Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính từ trong thơ nôm hồ xuân hương.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
_____________
TRẦN THỊ HẢI LỆ
TÍNH TỪ TRONG THƠ NÔM
HỒ XUÂN HƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đà Nẵng, tháng 05/2014
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
_____________
TÍNH TỪ TRONG THƠ NÔM
HỒ XUÂN HƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn:
Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Người thực hiện:
TRẦN THỊ HẢI LỆ
(Khóa 2010-2014)
Đà Nẵng, tháng 05/2014
2
Qua một thời gian tìm hiểu, đến nay khóa luận tốt nghiệp của tôi đã được
hoàn thành. Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm
Khoa Ngữ văn; Ban giám hiệu trường trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, các thầy,
cô giáo đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứa tại khoa và trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo Th.S
Hồ Trần Ngọc Oanh, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Khóa luận được hình thành trong thời gian chưa dài và kinh nghiệm của bản
thân còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
sự chỉ bảo, các ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của
tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hải Lệ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
5. Bố cục khóa luận........................................................................................ 6
NỘI DUNG ................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.... 7
1.1. Tính từ..................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm từ loại tính từ tiếng Việt ...................................................... 7
1.1.2. Ranh giới phân định từ loại tính từ trong tiếng Việt.............................. 9
1.1.3. Phân loại tính từ trong tiếng Việt........................................................ 10
1.1.4. Chức năng ngữ pháp của tính từ tiếng Việt......................................... 11
1.2. Vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương và thơ Nôm Hồ Xuân Hương.......... 12
1.2.1. Hồ Xuân Hương –“ bà chúa thơ Nôm” ............................................... 12
1.2.2. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương – tiếng thơ mạnh mẽ ................................ 13
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT VÀ MIÊU TẢ TÍNH TỪ TRONG THƠ NÔM
HỒ XUÂN HƢƠNG................................................................................... 15
2.1. Thống kê tính từ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương ................................. 15
2.2. Khảo sát tính từ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương trên bình diện ngữ pháp .. 17
2.2.1. Tính từ là từ đơn................................................................................. 18
2.2.2. Tính từ là từ ghép ............................................................................... 22
2.2.3. Tính từ là từ láy .................................................................................. 23
2.3. Khảo sát tính từ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương trên bình diện ngữ nghĩa . 27
2.3.1. Tính từ chỉ tính chất - phẩm chất ........................................................ 28
2.3.2. Tính từ chỉ trạng thái .......................................................................... 30
2.3.3. Tính từ chỉ kích thước, số lượng......................................................... 33
2.3.4. Tính từ chỉ màu sắc ............................................................................ 34
2.4. Khả năng kết hợp của tính từ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.............. 36
2.4.1. Tính từ kết hợp với danh từ ................................................................ 36
2.4.2. Kết hợp với động từ............................................................................ 37
2.4.3. Kết hợp với tính từ ............................................................................. 38
2.4.4. Một số kết hợp khác ........................................................................... 38
CHƢƠNG 3. GIÁ TRỊ CỦA TÍNH TỪ TRONG THƠ NÔM
HỒ XUÂN HƢƠNG................................................................................... 40
3.1. Tính từ thể hiện sự quan sát tinh tế của Hồ Xuân Hương....................... 40
3.2. Tính từ góp phần thể hiện sắc thái biểu cảm.......................................... 43
3.3. Tính từ góp phần tăng thêm hình ảnh và nhạc điệu................................ 46
3.4. Tính từ góp phần quyết định giọng điệu thơ .......................................... 48
KẾT LUẬN................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 54
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, tính từ chiếm số lượng lớn và có
vị trí hết sức quan trọng. Trong văn thơ, tính từ được các nhà thơ, nhà văn sử
dụng để mô tả tính chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng và thông qua đó
nhằm bộc lộ suy nghĩ, thái độ của chủ thể. Đặc biệt là trong thơ, vì đặc trưng
“ít lời nhiều ý” mà tính từ trở nên rất quan trọng trong việc mô tả và biểu đạt
thái độ của chủ thể trữ tình. Do đó, để thành công, nhà thơ cần sử dụng tính từ
như một công cụ không thể thiếu trong quá trình sáng tác của mình.
1.2. Cho đến nay, Hồ Xuân Hương luôn là hiện tượng tốn nhiều giấy bút
của các nhà nghiên cứu, vẫn còn khá nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ về cuộc
đời và thơ văn của bà. Tuy số lượng thơ để lại không nhiều, nhưng với tài
dùng chữ và cách biến tấu đặc sắc trong thơ Nôm, bà đã để lại cho nền văn
học Việt Nam những tác phẩm độc đáo. Vì vậy, nội dung và nghệ thuật thơ
Hồ Xuân Hương ngày càng được quan tâm và nghiên cứu sâu sắc hơn. Đến
với thơ nữ sĩ Hồ Xuân Hương là đến với sự phá cách độc đáo, đến với sự táo
bạo trong tâm hồn của người phụ nữ dám dấu tranh đòi quyền sống cho mình.
