Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính Toán Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Cho Chung Cư Bid Tower 317 Trường Chinh Thanh Xuân Hà Nội
PREMIUM
Số trang
104
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1487

Tính Toán Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Cho Chung Cư Bid Tower 317 Trường Chinh Thanh Xuân Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân

đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu

vực. Nƣớc ta hiện nay đang chuyển mình để hòa nhập cùng nền kinh tế thế giới,

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không ngừng phát triển kéo theo là đô

thị hóa. Quá trình đô thị hóa nhanh kéo theo vấnđề di dân từ nông thôn ra thành

thị, làm cho quá trình phát triển theo hƣớng bền vững cảu đất nƣớc đang phải

đối mặt với những khó khăn trong việc đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng và ngăn

chặn, giảm thiểu suy thoái tài nguyên, đặc biệt là chất lƣợng môi trƣờng sống tại

các đô thị. Tính bình quân đầu ngƣời, dân số đô thị tiêu dùng tài nguyên thiên

nhiên nhƣ năng lƣợng, vật phẩm, nguyên nhiên vật liệu...gấp 2-3 lần so với

ngƣời dân sinh sống ở nông thôn; chất thải do dân đô thị thải ra cũng cao gấp 2-

3 lần ngƣời dân nông thôn.

Dân số ở các khu đô thị tăng nhanh và nhanh hơn so với tốc độ mở rộng

không gian đô thị, nhu cầu về chỗ ở rất nhiều. Bởi lẽ đó mà các khu chung cƣ

đang mọc lên ngày càng nhiều. Chung cƣ giải quyết đƣợc vấn đề chỗ ở cho

ngƣời dân nhƣng song song với đó là tạo ra một nguồn thải lớn, tập trung, đặc

biệt là nƣớc thải sinh hoạt. Thành phần nƣớc thải sinh hoạt với mùi khó chịu,

chứa nhiều chất gây ô nhiễm nhƣ chất hữu cơ, dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa...và vi

khuẩn gây bệnh, kèm theo lƣợng thải lớn nếu trực tiếp thải ra hệ thống thoát

nƣớc chung của khu vực hoặc ra các sông sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng không khí

và đặc biệt là môi trƣờng nƣớc mặt cho khu chung cƣ và các khu vực xung

quanh. Các sông nhƣ sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy...đã bị ô nhiễm nặng,

các sinh vật không có khả năng sinh sống đƣợc ở đây, đây đƣợc coi nhƣ là các

dòng sông chết do nhận đƣợc quá nhiều nguồn nƣớc thải không qua xử lý. Nƣớc

thải sinh hoạt không qua xử lý thải ra hệ thống thoát nƣớc chung gây mùi hôi

thối cho các mƣơng, cống rãnh,vào ngày mƣa, đƣờng mƣơng thoát nƣớc bị tắc

nghẽn do nhiều rác chặn lại, nƣớc đƣờng không thoát xuống đƣợc, không những

thế, nƣớc thải ở mƣơng còn trào lên, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trƣờng

2

nghiêm trọng. Nƣớc thải sinh hoạt trong thành phần còn có nhiều vi khuẩn vi rút

gây bệnh, chƣa qua xử lý mà thải ra ngoài là tạo điều kiện cho các dịch bệnh

phát sinh.

Tòa tháp BID Tower là dự án chung cƣ 25 tầng nằm trên đƣờng Trƣờng

Chinh, phƣờng Khƣơng Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội là một dự án chuẩn bị

đƣợc khởi công năm 2016, tại khu đất nghiên cứu xây dựng hiện đang có 06 hộ

dân sinh sống, kiến trúc kiểu nhà gạch, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã cũ, chƣa

có hệ thống thoát nƣớc mƣa, thƣờng gây ứ đọng lầy lội; hệ thống nƣớc thải khu

đất do các hộ dân tự thiết kế, xây dựng và sử dụng trong thời gian dài đã xuống

cấp và gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh. Vì vậy, khi xây dựng dự án cần

kèm theo xây dựng lại hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt. Đề tài “Tính toán hệ

thống xử lý nước thải sinh hoạt cho chung cư BID Tower 317 Trường Chinh,

Thanh Xuân, Hà Nội” đƣợc tôi lựa chọn nhằm đề xuất phƣơng án xây dựng hệ

thống xử thải phù hợp nhất cho dự án, đảm bảo môi trƣờng sống an toàn, sạch sẽ

cho cƣ dân tòa nhà BID Tower, đồng thời góp phần bảo vệ môi trƣờng chung

cho khu vực.

