Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính tất yếu của việc hình thành và phát triển của thị trường bất động sản.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 1: Cơ sở lý luận
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm chung:
1.1.1. Bất động sản
Tại mỗi nước đều có nguồn tài sản quốc gia bao gồm các tài sản do thiên nhiên ban
tặng và tài sản do con người tạo ra qua nhiều thế hệ. Tài sản quốc gia là nguồn lực tiềm
năng để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Trong quá trình quản lý, sử dụng tài
sản quốc gia, người ta có thể phân tài sản quốc gia theo nhiều tiêu thức khác nhau do
nhu cầu quản lý, sử dụng. Hiện nay, tất cả các nước đều phân chia tài sản quốc gia thành
hai loại: bất động sản và động sản. Hình thức phân chia này đã có cách đây hàng nghìn
năm, việc phân chia tài sản thành bất động sản và động sản bắt nguồn từ thời La Mã cổ
đại và được ghi trong Bộ Luật La Mã. Theo đó bất động sản không chỉ là đất đai, của cải
trong lòng đất mà còn là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động của con người trên
mảnh đất. Bất động sản bao gồm các công trình xây dựng, mùa màng, cây trồng… và tất
cả những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất cùng
với những bộ phận cấu thành lãnh thổ.
Hiện nay, còn có sự khác nhau trong quan niệm cụ thể về bất động sản. Tuy nhiên,
có một điểm tương đối thống nhất: bất động sản là những tài sản gắn liền với đất đai và
không di dời được.
Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều thống nhất ở chỗ coi bất động sản
(BĐS) gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật
của mỗi nước cũng có những nét đặc thù riêng thể hiện ở quan điểm phân loại và tiêu chí
phân loại, tạo ra cái gọi là “khu vực giáp ranh giữa hai khái niệm bất động sản và động
sản”.
Hầu hết các nước đều coi bất động sản là đất đai và những tài sản có liên quan
đến đất đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất (Điều 517,
518 Luật Dân sự Cộng hoà Pháp, Điều 86 Luật Dân sự Nhật Bản, Điều 130 Luật Dân sự
Cộng hoà Liên bang Nga, Điều 94, 96 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Đức…). Tuy
GVHD: Th S Phan Thị Mỹ Hạnh 3 SVTH: Huỳnh Phương Nguyệt