Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình yêu quê hương, đất nước trong ca dao việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐHĐN
KHOA NGỮ VĂN
PHAN THỊ TRANG
TÌNH YÊU QUÊ HƢƠNG, ĐẤT NƢỚC
TRONG CA DAO VIỆT NAM
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐHĐN
KHOA NGỮ VĂN
PHAN THỊ TRANG
TÌNH YÊU QUÊ HƢƠNG, ĐẤT NƢỚC
TRONG CA DAO VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
VĂN HỌC VIỆT NAM
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PSG. TS. LÊ ĐỨC LUẬN
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Ngữ Văn. Đặc
biệt là các Thầy, Cô trong bộ môn Văn học Việt Nam đã tận tình chỉ dạy và trang bị
cho tôi những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng đường. Từ
đó, tạo tiền đề cũng như làm nền tảng cho tôi có thể hoàn thành được khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy Lê Đức Luận đã tận tình giúp đỡ, định hướng
cách tư duy và cách làm việc khoa học. Đó là những góp ý hết sức quý báu không
chỉ trong quá trình thực hiện khóa luận này mà còn là hành trang tiếp bước cho tôi
trong quá trình học tập và lập nghiệp sau này.
Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp 17SNV,
những người luôn sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ trong học tập và cuộc sống. Mong
rằng, chúng ta sẽ mãi mãi gắn bó với nhau.
Xin chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ luôn đồng hành cùng mọi người.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .....................................................................5
5. Bố cục khóa luận.................................................................................................5
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG...........................................................................6
1.1. Khái quát về đất nƣớc, con ngƣời và văn hóa Việt Nam. ..........................6
1.1.1. Lịch sử vùng đất Việt. ..............................................................................6
1.1.2. Đặc điểm về địa lí, dân cư........................................................................7
1.1.3. Phong tục, tập quán, lối sống .................................................................10
1.2. Đặc trƣng văn hóa Việt Nam ......................................................................11
1.3. Khái quát về ca dao .....................................................................................13
1.3.1. Khái niệm ...............................................................................................13
1.3.2. Nội dung chính của ca dao Việt Nam.....................................................14
1.3.3. Thể thơ....................................................................................................25
1.3.4. Đặc trưng nghệ thuật ..............................................................................26
1.4. Tiểu kết .........................................................................................................29
Chƣơng 2 NHỮNG PHƢƠNG DIỆN CỦA TÌNH YÊU QUÊ HƢƠNG,
ĐẤT NƢỚC TRONG CA DAO VIỆT NAM.............................................. 30
2.1. Tình yêu về danh lam thắng cảnh của đất nƣớc.......................................30
2.2. Tình yêu về món ăn đặc sản quê hƣơng ....................................................40
2.3. Tình yêu và niềm tự hào về lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc
của nhân dân Việt Nam......................................................................................49
2.4. Tiểu kết .........................................................................................................51
Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO TÌNH YÊU QUÊ HƢƠNG,
ĐẤT NƢỚC............................................................................................................................53
3.1. Các phƣơng thức tu từ biểu đạt. ................................................................53
3.1.1. Ẩn dụ ......................................................................................................53
3.1.2. So sánh....................................................................................................55
3.1.3. Nhân hóa.................................................................................................57
3.2. Hệ thống biểu tƣợng. ...................................................................................58
3.2.1. Biểu tượng về địa danh, vùng đất...........................................................58
3.2.2. Biểu tượng về mặt văn hóa.....................................................................60
3.2.3. Biểu tượng về khí phách con người Việt ...............................................62
3.3. Tiểu kết .........................................................................................................64
KẾT LUẬN. .............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong kho tàng văn học nước nhà, văn học dân gian chiếm một vị trí khá quan
trọng và có nội dung vô cùng phong phú, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống cũng
như của con người. Đó là những ước mơ, là khát khao cháy bỏng về cuộc sống, về
tình yêu cùng niềm hạnh phúc của những người dân lao động cần cù, chăm chỉ.
Đặc biệt, trong hệ thống văn học này chúng ta không thể không nhắc đến “ca
dao”, một thể loại quan trọng của văn học dân gian. Trải qua bao thăng trầm của
cuộc sống, bao biến cố của lịch sử nhưng nó vẫn quật cường, hiên ngang. Ca dao
khoác lên mình nét đẹp truyền thống của dân tộc để rồi cùng nó sống mãi với thời
gian. Nhắc đến ca dao Việt Nam người ta nhớ tới kho tài liệu đa dạng về phong tục,
tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân lao động.