3

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về ô nhiễm môi trƣờng

Theo khoản 8, điều 3, Chƣơng I Luật Bảo vệ môi trƣờng ngày 23 tháng 06

năm 2014, Ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi của các thành phần môi trƣờng

không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng và tiêu chuẩn môi trƣờng gây

ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và sinh vật.

Thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1. Trên thế giới

Thế giới đang quan tâm nổi bật 2 vấn đề ô nhiễm: ô nhiễm không khí và ô

nhiễm nguồn nƣớc, mỗi năm hơn chục triệu cái cái chết gây ra bởi chỉ riêng ô

nhiễm không khí và thiếu nƣớc sạch.

*Về ô nhiễm môi trường không khí:

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO năm 2014 về ô nhiễm không

khí, dựa trên số liệu về mức độ ô nhiễm của 1.600 thành phố trên khắp 19 quốc

gia. WHO đã sử dụng hệ thống đánh giá có tên là PM2.5 và PM10. Trong đó,

PM2.5 đƣợc coi là hệ thống tốt nhất đƣợc dùng để đánh giá tác động của ô

nhiễm không khí lên sức khỏe và xác định nồng độ bụi ô nhiễm có đƣờng kính

từ 2,5 micromet trở xuống. Những hạt bụi ô nhiễm này có thể là khói, bụi bẩn,

nấm mốc hoặc phấn hoa, đƣợc tổng hợp từ những kim loại nặng và các hợp chất

hữu cơ độc hại. Là những mối nguy hiểm lớn cho cơ thể con ngƣời nếu bị tích

lũy trong hệ thống hô hấp. Theo WHO, chỉ số PM2.5 đƣợc coi tạm an toàn là 25

microgram/m3

. Dƣới đây là 3 nƣớc ô nhiễm nhất dựa theo chỉ số PM2.5 mà Tổ

chức Y tế thế giới WHO công bố. Hiện có rất nhiều nƣớc trên thế giới có chỉ số

PM2.5 vƣợt quá mức an toàn, tiêu biểu là Pakistan với chỉ số PM2.5 trung bình:

100 microgram/m3

. Ô nhiễm không khí ở các khu đô thị của Pakistan khiến hàng

ngàn ngƣời chết mỗi năm. Cụ thể, 80.000 ca nhập viện mỗi năm do các bệnh

liên quan đến đƣờng hô hấp, trong đó có 8.000 trƣờng hợp viêm phế quản mãn

tính và gần 5 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi mắc bệnh đƣờng hô hấp.

4

Hình 1.1: Ô nhiễm không khí ở Pakistan

Lý do ô nhiễm không khí ở Pakistan là nhiều nhà máy cùng ngành công

nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản đã khiến môi trƣờng ở đây trở nên trầm

trọng. Tính riêng năm 2005, đã có hơn 22.600 ngƣời trƣởng thành là nạn nhân

của ô nhiễm không khí.

*Về môi trường nước:

Tình hình ô nhiễm nguồn nƣớc trên các con sông lớn đang trở nên nghiêm

trọng, có hàng trăm con sông đã và đang đứng trƣớc nguy cơ cạn kiệt tài nguyên

và không thể tái tạo lại. Nguyên nhân chủ yếu do lƣợng nƣớc thải sinh hoạt và

công nghiệp chƣa qua xử lý trực tiếp thải vào quá lớn. Tiêu biểu nhƣ con sông

Citarum, Indonesia, rộng 13.000km2

, là một trong những dòng sông lớn nhất của

Indonesia. Theo số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), sông Citarum

cung cấp 80% lƣợng nƣớc sinh hoạt cho 14 triệu dân thủ đô Jakarta, tƣới cho

những cánh đồng cung cấp 5% sản lƣợng lúa gạo và là nguồn nƣớc cho hơn

2.000 nhà máy - nơi làm ra 20% sản lƣợng công nghiệp của đảo quốc này.

5

Hình 1.2: Ô nhiễm ở sông Citarum

(Nguồn: mạng)

Dòng sông này là một phần không thể thay thế trong cuộc sống của ngƣời

dân vùng Tây đảo Java. Nó chảy qua những cánh đồng lúa và những thành phố

lớn nhất Indonesia. Tuy nhiên, hiện tại nó là một trong những dòng sông ô

nhiễm nhất thế giới. Citarum nhƣ một bãi rác di động, nơi chứa các hóa chất độc

hại do các nhà máy xả ra, thuốc trừ sâu trôi theo dòng nƣớc từ các cánh đồng và

cả chất thải do con ngƣời đổ xuống. Ô nhiễm nghiêm trọng khiến cá chết hàng

loạt, ngƣời dân sử dụng nƣớc cũng bị lây nhiễm nhiều loại bệnh tật. Điều kinh

hoàng hơn cả là nhiều hộ dân sống quanh dòng sông này hàng ngày vẫn sử dụng

nƣớc sông để giặt giũ, tắm rửa, thậm chí cả đun nấu.

1.1.2. Tại Việt Nam

Kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 là kỳ kế hoạch đầu tiên đƣợc xây dựng theo

hƣớng phát triển bền vững, toàn diện trên cả 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi

trƣờng. Bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên là một trong các vấn đề lớn

đƣợc Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan hết sức quan tâm với 8 nhóm chỉ

tiêu về tài nguyên và môi trƣờng đƣợc đặt ra. Tuy nhiên, có tới 04 chỉ tiêu về

môi trƣờng không đạt kế hoạch đề ra, còn lại 4 chỉ tiêu đạt và xấp xỉ đạt.

Trong các chỉ tiêu về môi trƣờng, chỉ tiêu về tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm

môi trƣờng nghiêm trọng đƣợc xử lý đạt 75% (tháng 12/2010), vƣợt chỉ tiêu đặt

6

ra là 70% (chỉ tiêu cần phải đạt đƣợc năm 2007) (nếu tính chung thì chƣa đạt chỉ

tiêu); chỉ tiêu về tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt 79%

so với chỉ tiêu kế hoạch là 75%. Chỉ tiêu hoàn thành kém nhất là tỉ lệ khu công

nghiệp, công xƣởng đang hoạt động có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt

tiêu chuẩn môi trƣờng: kế hoạch đề ra là 100% khu công nghiệp, công xƣởng

đang hoạt động có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trƣờng

nhƣng đến năm 2009 mới đạt 60%. [2]

* Về ô nhiễm đất:

Ô nhiễm môi trƣờng đất đƣợc xem là tất cả các hiện tƣợng làm nhiễm bẩn

môi trƣờng đất bởi các chất ô nhiễm.

Tại Việt Nam, các nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất bao gồm:

- Ô nhiễm đất do sử dụng không hợp lý phân bón hóa học và thuốc bảo vệ

thực vật:

Theo các số liệu về hiện trạng sử dụng phân bón hóa học hiện nay, việc sử

dụng phân bón hóa học không cân đối, không đúng lúc cây cần, hàng năm một

lƣợng lớn phân bón bị rửa trôi hoặc bay hơi đã làm xấu đi môi trƣờng sản xuất

nông nghiệp và môi trƣờng sống, đó cũng là những tác nhân gây ô nhiễm đất,

nƣớc và không khí.

Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch dại không tuẩn thủ

các quy trình kĩ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc đã

dẫn đến những hậu quả nhiều trƣờng hợp ngộ độc thực phẩm, đồng ruộng bị ô

nhiễm. Một số nơi dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật có trong đất đã xấp xỉ bằng

hoặc vƣợt ngƣỡng giá trị cho phép theo QCVN 15:2008/BTNMT (Biểu đồ 1.1)

7

Biểu đồ 1.1: Dƣ lƣơng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất tại một số khu vực

Nam Định (tháng 06/2007)

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định, 2010)

- Ô nhiễm đất do các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp, xây dựng và

dân sinh:

Các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ gây ra những tác động

vật lý nhƣ xói mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu trúc đất. Các chất thải rắn, lỏng,

khí từ hoạt động của các ngành sản xuất đều có tác động đến đất.

Chất thải xây dựng nhƣ gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê

tông...trong đất rất khó phân hủy.

Chất thải kim loại đặc biệt là kim loại nặng nhƣ chì, kẽm, đồng, niken,

cadimi...thƣờng có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp, các làng

nghề tái chế kim loại và tích lũy trong đất trong thời gian dài.

Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện,

các khu vực khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng

tích lũy cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn. Khí thải tiềm ẩn

nhiều nguy cơ đối với chất lƣợng môi trƣờng đất do chúng có khả năng kết tụ

hoặc hình thành mƣa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất.

8

Bên cạnh đó, rác thải y tế tuy chiếm tỷ trọng thấp trong thành phần chất

thải xả ra môi trƣờng đất, nhƣng tỷ lệ các chất nguy hại cao, một khi xâm nhập

vào đất sẽ rất khó phục hồi và khả năng tái sử dụng loại đất bị ô nhiễm này vào

các mục đích dân sinh là rất thấp.

Đất nông nghiệp xung quang các làng nghề tái chế kim loại đang đứng

trƣớc một thực trạng: Ô nhiễm kim loại nặng ngày càng cao. Gây ra bởi ba

nguyên nhân chính: (i) Chất thải của các khu công nghiệp và dân cƣ chƣa đƣợc

xử lý hoặc xử lý chƣa triệt để thải thẳng ra môi trƣờng; (ii) Chất thải của các

làng nghề và (iii) Các hộ nông dân thâm canh tăng vụ, bón nhiều phân hóa học

qua nhiều năm, các chất gây độc hại tích trữ ngày một tăng trong đất, đặc biệt là

4 nguyên tố: Đồng (Cu), Chì (Pb), Kẽm (Zn) và Cadimi (Cd).

Biểu đồ 1.2: Hàm lƣợng một số kiem loại nặng trong đất chịu tác động của

hoạt động chôn lấp chất thải tại một số địa phƣơng miền Bắc

(Nguồn: Trạm Quan trắc môi trường đất miền Bắc, 2009)

- Ô nhiễm đất cục bộ do các chất hóa học còn tồn lƣu sau chiến tranh:

Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng 77 triệu lít chất diệt

cỏ gây trụi lá cây nhằm hủy diệt mùa màng và tán rừng. Trong số các chất diệt

cỏ do Mỹ sử dụng, chất da cam chiếm tới gần một nửa tổng dung lƣợng. Các

chất diệt cỏ đều có chứa dioxin là một chất siêu độc cho các hệ sinh thái và sức

khỏe con ngƣời. [2]

9

Qua hơn 40 năm,nồng độ dioxin tại nhiều vùng bị phun rải xuống mức bình

thƣờng hoặc dƣới bình thƣờng, ít có khả năng tác động mới đến môi trƣờng và

con ngƣời. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm nóng bị ảnh hƣởng bởi chất độc hóa

học mà chƣa đƣợc phục hồi hay sử dụng vào mục đích kinh tế và những hậu quả

của dioxin gây ra với con ngƣời vẫn còn kéo dài và rất nặng nề.

* Về ô nhiễm nguồn nước:

- Tình trạng ô nhiễm:

Nƣớc thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu công

nghiệp là nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trƣờng nƣớc mặt lục địa. Mỗi

ngành sản xuất có đặc trƣng nƣớc thải khác nhau. Nƣớc thải từ ngành cơ khí,

luyện kim chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ khoáng; nƣớc thải dệt nhuộm, giấy

chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy và chất tạo màu.....

10

Ghi chú: Không bao gồm nước thải nông nghiệp

Biểu đồ 1.3: Cơ cấu tổng lƣợng nƣớc thải theo loại hình xả thải của lƣu vực

sông (LVS) Cầu và Nhuệ - Đáy

(Nguồn: Dự án Điều tra tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả

thải vào nguồn nước lưu vực sông Cầu của Cục Quản lý tài nguyên nước, 2010;

Báo cáo của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, 2010)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!