Thơ bà không bị gò ép trong quy tắc chặt chẽ của niêm, luật, vận, đối, cũng
như không chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Thơ bà đi trước thời đại,
mang đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ từ nội dung đến nghệ thuật.
Nhà thơ Xuân Diệu đã từng tôn vinh Hồ Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm”.
Và từ đó cho đến nay, hiện tượng “bà chúa” ấy vẫn luôn hấp dẫn các nhà
nghiên cứu. Thơ của bà đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và đều
nhận được nhiều lời tán thưởng.
Bên cạnh việc sử dụng nhiều từ láy và động từ mạnh, Hồ Xuân Hương
còn sử dụng một lượng lớn các tính từ trong các tác phẩm của mình. Những
2
tính từ này giúp tác giả không chỉ mô tả sự vật sinh động hơn mà còn bày tỏ
được thái độ của mình. Từ trước đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu
về thơ Hồ Xuân Hương, tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu về tính từ trong thơ bà. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về giá trị của
tính từ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tính từ
trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương” để nghiên cứu. Với đề tài này, chúng tôi
chỉ mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc đưa ra một cái nhìn về
thực tế tồn tại của lớp từ này trong các tác phẩm của Hồ Xuân Hương; bên
cạnh đó hi vọng công trình cũng sẽ giúp ích cho công việc giảng dạy và
nghiên cứu ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương trong nhà trường.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính từ trong thơ Nôm Hồ Xuân
Hương.
Phạm vi nghiên cứu: Để tìm hiểu đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát,
nghiên cứu tính từ trong tập “Thơ Hồ Xuân Hương” do Nguyễn Thu Hà biên
tập, Nhà xuất bản Văn học, 2008.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu, tiếp cận một tác phẩm dưới góc độ ngôn ngữ nói chung
đang ngày càng được quan tâm. Đặc biệt là nghiên cứu dưới bình diện từ loại,
trong đó có từ loại tính từ. Trong gần hai mươi năm trở lại đây, những công
trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, cử nhân nghiên cứu về sự đóng
góp tính từ vào tác phẩm văn học ngày một nhiều. Cụ thể là các công
trình:“Khảo sát từ loại tính từ trong Truyện Kiều” của Nguyễn Thị Kim
Anh,“ Khảo sát nhóm từ biểu thị màu sắc trong thơ Mới” của Nguyễn Thị
Ngọc Quỳnh,“Nhóm từ biểu thị hương vị trong thơ Mới” của Nguyễn Thị
Ngân, “Tính từ mô phỏng trong tập thơ “ Góc sân và khoảng trời” của Trần
3
Đăng Khoa” của Hoàng Thị Yến, “Cách sử dụng tính từ chỉ màu sắc trong
truyện thiếu nhi của Tô Hoài” của Phạm Thị Trang.
Một số công trình nghiên cứu tính từ của các nhà nghiên cứu khác như:
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hường trong bài “Đặc điểm tính từ chỉ lượng
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”, đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và Đời
sống, số 8(214)-2013, đã chỉ rõ vai trò của tính từ tiếng Việt trong việc biểu
đạt tư tưởng của tác phẩm. Theo tác giả, tính từ “kết hợp với các từ thuộc các
trường nghĩa khác để chỉ thời gian, chỉ đặc điểm về trí tuệ nhưng chủ yếu chỉ
đặc điểm tâm lí, những cung bậc tình cảm, thế giới nội tâm muôn màu muôn
vẻ của đời sống tinh thần con người”[3, tr.43].
Tác giả Nguyễn Thị Nhung trong chuyên luận Định tố tính từ trong tiếng
Việt cũng đã nhắc đến chức vụ ngữ pháp chính của tính từ trong các ngôn ngữ
thế giới: làm thành tố phụ cho danh từ. Riêng trong tiếng Việt, chức vụ ngữ
pháp chính của tính từ là chức vụ định tố. [6].
Về ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương, đã có không ít lời bình, nghiên
cứu trên nhiều bình diện:
G.S Lê Trí Viễn trong bài Đôi điều về thơ Hồ Xuân Hương đã nhận định:
“Sở dĩ ngôn ngữ Hồ Xuân Hương lột được mọi ý đồ của nữ sĩ chính vì cái tài
vô song của người vận dụng. Cái tài ấy chẳng khác cái tài của người làm xiếc.
Vượt xa trên mức tưởng tượng. Tài tình như thần thông biến hóa. Dân gian
mà cổ điển. Điêu luyện mà cứ hồn nhiên” [10, tr.34].
Tiếp tục khai thác cách dùng chữ của Hồ Xuân Hương, trong bài Xuân
Hương thi sĩ cảm giác, G.S Lê Trí Viễn nhận xét: “Tác giả khéo léo chọn
những chữ cực kì thích hợp bóng bẩy để kết tinh cảm giác một cách sắc
cạnh.” [10, tr.136].
Lê Hoài Nam cũng đã ca ngợi lối dùng từ của Hồ Xuân Hương độc đáo,
thể hiện cá tính mạnh mẽ: “Có những tiếng như hõm hòm hom, trơ toen hoẻn,