Là kết quả của quá trình đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn của các bậc tiền bối đi
trước. Là những khúc hát về tình yêu con người, yêu thiên nhiên, đất nước,,, mà đến
nay vẫn luôn tồn tại trong lòng đồng bào ta. Mang trong mình những giai điệu trữ
tình phong phú nhưng không kém phần nhẹ nhàng, sâu lắng tình yêu quê hương đất
nước trong hệ thống ca dao Việt Nam còn đưa đến cho con người niềm cảm hứng
vô tận. Càng đi sâu vào tìm hiểu chúng ta càng cảm thấy gắn bó, yêu mến quê
hương mình hơn. Bởi quê hương mang nét đẹp truyền thống giản dị, là thứ tình cảm
thiêng liêng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Được tạo nên bởi những hình ảnh gần
gũi, không quá cầu kì hòa quyện cùng đó là nét đẹp mộc mạc của thiên nhiên, con
người xứ Việt. Bên cạnh đó là hệ thống ngôn ngữ giản dị, đời thường tạo nên sự gần
gũi, vì thế ca dao luôn đem đến sức hấp dẫn cho con người dù cuộc sống có đang
chuyển biến như thế nào.
Đi vào nghiên cứu đề tài Tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc trong ca dao Việt Nam
chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng văn học mang đậm chất truyền
thống của dân tộc. Qua đó giúp độc giả nhận thức được tầm quan trọng về ý nghĩa
của ca dao tình yêu quê hương đất nước, đồng thời đem đến cái nhìn mới mẻ về
2
nguồn tài nguyên ca dao của dân tộc, nắm bắt được sự vận động và phát triển của ca
dao Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của văn học, là vấn đề có giá trị vô cùng
to lớn đối với đời sống sinh hoạt của con người. Vì thế tình yêu quê hương, đất
nước trong ca dao luôn là đề tài tạo nên sự tò mò, hấp dẫn đối với những nhà nghiên
cứu cũng như thế hệ các bạn đọc từ trẻ đến già. Qua tìm hiểu cùng một số khảo sát
chúng tôi nhận thấy ca dao về tình yêu quê hương đất nước từ lâu đã được các nhà
nghiên cứu đi vào khám phá, đề cập trong một số công trình.
Trước hết là các công tình tổng quan về ca dao, tục ngữ việt Nam có thể kể
đến:
Công trình sưu tầm, nghiên cứu của tác giả Vũ Ngọc Phan Tục ngữ ca dao,
dân ca Việt Nam (2005) Ở cuốn sách này các tác giả đã làm rõ khái niệm, nguồn
gốc, sự hình thành, phát triển nội dung và các hình thức nghệ thuật của ca dao, tục
ngữ Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, tác giả còn chú ý làm rõ mối quan hệ giữa
ca dao với các thể loại văn học khác. [16].
Thứ hai là cuốn Lịch sử văn học việt Nam (1978) tập 1 (nhiều tác giả), văn học
dân gian phần 1 NXb TPHCM đã viết: “Ca dao là những bài hát có hoặc không có
chương khúc, sáng tác bằng những thể văn vần dân tộc (thường là lục bát) để miêu
tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm” [10, tr.3].
Hay có thể kể đến cuốn sách Tục ngữ ca dao Việt Nam (2012) của tác giả Vân
Anh sưu tầm và biên soạn. Ở cuốn sách này thì tác giả Vân Anh biên soạn và tổng
hợp chủ yếu về các chủ đề gần gũi với mỗi con người Việt như: Ca dao, tục ngữ về
thiên nhiên, quê hương, đất nước và con người Việt. Ca dao, tục ngữ về tình yêu
nam nữ, hôn nhân gia đình và chuyện tình cảm, cảm xúc của con người. Ca dao lịch
sử nói về các quan điểm lịch sử của Việt Nam, thường tập trung ở thời kỳ phong
kiến. [14].
Ngoài một số công trình như tôi vừa nêu trên, bản thân là sinh viên đang theo
học ở trường Đại học Sư Phạm, trong quá trình học tập chúng tôi còn được tiếp xúc