Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

tình hình các doanh nghiệp thủy sản việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
2012
Châu Văn Mạnh
http://www.facebook.com/manhduy4588
TÌNH HÌNH CÁC DOANH
NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM
Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản
Châu Văn Mạnh - DH09CT Trang 2
BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN
NAY CỦA VIỆT NAM
1. Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ
Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133
xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế
hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đảng Cộng sản
Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ
chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân
hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương,
ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước
ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một
hiệp định đối tác kinh tế song phương. Theo dự báo trong một báo cáo tháng 12-2005
của Goldman-Sachs thì vào năm 2025, nền kinh tế Việt Nam có thể trở thành nền kinh
tế lớn thứ 17 trong số những nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới với
GDP danh nghĩa đạt 436 tỉ USD và GDP bình quân đầu người là 4.357 USD.[4] Theo
dự báo của PricewaterhouseCoopers năm 2008, cho đến năm 2050, nền kinh tế Việt
Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi (10% mỗi năm)
và sẽ đạt 70% quy mô của nền kinh tế Vương quốc Anh vào năm 2050.
2. Chuyển theo kinh tế thị trường
Thời kỳ 1986-1990, Việt Nam tập trung triển khai Ba Chương trình kinh tế lớn: lương
thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Các hình thức ngăn sông cấm chợ,
chia cắt thị trường được xóa bỏ dần, kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện
trên cơ sở hạch toán. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể