Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính đối thoại trong truyện ngắn nam cao
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
27.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1008

Tính đối thoại trong truyện ngắn nam cao

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LỮ THỊ ÁNH NGUYỆT

TÍNH ĐỐI THOẠI

TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số : 8220121

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

VĂN HỌC VIỆT NAM

Đà Nẵng - Năm 2018

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH TRƯỜNG

Phản biện 1: TS Ngô Minh Hiền

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Phong Nam

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn

tốt nghiệp thạc sĩ Văn học Việt Nam họp tại Đại học Sư phạm

- Đại học Đà Nẵng vào ngày 31 tháng 3 năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Tính đối thoại là hình thái chức năng thẩm mĩ thuộc về

chiều sâu tinh thần của bản mệnh lí thuyết văn chương. Tuy nhiên,

hình thái tổ chức cấu trúc này chưa thực sự được quan tâm, khám phá

như một khung tri thức chính yếu để soi chiếu, giải mã các hiện

tượng văn học. Vì thế, nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc nhìn tính

đối thoại là hướng khám phá giàu tiềm năng, góp phần hình thành

thêm những kênh tiếp nhận mới mẻ, đa chiều.

1.2. Nam Cao là một trong những đại biểu xuất sắc của trào

lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. Đặc biệt, với

thể loại truyện ngắn đã thắp sáng cho tên tuổi người nghệ sĩ ngay từ

khi bước vào làng văn. Nhiều tác phẩm của Nam Cao cho đến bây giờ

vẫn nguyên là “những khuôn thước” mẫu mực, đầy thách thức cho

những bút văn muốn bước vào loại hình sáng tác này. Điều đó chứng

tỏ tài năng và cá tính sáng tạo đã in đậm trong kĩ thuật viết của nhà

văn. Và một trong những thành công trong tư duy nghệ thuật của Nam

Cao là xây dựng nên các tổ chức đối thoại nghệ thuật xuyên suốt các

mạch trần thuật - một trong những yếu tố tinh kết lên nhiều không gian

thẩm mĩ khác nhau trong chiều sâu các lớp văn bản nghệ thuật.

1.3. Việc chọn đề tài Tính đối thoại trong truyện ngắn Nam

Cao để nghiên cứu, chúng tôi hướng tới tri nhận hành trình sáng tạo

nghệ thuật của nhà văn trong xác lập quyền năng nhân vị; trong tổ

chức lời văn, giọng điệu; trong giao thoa, tương tác thể loại qua ý

thức đối thoại. Trên cơ sở đó, việc định vị được bản chất các mô

hình, cấu trúc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao trong trường đối

thoại nghệ thuật chúng tôi hi vọng bổ sung thêm một cách nhìn mới

2

về bút pháp trần thuật đầy sáng tạo của tác giả này. Qua đó, góp phần

khẳng định tài năng, phong cách và những nỗ lực cách tân truyện

ngắn cũng như vai trò, vị thế của Nam Cao trong dòng chảy văn học

Việt Nam hiện đại.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1. Những bài viết và công trình nghiên cứu liên quan đến

tính đối thoại

Khởi nguồn từ những năm 20 của thế kỷ XX, vấn đề tính đối

thoại trong văn học đã được nhà nghiên cứu văn học M. Bakhtin đề

cập, dẫn giải qua khảo sát tiểu thuyết Dostoievski và Rabelais. Tiếp

theo đó, các học giả thuộc các trường phái cấu trúc và kí hiệu học

như J. Kristeva, T. Todorov, Derrida phát triển, mở rộng nội hàm

khái niệm này trên nhiều cấp độ khác nhau của đường biên lí thuyết

văn chương. Cho đến nay, tính đối thoại trong văn học nghệ thuật

luôn gắn với tên tuổi M. Bakhtin và bản chất của đường dẫn lí thuyết

này đã trở thành tri thức quan trọng cho hoạt động sáng tạo và tiếp

nhận của nhiều cây bút sáng tác cũng như các nhà nghiên cứu, lý luận

phê bình học thuật quan tâm.

Ở Việt Nam, vấn đề lí thuyết đối thoại đã được các học giả

quan tâm và giới thiệu thông qua công trình Lý luận và thi pháp tiểu

thuyết của Bakhtin - biên soạn bởi dịch giả Phạm Vĩnh Cư (1992).

Qua đó, các nhà nghiên cứu đã tiệm cận một cách khá cơ bản về tính

năng lý thuyết đối thoại trong định hình bản mệnh tác phẩm.

Tiếp đến là công trình dịch thuật Những vấn đề thi pháp

Dostoievski (1993) của nhóm dịch giả Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân,

Vương Trí Nhàn. Ở công trình này, M. Bakhtin đã giải mã tiểu thuyết

Dostoievski trên nhiều phương diện: tiểu thuyết đa thanh; nhân vật và

lập trường tác giả, tư tưởng; đặc điểm về thể loại và kết cấu - cốt

3

truyện; lời văn. Và vấn đề cơ bản mang tính xuyên suốt được chi

phối bởi tính đối thoại chính là sự thể hiện cho những cách tân trong

tư duy tiểu thuyết Dostoievski.

