Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh
PREMIUM
Số trang
180
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1630

Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐÀO THỊ CHÂM

TÍNH TỪ TRONG MẮT BIẾC

CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2021

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐÀO THỊ CHÂM

TÍNH TỪ TRONG MẮT BIẾC

CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 8 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHUNG

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Tính từ trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật

Ánh” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Các số liệu, kết quả

trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác.

Tác giả luận văn

Đào Thị Châm

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự

quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo PGS. TS.

Nguyễn Thị Nhung, người đã luôn quan tâm, khích lệ, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường Đại học Sư

phạm Thái Nguyên; các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, quan tâm, tạo

điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2021

Tác giả

Đào Thị Châm

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii

MỤC LỤC ...................................................................................................................iii

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... v

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 5

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát................................................... 5

5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5

6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 6

7. Bố cục của luận văn.................................................................................................. 6

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................... 7

1.1. Khái quát về tính từ tiếng Việt............................................................................... 7

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm ....................................................................................... 7

1.1.2. Vấn đề ranh giới của tính từ tiếng Việt .............................................................. 7

1.1.3. Phân loại tính từ.................................................................................................. 8

1.1.4. Bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng của tính từ..................................................... 8

1.2. Nguyễn Nhật Ánh và tiểu thuyết Mắt biếc .......................................................... 20

1.2.1. Giới thiệu về Nguyễn Nhật Ánh ....................................................................... 20

1.2.2. Giới thiệu về tiểu thuyết Mắt biếc .................................................................... 22

1.3. Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 23

Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TÍNH TỪ TRONG MẮT

BIẾC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ........................................................................ 25

2.1. Thống kê tình hình sử dụng tính từ trong Mắt biếc............................................. 25

2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của định tố tính từ trong Mắt biếc...................................... 26

2.2.1. Khái quát về bình diện ngữ nghĩa của định tố tính từ trong Mắt biếc.............. 26

2.2.2. Định tố tính từ có chức năng hạn định (định tố tính từ hạn định) trong Mắt biếc ... 27

2.2.3. Định tố tính từ có chức năng miêu tả (định tố tính từ miêu tả) trong Mắt biếc....... 35

iv

2.2.4. Nhận xét về chức năng ngữ nghĩa của định tố tính từ trong Mắt biếc ............ 40

2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của vị ngữ tính từ trong Mắt biếc....................................... 40

2.3.1. Khái quát về bình diện ngữ nghĩa của vị ngữ tính từ trong Mắt biếc............... 40

2.3.2. Vị ngữ tính từ biểu thị đặc điểm ở bản thân sự vật (nhóm A).......................... 42

2.3.3. Vị ngữ tính từ biểu thị đặc điểm được xác định thông qua quan hệ hoặc

tác động qua lại giữa sự vật với đối tượng khác (nhóm B).............................. 48

2.3.4. Nhận xét về chức năng ngữ nghĩa của vị ngữ tính từ trong Mắt biếc .............. 51

2.4. Đặc điểm ngữ nghĩa của bổ tố tính từ trong Mắt biếc ......................................... 52

2.4.1. Khái quát về bình diện ngữ nghĩa của bổ tố tính từ trong Mắt biếc ................. 52

2.4.2. Bổ tố tính từ biểu thị đặc điểm của hoạt động, trạng thái, tính chất nêu ở

vị từ trung tâm (nhóm C) ................................................................................. 54

2.4.3. Bổ tố tính từ vừa biểu thị đặc điểm của hoạt động trạng thái, tính chất vừa

chỉ tính chất của chủ thể (Nhóm D)................................................................. 57

2.4.4. Nhận xét về chức năng ngữ nghĩa của bổ tố tính từ trong Mắt biếc................. 58

2.5. Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 59

Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG CỦA TÍNH TỪ TRONG MẮT BIẾC

CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH................................................................................... 61

3.1. Đặc điểm ngữ dụng của định tố tính từ trong Mắt biếc....................................... 61

3.1.1. Khái quát về các chức năng ngữ dụng của định tố tính từ trong Mắt biếc....... 61

3.1.2. Định tố tính từ có chức năng chiếu vật (định tố tính từ chiếu vật)................... 62

3.1.3. Định tố tính từ có chức năng biểu đạt thông tin (định tố tính từ thông tin) ..... 68

3.1.4. Định tố tính từ có chức năng biểu thị hàm ý (định tố tính từ hàm ý)............... 73

3.1.5. Định tố tính từ có chức năng trang trí (định tố tính từ trang trí) ...................... 78

