Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình hoạt động du lịch vườn quốc gia xuân sơn - phú thọ, định hướng và giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững.
PREMIUM
Số trang
58
Kích thước
881.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1273

Tình hình hoạt động du lịch vườn quốc gia xuân sơn - phú thọ, định hướng và giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

----------

NGUYỄN HẢI YẾN

Tình hình hoạt động du lịch vườn quốc gia Xuân

Sơn - Phú Thọ, định hướng và giải pháp phát triển

du lịch theo hướng bền vững

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay khi thế giới đang ngày càng phát triển về cả mặt kinh thế và xã hội,

nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng theo, trong đó du lịch đã trở thành nhu

cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội. Hoạt động du lịch đang

ngày càng phát triển mạnh mẽ đối với nhiều quốc gia thậm chí được coi là ngành

kinh tế quan trọng nhất.

Phát triển của ngành du lịch không những đem lại nguồn lợi lớn về cả kinh tế

và xã hội cho các quốc gia đồng thời tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia,

làm cho thế giới xích lại gần nhau hơn, hiểu biết về nhau hơn.

Hòa chung vào xu hướng của Thế giới, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm phát

triển ngành du lịch và coi đây là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội

dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng và xã hội hóa cao. Nhà nước ta

đã đề ra mục tiêu để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

mang tính chiến lược quan trọng trong đuờng lối phát triển kinh tế nhằm góp phần

thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nằm ở phía đông bắc của Việt Nam, Phú Thọ được coi là vùng đất Tổ cội

nguồn của Việt Nam. Với một bề dày lịch sử bốn ngàn năm dựng nước, tương

truyền tại nơi đây các vua Hùng đã lập nên kinh đô Văn Lang - nhà nước đầu tiên

của Việt Nam. Ngày nay Phú Thọ là địa danh được rất nhiều khách du lịch trong và

ngoài nước biết đến bởi các điểm du lịch nổi tiếng. Trong thời gian qua, du lịch Phú

Thọ đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp với số lượng khách đến tăng hằng năm tăng

trên 36% trong giai đoạn 2006 - 2010 với nhiều điểm tham quan nổi tiếng như đầm

Ao Châu, khu di tích Đền Hùng, đền quốc mẫu Âu Cơ, núi Thắm,… Và đặc biệt vườn

quốc gia Xuân Sơn đã và đang trở thành điểm du lịch yêu thích của du khách khi đến

Phú Thọ.

Vườn quốc gia Xuân Sơn với những giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa

mạo và tính đa dạng sinh học với quần thể động thực vật quý hiếm, những cảnh

quan thiên nhiên còn hoang sơ, hệ thống hang động độc đáo. Chính vì vậy năm

2002 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn

được chuyển hạng thành vườn quốc gia Xuân Sơn.

Trong thời gian gần đây UBND tỉnh Phú Thọ đã tập trung đầu tư cho du lịch

Xuân Sơn và coi đây là một trong năm mũi phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tiềm năng du lịch nơi

đây.Tuy nhiên phát triển du lịch Xuân Sơn vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng của

mình, còn bộc lộ một số hạn chế: Cơ sở vật chất hạ tầng còn yếu kém, đội ngũ nhân

viên còn mỏng, thiếu kinh nghiệm, khách du lịch chỉ đến tham quan hang Lạng là

chủ yếu. Chính vì vậy việc cấp thiết của Tỉnh nói chung và VQG nói riêng là làm

sao để vừa thúc đẩy phát triển du lịch vừa giữ được nét hoang sơ vốn có và phát huy

các giá trị nhân văn, phải làm sao để giữ gìn tài nguyên cho hôm nay và mai sau.

Xuất phát từ yêu cầu đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “Tình hình hoạt động du

lịch vườn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, định hướng và giải pháp phát triển du

lịch theo hướng bền vững.” để làm khoá luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về đề tài du lịch Việt Nam nói chung hiện nay đang được đề cập

rất nhiều khi hoạt động du lịch đang trở nên khởi sắc. Một số công trình nghiên cứu

đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch như: “ Non nước Việt

Nam” (Tổng cục Du lịch Việt Nam), “Địa lý du lịch” (ThS Mai Quốc Tuấn), tổ

chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, “Giáo trình tổng quan du lịch” (Trần Thị Mai)...

