Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình hoạt động của ngân hàng THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề tín dụng
LỜI MỞ ĐẦU
Phương thức cạnh tranh, phương thức sản xuất là mục tiêu mà các
Doanh nghiệp luôn đặt lên hàng đầu để tạo uy tín và thương hiệu. Đối với
lĩnh vực Ngân hàng, phương châm '' Nhanh chóng - Chính xác - An toàn -
Hiệu quả '' luôn được coi là cái đích để các Ngân hàng vươn tới.
Hoà chung với công cuộc đổi mới của đất nước, quy trình Tín dụng
của các Ngân hàng ngày càng được hoàn thiện từ Trụ sở chính đến Chi
nhánh cấp dưới và các Phòng Giao dịch. Ngân hàng thương mại cổ phần
ngoại thương Việt Nam là một ví dụ.
Tín dụng là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi Ngân hàng, bởi vị trí
và vai trò của nó góp phần rất lớn trong việc tạo ra lợi nhuận và là thước đo
hiệu quả kinh doanh của mỗi Ngân hàng. Ngoài ra nó còn góp phần ổn định lưu
thông tiền tệ của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng, tạo công
ăn việc làm cũng như sự ổn định của đời sống xã hội nói chung.
Mục tiêu chủ yếu của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt
Nam: Đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực: ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Mở rộng và đẩy mạnh hoạt động sang các lĩnh vực đầu tư, nâng cao
năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng
đầu, tăng trưởng bền vững là mục tiêu xuyên suốt của Ngân hàng.Với chiến lược
xây dựng ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn
đầu tư tài chính ngân hàng đa năng, duy trì vai trò chủ đạo tại Việt Nam và trở
thành 1 trong 70 định chế tài chính hàng đầu Châu á.
Sau mỗi khoá học, việc: '' Lý thuyết đi đôi với Thực hành'' luôn
được các thầy cô giáo trường Học Viện Ngân Hàng - quan tâm, tạo điều
kiện cho các sinh viên được thực tập tại các NHTM để cọ xát và nắm bắt
tốt tình hình thực tiễn hoạt động Ngân hàng hiện nay. Qua đó giúp các sinh
viên có thời gian củng cố, nâng cao nhận thức sâu sắc về những kiến thức
đã học trên phương diện lý thuyết như: Tiền tệ, Tín dụng, Thanh toán kế
toán...
Sầm Văn Chuyển 1 Lớp: K1A - Bùi Ngọc Dương
Chuyên đề tín dụng
Theo nguyện vọng của bản thân, sự chấp nhận của nhà trường cũng
như địa điểm thực tập, em đã được thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ
phần ngoại thương Việt Nam. Đó thực sự là một may mắn đối với em. Sau
ba tháng thực tập và nghiên cứu, được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi của Ban Giám Đốc, Lãnh đạo các Phòng ban, các anh
chị Cán bộ của Ngân hàng đã giúp em hoàn thành tốt phần thực tập của
mình. Qua đó, bản thân em đã thu được những kết quả nhất định.
Ba tháng - khoảng thời gian có thể nói là có hạn so với sự đa dạng
phong phú của các nghiệp vụ. Đồng thời, việc tìm hiểu còn có phần hạn
chế nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu
sót. Em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo trường
HVNH, ban Giám Đốc, Trưởng - Phó các Phòng và các Cán bộ Công nhân
viên trong hệ thống Ngân hàng thực tập để em có thể hoàn thành và nâng
cao trình độ qua đợt thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn./.
SV: Sầm Văn Chuyển
Sầm Văn Chuyển 2 Lớp: K1A - Bùi Ngọc Dương
Chuyên đề tín dụng
PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
I.Một số nét về Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam:
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo
Quyết định số 115/CP do Hội đồng chính phủ ban hành ngay 30 tháng 10
năm 1962 trên cơ sở tách ra từ cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngan hàng
trung ương (nay là NHNN).
