Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, NHIỄM GIUN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TRẺ EM 12-36 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-----K J-----
NGUYỄN HOÀNG LINH CHI
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, NHIỄM GIUN VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TRẺ EM
12-36 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN ĐAKRÔNG
TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
Khóa 2005-2011
Giáo viên hướng dẫn : TS LÊ THỊ HƯƠNG
HÀ NỘI_2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ em vẫn phổ biến ở mức ý nghĩa
sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự
phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ. Về mặt xã hội, suy dinh dưỡng gây nhiều
thiệt hại về kinh tế, kìm hãm phát triển kinh tế bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới
nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới giống nòi.
Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng từ năm 2000-2009, tỷ lệ
SDD trẻ em đã giảm đi một cách rõ rệt, nếu như năm 2000 tỷ lệ SDD trẻ em
dưới 5 tuổi là 33,8% (theo chỉ tiêu cân nặng theo tuổi) thì tới năm 2009 đã
giảm chỉ còn 18,9% [13]. Tuy nhiên, theo điều tra theo dõi tỷ lệ SDD trẻ em
các tỉnh năm 2009 của Viện Dinh Dưỡng cho thấy có sự khác nhau nhiều về
tỷ lệ SDD trẻ em giữa các vùng sinh thái trên cả nước. Trong đó, tỷ lệ SDD
khu vực miền núi luôn cao hơn đồng bằng, nông thôn cao hơn thành thị,
những vùng bị hạn hán, lũ lụt có tỷ lệ SDD cao hơn các vùng khác. Trong khi
một số tỉnh đồng bằng tỷ lệ SDD đã giảm xuống mức thấp như thành phố
HCM (5,3%), Hà Nội (12,6%)... thì nhiều khu vực miền núi tỷ lệ SDD vẫn ở
mức rất cao như Kon Tum (29,5%), Đắc Nông (29,4%), Lai Châu (27,8%),
Quảng Bình (25,9%)… [13]. Sự chênh lệch ở mức từ 2-4 lần giữa miền xuôi
và miền núi cho thấy mức độ trầm trọng của SDD trẻ em khu vực miền núi.
Đakrông là một huyện miền núi vùng cao biên giới phía Tây Nam của
tỉnh Quảng Trị, là nơi có nhiều đồng bào các dân tộc sinh sống trong đó chủ
yếu là dân tộc Vân Kiều và Pakoh (chiếm 82%, theo số liệu cục thống kê tỉnh
Quảng Trị). Đời sống kinh tế của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở vùng này rất cao. Theo một đánh giá về tình
trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi được thực hiện tại Đakrông và
3
Hướng Hóa vào tháng 12/2009 cho thấy rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em
ở đây rất cao: 41.9% (thể nhẹ cân), 44.1% (thể thấp còi) và 13,4% (thể gầy
còm) [23]. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng có nhiều nguyên
nhân, trong đó nhiễm giun đường ruột là một nguyên nhân cần được quan
tâm. Nhiễm giun gây nên chán ăn, hấp thu kém, tiêu hóa kém, viêm mạn tính
ống tiêu hóa, cạnh tranh sử dụng và làm tăng mất các chất dinh dưỡng:
protein, lipid, vitamin A... Lâu dài, giun làm suy dinh dưỡng-thiếu máu, chậm
phát triển thể chất và tinh thần [24], [37]. Các nghiên cứu về tình trạng dinh
dưỡng và nhiễm giun của trẻ em dân tộc thiểu số còn rất ít, là lý do chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này với 2 mục tiêu sau:
(1) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhiễm giun của trẻ em 12-36 tháng
tuổi tại vùng đồng bào dân tộc Pakoh và Vân Kiều của huyện
Đakrông tỉnh Quảng Trị.
(2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và nhiễm
giun của trẻ 12-36 tháng tuổi tại vùng đồng bào dân tộc Pakoh và Vân
Kiều của huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Các thời kỳ phát triển của trẻ em và các đặc điểm sinh học cơ bản
của trẻ dưới 3 tuổi:
1.1.1. Cách phân chia các thời kỳ:
Cơ thể trẻ em có những đặc điểm riêng về cấu tạo và sinh lý. Từ lúc thụ
thai đến tuổi trưởng thành trẻ phải trải qua hai hiện tượng: trước hết là sự tăng
trưởng, phát triển về số lượng và kích thước của tế bào ở các mô; sau đó là sự
trưởng thành về cấu trúc, chức năng các cơ quan.
Quá trình lớn lên và phát triển của trẻ có tính chất toàn diện, cả về thể
chất, tâm thần và vận động. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng về bệnh
lý và sinh lý.
Sự phân chia các thời kỳ (giai đoạn) của trẻ em là một thực tế khách
quan, nhưng ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng và có sự khác biệt đối
với từng đứa trẻ, giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau.
Theo WHO trẻ em bao gồm từ 0 đến 18 tuổi, được phân chia cụ thể như
sau [30]:
- Sơ sinh (newborn): từ lúc sinh đến 1 tháng
- Trẻ bú mẹ (infant): 1 đến 23 tháng
- Trẻ tiền học đường (preschool child): 2 đến 5 tuổi
- Trẻ em nhi đồng (child): 6 đến 12 tuổi
- Trẻ vị thành niên (adolescent): 13 đến 18 tuổi
5
1.1.2. Đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ dưới 3 tuổi:
Lứa tuổi này tốc độ lớn có giảm so với lứa tuổi trước 12 tháng nhưng
vẫn còn cao đồng thời các hoạt động đã bắt đầu tăng lên cùng theo với tuổi
tập đi, tập nói... do đó tiêu hao năng lượng so với cơ thể vẫn cao.