3.1.6. Nhận xét về chức năng ngữ dụng của định tố tính từ trong Mắt biếc .............. 81

3.2. Đặc điểm ngữ dụng của vị ngữ tính từ trong Mắt biếc........................................ 82

3.2.1. Khái quát về các chức năng ngữ dụng của vị ngữ tính từ trong Mắt biếc........ 82

3.2.2. Vị ngữ tính từ biểu đạt thông tin đánh giá (vị ngữ tính từ đánh giá)................ 85

3.2.3. Vị ngữ tính từ biểu đạt thông tin miêu tả (vị ngữ tính từ miêu tả) ................... 88

3.2.4. Vị ngữ tính từ biểu đạt thông tin tình trạng (vị ngữ tính từ tình trạng)............ 89

3.2.5. Nhận xét về chức năng ngữ dụng của vị ngữ tính từ trong Mắt biếc ............... 90

v

3.3. Đặc điểm ngữ dụng của bổ tố tính từ trong Mắt biếc.......................................... 91

3.3.1. Khái quát về các chức năng ngữ dụng của bổ tố tính từ trong Mắt biếc .......... 91

3.3.2. Bổ tố tính từ biểu thị thông tin cần yếu (bổ tố tính từ cần yếu)........................ 92

3.3.3. Bổ tố tính từ biểu thị thông tin miêu tả (bổ tố tính từ miêu tả) ........................ 94

3.3.4. Bổ tố tính từ biểu thị hàm ý (bổ tố tính từ hàm ý)............................................ 95

3.3.5. Nhận xét về chức năng ngữ dụng của bổ tố tính từ trong Mắt biếc ................. 96

3.5. Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 97

KẾT LUẬN................................................................................................................ 98

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VAN ..... 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 102

PHẦN PHỤ LỤC ..........................................................................................................

iv

BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTTT : Bổ tố tính từ

DTTrT : Danh từ trung tâm

ĐTTT : Định tố tính từ

ĐTTTHĐ : Định tố tính từ hạn định

ĐTTTMT : Định tố tính từ miêu tả

MB : Mắt biếc

Nxb : Nhà xuất bản

TT : Tính từ

VNTT : Vị ngữ tính từ

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê tình hình sử dụng tính từ trong Mắt biếc ....................25

Bảng 2.2: Thống kê tình hình sử dụng các loại định tố tính từ ngữ nghĩa

trong Mắt biếc .............................................................................26

Bảng 2.3: Thống kê tình hình sử dụng các nhóm, tiểu nhóm định tố tính

từ hạn định trong Mắt biếc ..........................................................28

Bảng 2.4: Thống kê tình hình sử dụng các nhóm, tiểu nhóm định tố tính

từ miêu tả trong Mắt biếc ............................................................36

Bảng 2.5: Thống kê tình hình sử dụng các nhóm, tiểu nhóm vị ngữ tính

từ ngữ nghĩa trong Mắt biếc........................................................41

Bảng 2.6: Thống kê tình hình sử dụng các loại bổ tố tính từ ngữ nghĩa

trong Mắt biếc .............................................................................52

Bảng 2.7: Thống kê tình hình sử dụng các nhóm, tiểu nhóm bổ tố tính

từ ngữ nghĩa trong Mắt biếc........................................................53

Bảng 3.1: Thống kê tình hình sử dụng các loại định tố tính từ ngữ dụng

trong Mắt biếc .............................................................................61

Bảng 3.2: Thống kê tình hình sử dụng các nhóm định tố tính từ chiếu

vật trong Mắt biếc .......................................................................66

Bảng 3.3: Thống kê tình hình sử dụng các nhóm định tố tính từ thông

tin trong Mắt biếc ........................................................................70

Bảng 3.4: Thống kê tình hình sử dụng các nhóm định tố tính từ hàm ý

trong Mắt biếc .............................................................................76

Bảng 3.5: Thống kê tình hình sử dụng các nhóm định tố tính từ trang trí

trong Mắt biếc .............................................................................79

Bảng 3.6: Thống kê tình hình sử dụng các loại vị ngữ tính từ ngữ dụng

trong Mắt biếc .............................................................................84

Bảng 3.7. Thống kê tình hình sử dụng các loại bổ tố tính từ ngữ dụng

trong Mắt biếc .............................................................................91

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Tính từ (TT) là một trong ba từ loại cơ bản của thực từ. Từ loại này dùng để

chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng. TT có một diện hoạt động rộng đặc biệt,

chúng không chỉ gọi tên đặc điểm, tính chất của thực thể mà còn gọi tên đặc điểm tính

chất của hoạt động, trạng thái và của chính tính chất nữa.