Hay như các bài viết: “Du lịch Việt Nam - những kỷ lục thú vị” những điểm du lịch

thú vị ở Việt Nam (VietNam.net),

Đối với vườn quốc gia Xuân Sơn việc nghiên cứu về vấn đề phát triển du

lịch còn rất hạn chế chỉ dừng lại ở các bài báo cáo, bài viết ở quy mô nhỏ như bài

viết “Vườn quốc gia Xuân Sơn - tiềm năng phát triển du lịch” của trung tâm thông

tin du lịch, “Đa dạng sinh học vườn quốc gia Xuân Sơn” (Báo nhân dân), “ khu du

lịch vườn quốc gia Xuân Sơn”, “Dự án Cải thiện đời sống người dân địa phương

trong và ngoài vườn quốc gia Xuân Sơn - tỉnh Phú Thọ góp phần quản lý rừng bền

vững” của viện đào tạo quản lý kinh doanh và quốc tế phối hợp với quốc gia Xuân

Sơn được Vương quốc Đan Mạch tài trợ không hoàn lại. Vì vậy nghiên cứu du lịch

VQG Xuân Sơn luôn là một quá trình liên tục, mới mẻ và có tính kế thừa.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu, phân tích tình hình hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Xuân Sơn.

- Đề ra các giải pháp để phát triển du lịch của địa bàn theo hướng bền vững.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.

- Nghiên cứu tiềm năng và hoạt động du lịch của vườn quốc gia Xuân Sơn,

huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Đề ra một số định hướng và các giải pháp cơ bản để phát triển du lịch bền

vững ở vườn quốc gia Xuân Sơn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động du lịch và những giải

pháp để phát triển du lịch bền vững ở vườn quốc gia Xuân Sơn.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi lãnh thổ: Đề tài chỉ thực hiện tại khu vực vườn quốc gia Xuân Sơn

huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.

- Phạm vi thời gian: Từ 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Phạm vi nội dung: Hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Xuân Sơn.

5. Quan điểm nghiên cứu

5.1. Quan điểm hệ thống

Du lịch có nhiều loại hình đa dạng và bao gồm nhiều thành phần có mối liên

hệ mật thiết với nhau, các điều kiện và các nhân tố du lịch tồn tại và phát triển trong

sự thống nhất giữa các thành phần: tự nhiên, kinh tế - xã hội và các quy luật cơ bản.

Quan điểm này được coi là cơ sở hình thành hệ thống du lịch bảo đảm cho tính

khách quan, khoa học trong nghiên cứu. Do vậy nó được quán triệt như là một quan

điểm chủ đạo trong quá trình nghiên cứu.

5.2. Quan điểm kinh tế - sinh thái

Du lịch cũng như các ngành kinh tế khác, tiêu chuẩn để đánh giá ngành du lịch

chính là hiệu quả kinh tế của nó. Đồng thời phải gắn với công tác bảo vệ môi

trường, bảo tồn và đóng góp lợi ích cộng đồng địa phương. Làm thế nào để vừa đưa

ngành du lịch phát triển, thu được lợi nhuận kinh tế cao vừa đảm bảo có môi trường

sinh thái được bền vững thì đó là câu hỏi mà một khu du lịch, một vùng hay một

quốc gia phát triển du lịch phải trả lời được. Do vậy quan điểm kinh tế - sinh thái

cũng là một quan điểm đặc thù trong nghiên cứu nhằm tạo ra giải pháp phát triển du

lịch bền vững cho vườn quốc gia Xuân Sơn.

5.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Du lịch cũng có quá trình phát sinh và phát triển vì vậy quan điểm này được

vận dụng trong quá trình phân tích, tổng hợp các quá trình hình thành phát triển

trong hệ thống du lịch và xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ. Qua đó biết

được giá trị của tài nguyên du lịch trong quá khứ cũng như dự báo được hướng phát

triển của chúng trong tương lai.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp thu thập, phân tích xử lý số liệu

Việc tiến hành nghiên cứu đề tài cần rất nhiều tài liệu, số liệu từ các cơ quan

ban ngành có liên quan, vì vậy cần phải thu thập, tổng hợp, lựa chọn cho phù hợp

với nội dung nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở phân tích nguồn tài liệu để tìm ra

được tính toàn vẹn, phát hiện được mối quan hệ giữa các vấn đề có liên quan tới nội

dung đề tài.

6.2. Phương pháp thống kê

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu và thông tin thu được

phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

6.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Đây là phương pháp đặc thù của ngành địa lý. Do lãnh thổ du lịch phân bố

rộng gồm nhiều thành phần do vậy việc thực địa không thể bao quát hết toàn bộ

lãnh thổ và quan sát tỉ mỉ từng đối tượng vì thế cần phải sử dụng bản đồ để hỗ trợ

việc nghiên cứu. Qua bản đồ có thể thu thập được nhiều thông tin phục vụ cho đề

tài. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng các biểu đồ nhằm trực quan hoá các số liệu để thấy

rõ được tình hình hoạt động du lịch của địa phương.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!