến với vùng đất thiêng của người Việt, bao gồm

hai tiểu vùng Quảng Nam – Đà Nẵng. Trong suốt chiều dài lịch sử và phát

triển của đất nước thì xứ Quảng cũng đã trải qua rất nhiều thăng trầm và biến

2

cố hào hùng của lịch sử dân tộc. Là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng

trong an ninh quốc gia và cũng là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế

văn hóa lớn nhất của dải đất miền Trung nói riêng, của cả nước nói chung.

Vùng đất này đã sản sinh ra rất nhiều những anh tài, danh nhân kiên trung ái

quốc trong quá trình hình thành và bảo vệ Tổ Quốc. Qua dấu ấn thời gian,

vùng đất này đã để lại nhiều dấu ấn văn hóa mang đậm bản chất văn hóa vùng

miền. Những dấu ấn ấy được thể hiện rất nhiều trong văn học dân gian Việt

Nam nói chung và văn hóa dân gian Đà Nẵng – Quảng Nam nói riêng.

Tình yêu quê hương đất nước là mảng đề tài được nhân dân ta nói đến

khá nhiều trong mỗi lời ăn tiếng nói, trong câu thơ, tiếng hát hằng ngày. Bởi

qua những câu ca hát, câu thơ, câu ca dao ấy, nhân dân đã phần nào đó thể

hiện lòng tự hào dân tộc lớn lao và còn thể hiện được tình yêu sâu đậm với

quê hương đất nước bao đời. Với đề tài “Tình yêu quê hương đất nước trong

ca dao xứ Quảng” tức là tìm hiểu riêng về nền văn hóa hai vùng đất Đà Nẵng

– Quảng Nam trong suốt tiến trình hình thành và phát triển văn hóa dân gian

của hai vùng đất này. Thông qua đề tài này có thể phần nào thể hiện rõ hơn

những đặc điểm về địa lí, lịch sử, dân cư, ngôn ngữ và những đặc sắc văn hóa

của con người xứ Quảng được thể hiện như thế nào trong từng câu ca dao nơi

này.

Chúng tôi chọn đề tài “Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao xứ

Quảng” trước hết là bởi tình yêu sâu sắc với mảnh đất đã gắn bó với tôi trong

một thời gian dài vừa qua. Chúng tôi cũng mong muốn qua sự đóng góp nhỏ

bé cuả bản thân mình để phần nào mang đến cho người đọc những hiểu biết

về văn hóa dân gian người xứ Quảng trong những câu ca dao về tình yêu đất

nước của con người nơi đây. Với tất cả những lí do trên, chúng tôi chọn dề tài

“Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao xứ Quảng” để làm đề tài

nghiên cứu cho mình.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!