Trẻ từ 1-3 tuổi, cơ quan tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, do vậy các
thức ăn cho trẻ cần phải dễ tiêu hóa, giàu các chất dinh dưỡng có giá trị cao
và đủ các nhóm thực phẩm trong ô dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu các chất
dinh dưỡng. Đảm bảo tốt vệ sinh thực phẩm và ăn uống để phòng tránh nhiễm
khuẩn và các bệnh đường ruột ở trẻ.
Do tiếp xúc rộng rãi với môi trường nên trẻ dễ bị lây các bệnh truyền
nhiễm (sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan virus, sốt xuất huyết). Hệ
thống miễn dịch hoạt động tốt, các bệnh nhiễm trùng giảm, nhưng trẻ lại bị
các bệnh dị ứng như viêm cầu thận cấp, hen suyễn, nổi mề đay [30].
1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 3 tuổi:
Nhu cầu năng lượng theo bảng khuyến nghị của Việt Nam cho trẻ từ 1-3
tuổi là 1300 kcal (100 kcal/kg cân nặng), trong đó 50% đáp ứng cho chuyển
hóa cơ bản, 12% cho tăng trưởng, 25% cho hoạt động thể lực [14].
Trong chế độ ăn của trẻ dưới 3 tuổi, nhu cầu protein hàng ngày là
28g/ngày (2,5g-3g/kg cân nặng của trẻ). Trong đó, protein có nguồn gốc động
vật chiếm 50-60% tổng số protein [14].
Nhu cầu lipid ở trẻ đảm bảo cho nhu cầu về năng lượng (1g chất béo
cung cấp 9 kcal), cung cấp các acid béo cần thiết và hỗ trợ cho việc hấp thu
các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K) [30]
Chế độ ăn của trẻ có 60-65% kcal từ glucid, chủ yếu từ ngũ cốc, khoai
củ, một số loại rau củ…
6
Ở lứa tuổi này hàng ngày cần cung cấp 400-500mg canxi, là chất khoáng
rất cần cho sự tạo xương, tạo răng, tạo máu và các hoạt động chức năng sinh
lý của cơ thể. Trẻ cần 6-7mg sắt mỗi ngày cho sự tạo máu và tham gia vào
thành phần nhiều men quan trọng trong cơ thể [14].
Mọi vitamin đều cần thiết cho trẻ, trong đó cần chú ý cung cấp đủ
vitamin A (400µg) và vitamin C (35mg) là những vitamin rất cần cho sự phát
triển bình thường của trẻ, cần cho sự tạo máu, tăng cường sức chống đỡ với
bệnh tật [11].
Số bữa ăn trong ngày nên từ 4-5 bữa, với chế độ ăn riêng của trẻ, các
thức ăn mềm và tập dần cho trẻ ăn từng loại thức ăn từ ít đến nhiều, cho đến
thức ăn hỗn hợp.
1.2. Tình hình SDD protein năng lượng của trẻ em
1.2.1. Tình hình SDD protein năng lượng trên Thế giới:
Theo báo cáo của UNICEF công bố ngày 2/5/2006 cho thấy hơn 1/4 trẻ
em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển ở tình trạng SDD nhẹ cân, cuộc
sống đang bị đe doạ. Dinh dưỡng không đầy đủ vẫn là đại dịch toàn cầu dẫn
đến một nửa số ca tử vong là trẻ em, khoảng 5,6 triệu trẻ em mỗi năm. Mặc
dù đã có tiến bộ ở một số quốc gia, nhưng trong 15 năm vừa qua các quốc gia
đang phát triển trung bình mới chỉ giảm được 1,5% trẻ em SDD nhẹ cân [20].
Thống kê tỷ lệ SDD qua các cuộc điều tra quốc gia từ 1980-1992 của 79
nước đang phát triển cho thấy tỷ lệ SDD là 35,8%, tỷ lệ trẻ em còi cọc là
42,7% và tỷ lệ trẻ em gầy còm là 9,2 %. Châu Á có tỷ lệ SDD cao nhất so với
các châu lục khác: 42% trẻ em SDD, 47,1% trẻ em còi cọc và 10,8% trẻ gầy
còm. Châu Úc có 29,1% trẻ em SDD, 41,9% trẻ em còi cọc, 7,2% trẻ em gầy
còm. Châu Phi có 27,4% trẻ em SDD, 38,6% trẻ em còi cọc và 7,2% trẻ em
7
gầy còm. Có ít nhất 2/3 số trẻ em châu Á và 1 nửa số trẻ em SDD trên thế giới
sống ở khu vực Nam Á [45].
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở Việt Nam tuy đã giảm nhiều, nhưng vẫn
còn ở mức cao so với trung bình các nước trong khu vực và các nước đang
phát triển có thu nhập đầu người tương tự.
Bảng 1.1. Suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam so với khu vực và Thế giới -
Năm 2000 [9]
SDD
Khu vực
Thể nhẹ cân
(%)
Thể thấp còi
(%)
Thể gầy còm
(%)
Banglades 56 55 18
Việt nam 34 36 8
Thái Lan 19 16 6
Philippin 28 30 6
Indonesia 34 42 13
Lào 40 47 11
Campuchia 52 56 13
Trung Quốc 10 17 11
Theo báo cáo của UNICEF (Quĩ Nhi đồng của Liên Hiệp Quốc) năm
2007, trên thế giới có khoảng 146 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
thể nhẹ cân, phần lớn tập trung ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Trong
số này có khoảng 2 triệu trẻ em từ Việt Nam.
Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2007, số trẻ
em dưới 5 tuổi ở nước ta có khoảng 9,4 triệu, có đến 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi
bị suy dinh dưỡng thiếu cân (chiếm 21,2%) [13]. Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X đã đề ra chỉ tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng
xuống dưới 20% vào năm 2010 [29]. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em tuy có xu