Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình các đảng chính trị ở việt nam trong những năm 1921 - 1929.
MIỄN PHÍ
Số trang
82
Kích thước
678.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1396

Tình hình các đảng chính trị ở việt nam trong những năm 1921 - 1929.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

----------

TRẦN THỊ HUYỀN

Tình hình các Đảng chính trị ở Việt Nam trong

những năm 1921 - 1929

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng

tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Văn Hoàn.

Các số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách

quan, khoa học.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2012

Tác giả luận văn

Trần thị Huyền

QUY ƯỚC VIẾT TẮT

STT Viết tắt Nguyên văn

1 BCHTW Ban Chấp hành Trung ương

2 BCT Bộ Chính trị

3 BBT Ban Bí thư

4 CNXH Chủ nghĩa xã hội

5 CNTB Chủ nghĩa tư bản

6 CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

7 CTQG Chính trị Quốc gia

8 CNĐQ Chủ nghĩa đế quốc

9 CNCS Chủ nghĩa cộng sản

10 ĐCS Đảng Cộng sản

11 GCCN Giai cấp công nhân

12 Nxb Nhà xuất bản

13 TBCN Tư bản chủ nghĩa

14 XHCN Xã hội chủ nghĩa

15 ĐLDT Độc lập dân tộc

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN

STT Nội dung Trang

Bảng 1 3 Phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu

thế kỷ XX

36

Bảng 2 Số lượng bãi công của GCCN Việt Nam và tính chất của nó 47

Bảng 3 Bãi công của công nhân 1928 - 1930 47

Bảng 4 Đấu tranh tự phát và đấu tranh tự giác của công nhân 47

Bảng 5 Đảng, Hội cơ bản ở Việt Nam 1919 - 1929 63

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay khi đất nước giành được độc lập, nhân dân có cuộc sống ấm no,

hạnh phúc, từng bước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn đó là xã hội xã hội

chủ nghĩa. Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều diễn biến

phức tạp, các thế lực phản động tìm mọi cách lôi kéo, công kích và nói xấu

chế độ ta. Vì vậy để có được sự ổn định về chính trị và xã hội thì vai trò lãnh

đạo của Đảng là yếu tố quyết định. Qua hơn 80 năm ra đời, tồn tại Đảng Cộng

sản Việt Nam là con thuyền đưa đất nước vượt qua bao khó khăn, thử thách,

chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược, từng bước xây dựng đất nước ngày càng

văn minh, giàu đẹp.

Cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, biến Việt Nam

từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Hàng loạt các phong trào cứu nước, giải phóng dân tộc đã nổ ra để chống

phong kiến và thực dân nhưng đều thất bại đã phản ánh một thực tế là các

phong trào thời kỳ này chưa có một tổ chức Đảng đúng đứn để lãnh đạo các

phong trào đó, phản ánh sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo. Thời đại mới

quy định những nhiệm vụ mới và vấn đề đặt ra là phải có một giai cấp tiên

tiến đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ này.

Mặt khác trải qua hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm

cho kinh tế, văn hóa tư tưởng, xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc, nhiều thành

phần kinh tế, nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội mới ra đời với nhiều hệ tư tưởng

khác nhau. Đến đầu thế kỷ XX các sự kiện và luồng tư tưởng dân chủ tư sản

từ Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản dồn dập xuất hiện ở Việt Nam từ đó chưa bao

giờ ở Việt Nam lại xuất hiện nhiều tổ chức đảng phái và các tư tưởng chính trị

đến như vậy.

Đến những năm 20 của thế kỷ XX ở Việt Nam tồn tại song song hai

khuynh hướng phát triển đó là khuynh hướng tư sản và khuynh hướng vô sản

với nhiều Đảng phái nối tiếp nhau ra đời, tồn tại và lãnh đạo phong trào đấu

tranh của nhân dân ta thời kỳ này, mỗi Đảng phái đều có những ưu điểm và

hạn chế riêng, có những Đảng đứng trên lợi ích của dân tộc, có những Đảng

đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu. Để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh ra đời, quá

trình hoạt động, vai trò của các Đảng phái chính trị ở Việt Nam trong những

năm 1921 - 1929 nhằm đánh giá một cách khách quan sự lãnh đạo cũng như

lập trường của các Đảng chính trị đó vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài

“Tình hình các Đảng chính trị ở Việt Nam trong những năm 1921 - 1929”

làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

* Nhóm thứ nhất, bao gồm các công trình nghiên cứu chung về Đảng

chính trị như: Trường Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam,

Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1975; Đinh Trần Dương: Tân Việt Cách mạng Đảng

trong cuộc vận động thành lập Đảng, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2006; Võ Nguyên

Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb.

CTQG, Hà Nội, 2000; Nguyễn Văn Khoan: Nguyễn Ái Quốc với công tác giao

thông liên lạc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, Nxb. Công an

nhân dân, 2005; Nguyễn Bá Ngọc: Biên niên sự kiện Hồ Chí Minh, Nxb. Lao

động, 2006; Nguyễn Quang Ngọc: Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo

dục, 2009; Nguyễn Ái Quốc: Những bài đăng trên báo Le Paria, Nxb. Sự

Thật, Hà Nội, 1977; Phạm Xanh, Đặng Hoà, Đào Phiếu: Việt Nam Thanh niên

cách mạng đồng chí hội, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986.

* Nhóm thứ hai, bao gồm các công trình chuyên khảo của Việt Nam như:

Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương: Các tổ chức tiền thân của Đảng,

Nxb. Sự Thât, Hà Nội, 1977; Bộ Giáo dục và Đào tạo: Một số chuyên đề Lịch

sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2007; Bộ Giáo dục và Đào

tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2007;

Học viện CTQG Hồ Chí Minh - Khoa Xây dựng Đảng: Giáo trình Xây dựng

Đảng, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1995; Viện Lịch sử Đảng: Chủ tịch Hồ Chí Minh

tiểu sử và sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987; Trích tác phẩm kinh điển về

xây dựng Đảng, Nxb. Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội, 1984.

* Nhóm thứ ba, bao gồm các công trình của học giả nước ngoài như Đồng

chí Hồ Chí Minh của Kobelev; Huỳnh Kim Khánh: Chủ nghĩa cộng sản ở Việt

Nam 1920 – 1945; Gabrielle Kolko: Giải phẫu một cuộc chiến tranh; Wilfred

Burchette: Tam giác Trung Quốc - Việt Nam – Campuchia…

Các công trình nghiên cứu trên đã trình bày một cách sơ lược về tình hình

các Đảng chính trị trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đồng thời cũng

trình bày khá chi tiết về quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt

Nam và thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tiền thân

của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dựa trên những công trình đó, tác giả sẽ trình

bày một cách đầy đủ hơn về hoàn cảnh ra đời cũng như quá trình hoạt động

của các Đảng chính trị ở Việt Nam trong những năm 1921 - 1929.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu một cách khái quát hoàn cảnh ra đời và quá trình hoạt động của

các Đảng chính trị ở Việt Nam trong những năm 1921 - 1929, từ đó tổng kết

những đóng góp cũng như hạn chế của các Đảng chính trị đó.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ được quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh về sự xuất hiện của các Đảng chính trị trong phong trào cách mạng.

- Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời và quá trình hoạt động của các Đảng chính

trị ở Việt Nam trong những năm 1921 - 1929.

- Nêu lên được những đóng góp và hạn chế của các Đảng chính trị cũng

như những vấn đề gợi mở nghiên cứu tương lai.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời và quá trình hoạt động của các Đảng chính

trị ở Việt Nam trong những năm 1921 - 1929, những đóng góp và hạn chế của

các Đảng chính trị đó.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

Tình hình của các Đảng chính trị ở Việt Nam trong những năm 1921 -

1929.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1.Phương pháp luận:

Chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác￾Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự xuất hiện của các Đảng chính trị trong

phong trào cách mạng.

5.2. Phương pháp cụ thể:

Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và kết hợp phương pháp lịch sử

và lôgíc, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp hệ

thống.

Ngoài ra còn sử dụng các nguồn tư liệu, sách báo, tạp chí nghiên cứu về

hoàn cảnh ra đời và quá trình hoạt động của các Đảng chính trị ở Việt Nam

trong những năm 1921 - 1929.

6. Ý nghĩa của đề tài

- Trên cơ sở nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời, quá trình hoạt động và vai trò

của các Đảng chính trị ở Việt Nam trong những năm 1921 - 1929 để từ đó

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!