1.2. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một trong những tên tuổi nổi bật trong nền

văn học đương đại Việt Nam. Ông được độc giả ưu ái gọi tên: “Người dẫn lối cho

những năm tháng tuổi thơ”. Có thể nói, trong số những cây bút chuyên viết cho trẻ

em và tuổi mới lớn ở Việt Nam, Nguyễn Nhật Ánh là tên tuổi nổi bật nhất. Mỗi cuốn

sách của ông khi ra đời đều tạo nên “cơn sốt” dư luận, trở thành hiện tượng nổi bật

với mọi thế hệ độc giả. Ông sáng tác đều tay và ở thời điểm nào cũng có những tác

phẩm kịp thời để phục vụ nhu cầu bạn đọc. Sau hơn ba mươi năm cầm bút, nhà văn

đã cho ra đời hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết,

truyện ngắn, truyện dài, kí, tạp văn... Ở mỗi thể loại, ông đều thể hiện tài năng và tâm

huyết của một cây bút luôn tìm tòi đổi mới, mang một phong cách riêng vừa độc đáo

vừa bình dị. Sức lôi cuốn trong các sáng tác của ông thể hiện ở những phát hiện nhạy

bén, tinh tế cùng với giọng văn nhẹ nhàng, gần gũi và hóm hỉnh.

1.3. Trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, Mắt biếc (MB) là một trong

những tác phẩm nổi tiếng nhất nằm trong loạt truyện viết về tình yêu thanh thiếu niên.

Ngay khi mới ra mắt, tác phẩm đã được đông đảo khán giả đón nhận và trở thành

cuốn sách bán chạy nhất của ông. Không chỉ được biết đến trong nước, MB còn được

nhiều độc giả nước ngoài đánh giá cao. Với ngôn từ giản dị, gần gũi, giàu chất thơ,

MB đã thể hiện một câu chuyện tình buồn với tất cả sự trong sáng, đắm say và da diết

của tuổi học trò. Tác phẩm ghi đậm dấu ấn phong cách sáng tác của Nguyễn Nhật

Ánh, từ cách chọn đề tài, nội dung đến giọng điệu, ngôn ngữ. Đặc biệt, khi nghiên

cứu MB, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ trong tác phẩm mang một nét độc đáo riêng

được tạo nên bởi hệ thống ngôn từ độc đáo. Tác giả quan tâm nhiều tới việc miêu tả

tính chất, đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái cũng như khung cảnh nghệ thuật.

Phương tiện để tác giả thực hiện điều đó chính là các TT. Mặc dù đã có khá nhiều

công trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh cùng các sáng tác của ông, song, chưa có

2

công trình nào đi sâu nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của MB, có chăng chỉ là những

bài viết mang tính giới thiệu, khái quát. Bởi vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về

TT trong MB làm vấn đề nghiên cứu của mình.

1.4. Chương trình văn học hiện đại tại nhà trường các cấp, các giáo trình/sách

giáo khoa chưa hoặc không dành sự quan tâm thích đáng cho mảng sáng tác của

Nguyễn Nhật Ánh. Vẫn còn thiếu một nền tảng lý thuyết cần thiết, một thái độ đúng

mực, một sự sắp đặt nội dung khoa học dành cho những sáng tác của một tác giả có

nhiều tác phẩm viết cho lứa tuổi thanh thiếu niên - lứa tuổi mà thế hệ các em học

sinh, sinh viên đang từng ngày “dõi theo” và “thấy mình” trong đó. Trước những yêu

cầu và đòi hỏi mới trong dạy và học Ngữ văn tại nhà trường các cấp, nghiên cứu tìm

hiểu về sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi mong phần nào giúp các thầy cô

giáo và các bạn học sinh, sinh viên trong việc giảng dạy, học tập tác phẩm của ông.

Từ những lí do trên đây cùng với niềm say mê và lòng kính trọng, khâm phục

tài năng Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tính từ trong Mắt biếc của

Nguyễn Nhật Ánh” làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn của mình.

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tính từ và tính từ trong sử dụng

Trong những công trình nghiên cứu lí thuyết chung về TT, chúng tôi nhận thấy:

TT đã được các nhà ngữ pháp học nghiên cứu ở hai góc độ: nghiên cứu khái quát và

nghiên cứu chuyên sâu vào một đơn vị hay một phương diện nào đó.

Những nghiên cứu khái quát về TT có thể tìm thấy trong hầu hết các giáo trình,

chuyên luận về ngữ pháp nói chung và từ pháp nói riêng. Chẳng hạn:

- Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại) của Đinh Văn Đức. [16]

- Ngữ pháp tiếng Việt của Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung. [2]

- Từ loại tiếng Việt hiện đại của Lê Biên. [3]

- Ngữ pháp tiếng Việt của Diệp Quang Ban - Hoàng Dân. [1]

- Giáo trình ngôn ngữ học của Nguyễn Thiện Giáp. [19]

- Ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn Thị Nhung. [29]

Bên cạnh đó là những nghiên cứu chuyên sâu về một đơn vị hay một phương

diện nào đó của TT. Chẳng hạn, các công trình nghiên cứu về phương diện ngữ nghĩa,

khả năng kết hợp của TT, như:

3

- Hai công trình Cơ sở trái nghĩa của một số nhóm tính từ tiếng Việt [35, tr. 43-

47] và Tính từ tiếng Việt hiện đại từ cách tiếp cận từ vựng - ngữ nghĩa - ngữ dụng

của Chu Bích Thu. [36] đã nghiên cứu khá chi tiết và đầy đủ về các nhóm tính từ

trong Tiếng Việt cũng như đặc điểm chung của tính từ trên ba phương diện từ vựng,

ngữ nghĩa và ngữ dụng.

- Công trình Nghĩa của tính từ tiếng Việt của Hoàng Văn Hành. [22, tr. 15-16]

đã đi sâu vào nghiên cứu phương diện ngữ nghĩa của tính từ Tiếng Việt.

Những công trình nghiên cứu về một số nhóm TT hay những vấn đề khác như

Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của nhóm tính từ chỉ không gian (trên ngữ liệu Anh -

Việt) của Nguyễn Thị Dự. [12] và bài viết Phân biệt tính từ và động từ tiếng Việt của

Nguyễn Tuấn Đăng [13, tr.4-10] đã góp phần là phong phú hơn những nghiên cứu

chung về tính từ tiếng Việt.

Đặc biệt, công trình Định tố tính từ trong tiếng Việt của tác giả Nguyễn Thị

Nhung [28] đã nghiên cứu rất hệ thống về các bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ

dụng của TT trong cương vị định tố (thành tố phụ cho danh từ).

Các công trình trên, nhất là công trình của tác giả Nguyễn Thị Nhung tuy không

liên quan trực tiếp tới đề tài luận văn, nhưng là những tri thức cơ bản và chuyên sâu

giúp luận văn có được nền tảng lí luận, có định hướng để triển khai nghiên cứu đề tài.

Bên cạnh đó, có những công trình tìm hiểu về một nhóm TT nào đó trong sử

dụng, như:

- Về tính từ chỉ màu sắc trong thơ Nguyễn Khuyến của Biện Minh Điền. [14, tr.

48-55]

- Đặc điểm tính từ chỉ lượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du của Nguyễn Thị

Thanh Hương. [24, tr. 43-49]

Ngoài ra, còn có những luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học: Tính biểu trưng của từ

ngữ chỉ mầu sắc trong tiếng Việt của Trịnh Thị Minh Thu [25]; Bình diện ngữ nghĩa

của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh) của Nguyễn Văn

Đông [15]; Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt (dựa trên ngữ

liệu là những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương) của Trịnh Thị Minh

Hương [25].

4

Như vậy, chưa có công trình nào đề cập tương đối toàn diện đến TT trong sử

dụng, càng chưa có công trình nào tìm hiểu về TT trong MB của Nguyễn Nhật Ánh.

Nhưng đây chính là những tài liệu có giá trị để chúng tôi có thể tham khảo khi triển

khai nghiên cứu đề tài luận văn.

2.1. Những công trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh

Các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh dù viết cho trẻ em hay tuổi vị thành niên thì

ngay từ khi mới ra đời cũng luôn tạo được dư luận và gây được sự chú ý của độc giả

cũng như giới phê bình, nghiên cứu văn học. Đã có nhiều bài báo, công trình nghiên

cứu về các sáng tác của ông. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nhận thấy ở nhà văn cách

tiếp cận hiện thực với một cái nhìn sắc sảo, cách phản ánh hiện thực đời sống độc đáo,

đặc biệt là sự thấu hiểu, đồng cảm với tâm hồn trẻ thơ. Mọi cung bậc tình cảm, cảm

xúc của các lứa tuổi đều được nhà văn diễn tả một cách sâu sắc và tinh tế cùng ngôn

ngữ mộc mạc, tự nhiên. Có thể kể đến một số công trình, bài viết đáng chú ý sau:

- Nguyễn Nhật Ánh - Hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ (2012) của Lê Minh

Quốc. Đây là công trình nghiên cứu khá đầy đủ về Nguyễn Nhật Ánh. Cuốn sách

trình bày thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Nhật Ánh và nhiều bài viết

dưới các góc nhìn khác nhau của đồng nghiệp, báo chí trong và ngoài nước về tác

phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, đặc biệt là những sáng tác cho tuổi mới lớn.