Ngày 21 tháng 09 nam 1962, được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính
phủ, thống đốcNHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập
thàng lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại
Quyết định số 90/QĐ - TTG ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng
Chính phủ, với tên gọi giao dịc quốc tế :Bank for Foreign Trade of Viet
Nam, tên viết tắt là: Vietcombank.
Trải qua 45 năm cây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối
năm 2006, NHNT đã phát triển mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với
58 chi nhánh, 1 sở giao dịch, 887 phòng giao dịch và 4 công ty con trực
thuộc trên toàn quốc; 2 văn phòng đại diện và 1 công ty con tại nước ngoài,
với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người.
Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị
trong và ngoài nuớc trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh
bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư.
Theo Quyết định số 1289/QĐ - TTg ngày 26 tháng 09 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam được áp dụng mô hình quản trị theo thông
lệ quốc tế tốt nhất nếu không có xung đột với luật pháp Việt Nam.
II. Về cơ cấu tổ chức gồm:
+ Giám đốc
Sầm Văn Chuyển 3 Lớp: K1A - Bùi Ngọc Dương
Chuyên đề tín dụng
+ Phó Giám đốc.
- Phòng quỹ
- Phòng hối đoái
- Phòng thẻ
- Phòng văn thư
- Phòng tiết kiệm
- Phòng kế toán giao dịch
- Phòng thanh toán nhập khẩu
- Phòng thanh toán xuất khẩu
- Phòng vay nợ viện trợ
- Phòng nhân sự
- Phòng kiểm tra nội bộ
- Phòng vốn và kinh doanh ngoại
tệ
- Phòng khách hàng
- Phòng tín dụng doanh nghiệp vừa và
nhỏ
- Phòng đầu tư dự án
- Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng
- Phòng quản lý nợ
- Phòng kế toán tài chính
- Phòng bảo lãnh
- Phòng hành chính quản trị
-Tổ nghiên cứu phân tích nghiệp vụ
ngân hàng bán lẻ
- Tổ Đảng đoàn
- Phòng tin học
Sầm Văn Chuyển 4 Lớp: K1A - Bùi Ngọc Dương
III.Kế hoạch nguồn vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại
thương Việt Nam
1. Phương pháp huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động truyền thống của ngân hàng,
nhưng nó lại có tác động rất lớn đến nền kinh tế. Kết quả hoạt động huy
động vốn cao hay thấp không chỉ tác động đến sự tồn tại và phát triển của
Ngân hàng mà nó còn tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Nguồn vốn huy
động là nguồn vốn tài chính cơ bản dùng để tài trợ cho khoản cho vay, đầu
tư tạo ra lợi nhuận cho sự phát triển của ngân hàng. Nó có ý nghĩa quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các NHTM đóng vai trò
chủ đạo trong việc đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nền kinh tế đất
nước. Vì vậy đặt ra vấn đề làm thế nào để có thể huy động vốn trong môi
trường mới mà vẫn đảm bảo chi phí hợp lý? Các ngân hàng làm sao để tăng
huy động vốn của mình? Làm sao để tăng chất lượng nguồn vồn huy động?
Các giải pháp cần thực hiện là gì? Đa dạng hoá hình thức huy động vốn là
cách dễ dàng để Ngân hàng tìm kiếm nguồn vốn. Hình thức huy động vốn
càng phong phú thì ngân hàng càng dễ huy động hơn. Ngân hàng có thể
huy động bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động tiền gửi tiết
kiệm trong đó đưa ra nhiều thời hạn khác nhau cho loại tiền gửi tiết kiệm
có kỳ hạn…
Trong thời gian qua, Sở mình một kế hoạch huy động vốn phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh giao dịch Ngô Quyền – Hà Nội đã tạo dựng
được cho, đáp ứng một phần như cầu vốn vay cho khách hàng.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
1.Tốc độ tăng nguồn vốn huy động: đánh giá tăng trưởng nguồn vốn
huy động
2.Tỷ trọng từng nguồn vốn huy động: đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy
động.