- Nguyễn Nhật Ánh - Hiệp sĩ của tuổi thơ (2015) của Văn Giá trích dẫn nhiều

bài viết của các tác giả Lê Huy Bắc, Lã Thị Bắc Lý… nhận xét về truyện viết cho

thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh.

Các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh cũng là đề tài của nhiều công trình nghiên

cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu. Những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,

khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về phương diện nội dung và nghệ thuật trong tác

phẩm của Nguyễn Nhật Ánh rất đáng quan tâm như: Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn

của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ chuyện Kính vạn hoa (2005) của Phạm Thị Bền, Đặc

điểm truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh (2017) của Vũ Thị Hương, Đặc sắc

truyện dài Nguyễn Nhật Ánh (2017) của Nguyễn Thái Sơn, Nghệ thuật tự sự trong

truyện của Nguyễn Nhật Ánh (2015) của Nguyễn Thị Thương, … Ở các công trình

này, các tác giả đã phân tích, đánh giá về đề tài, hệ thống nhân vật hay cốt truyện,

ngôn ngữ nghệ thuật. Tuy vậy, chưa có công trình nào đánh giá cụ thể, sâu sắc về các

5

từ loại (như TT, động từ, danh từ) được sử dụng trong sáng tác của Nguyễn Nhật

Ánh. Các tác giả mới chỉ “chạm đến” vấn đề này ở mức độ khái quát chung.

Nhìn chung từ những ý kiến đánh giá trên, có thể nhận thấy: Vấn đề nghiên cứu

về Nguyễn Nhật Ánh và các sáng tác của ông đã được quan tâm ở nhiều phương diện.

Xong chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm của một từ loại

trong tiểu thuyết MB. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, chúng

tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể về việc sử dụng TT của Nguyễn Nhật Ánh

thể hiện trong tiểu thuyết MB.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ đặc điểm của TT trong tác MB của Nguyễn Nhật Ánh trên bình diện ngữ

nghĩa, ngữ dụng và các phương tiện ngữ pháp biểu thị những giá trị ngữ nghĩa và ngữ

dụng ấy; qua đó, có thêm tri thức về TT và TT trong sử dụng. Đồng thời cung cấp

nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và dạy - học về ngữ pháp tiếng

Việt, về hiện tượng văn học Nguyễn Nhật Ánh.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác lập cơ sở lí luận của đề tài.

- Miêu tả, làm rõ đặc điểm về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của TT

trong MB của Nguyễn Nhật Ánh.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu TT trong MB của Nguyễn Nhật Ánh.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng của TT trong

MB của Nguyễn Nhật Ánh (khi nó đảm nhiệm các chức vụ định tố, vị ngữ, bổ tố).

4.3. Phạm vi khảo sát

Trong khuôn khổ, điều kiện của một luận văn thạc sĩ, đề tài giới hạn phạm vi

khảo sát là chương 1 và chương 2 của tiểu thuyết MB (bản in của Nhà xuất bản Trẻ,

năm 2019), tổng số 199 trang.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp miêu tả để làm rõ đặc điểm của TT trong MB

của Nguyễn Nhật Ánh.

6

Hai thủ pháp đầu tiên được vận dụng là thống kê, phân loại để tìm ngữ liệu và xử lí

ngữ liệu cho việc xác định đặc trưng về ngữ pháp của TT trong MB. Các thủ pháp tiếp

theo là phân tích ngữ nghĩa, ngữ cảnh để làm rõ những đặc trưng về ngữ nghĩa, ngữ dụng

của đối tượng nghiên cứu.

Ngoài ra, các thủ pháp thử nghiệm như lược bỏ, đối chiếu cũng được sử dụng để

hạn chế sự cảm tính, tăng hiệu quả cho các phương pháp trên.

6. Đóng góp của luận văn

6.1. Về mặt lí luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm phong phú lí thuyết về từ loại

nói chung, về TT nói riêng trên cứ liệu văn bản của một tác giả cụ thể.

6.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc

dạy học từ loại tiếng Việt trong nhà trường và cho các công trình nghiên cứu tiếp theo

về TT, về sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.

Chương 2: Đặc điểm ngữ nghĩa của tính từ trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh.

Chương 3: Đặc điểm ngữ dụng của tính từ trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!