Đỗ Đức Hiểu trong công trình Thi pháp hiện đại (2000), dựa

trên tinh thần của M. Bakhtin, khi bàn về thi pháp tiểu thuyết cũng đã

nhấn mạnh tính đa âm, hay tính đối thoại - một trong những đặc

trưng của thể loại tiểu thuyết.

Năm 2006, dịch giả Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào giới thiệu

công trình Bản mệnh của lý thuyết của tác giả A. Compagnon. Ở

công trình này, A. Compagnon bàn về đối thoại Bakhtin trong sự

xem xét triển nghĩa sang thuật ngữ liên văn bản Kristeva. Tác giả

cuốn sách còn cho rằng: tính liên văn bản mà J. Kristeva gọi tên được

phỏng in cái mà Bakhtin gọi là tính đối thoại.

Tiếp đó là những bài viết, nghiên cứu về tính đối thoại trong

văn học được nhận diện trên một số khía cạch khác nhau. Nguyễn

Thị Ngân Hoa với bài viết “Các nhân tố biểu đạt tính đối thoại nội

tại của diễn ngôn truyện kể” (2014), Nguyễn Thị Thanh Hương với

bài viết “Đối thoại và tình huống đối thoại trong truyện” (2014).

Phùng Phương Nga với bài viết “Liên văn bản và vấn đề đối thoại tư

tưởng trong văn xuôi đương đại Việt Nam” (2014). Nguyễn Phượng

với bài viết “Tinh thần dân chủ và tư duy đối thoại trong văn học

Việt Nam sau 1975” (2015).

Bên cạnh mảng dịch thuật và nghiên cứu văn học, lí thuyết đối

thoại còn được đề cập trong một số công trình luận văn, luận án như:

Đối thoại trong ba tiểu thuyết Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến không

chồng (Dương Hướng), và Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) của

Phạm Thị Thúy Vinh; Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn

từ lý thuyết đối thoại của Lê Thị Tuyết; Tính đối thoại trong tiểu

4

thuyết Đỗ Phấn của Nguyễn Thị Thủy Tiên; Tính đối thoại trong tiểu

thuyết Nguyễn Khải của Thái Thị Trang.

2.2. Những bài viết, nghiên cứu liên quan đến tính đối thoại

trong truyện ngắn Nam Cao

Nghiên cứu về tính đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao thì

gần đây đã có một số bài viết đề cập đến một số phẩm chất ưu việt

của lí thuyết đối thoại trong tiếp nhận tác phẩm văn chương. Trần

Đình Sử với bài viết Cấu trúc đối thoại trong Chí Phèo của Nam

Cao.Trong bài viết Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao từ góc

nhìn diễn ngôn thể loại, tác giả Nguyễn Thanh Trường.

Nhìn chung, việc vận dụng lý thuyết đối thoại để khám phá

truyện ngắn Nam Cao của các công trình bài viết nêu trên mới dừng

lại ở những ý kiến, nhận định, đánh giá ở một số khía cạnh nhất định.

Tuy nhiên, đây là những gợi ý quý báu giúp cho chúng tôi tiếp tục

triển khai nghiên cứu vấn đề này trong một hệ thống.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Tính đối thoại trong

truyện ngắn Nam Cao. Trên tinh thần này, chúng tôi tập trung làm rõ

bản chất của các hình thái cấu trúc đối thoại ở các phương diện: xác

lập quyền năng nhân vị/ trong lời văn và giọng điệu/ trong sự tương

tác giao thoa thể loại.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát các truyện ngắn trước Cách mạng của

Nam Cao được tuyển chọn trong cuốn Nam Cao truyện ngắn tuyển

chọn, Nxb Văn học, năm 2016. Ngoài ra, luận văn còn khảo sát một

số truyện ngắn của các tác giả khác liên quan đến phạm vi nghiên

cứu của đề tài.

5

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát, thống kê:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp:

- Phương pháp so sánh, đối chiếu:

- Phương pháp thi pháp học:

- Phương pháp tự sự học:

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,

Nội dung gồm có 3 chương:

Chương 1: Tính đối thoại trong truyện ngắn 1930 - 1945 và

hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nam Cao

Chương 2: Tính đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao nhìn từ

phương diện lời văn và giọng điệu

Chương 3: Tính đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao nhìn từ

phương diện tương tác thể loại

6

CHƢƠNG 1

TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN 1930 – 1945

VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT

CỦA NAM CAO

1.1. Tính đối thoại trong truyện ngắn 1930 - 1945

1.1.1. Hình thái tính đối thoại

Đối thoại trong văn học là đối thoại nghệ thuật đảm nhiệm

chức năng thẩm mỹ bao gồm hai bình diện lời kể và hội thoại. Tuy

nhiên trước đó, vấn đề đối thoại mới được các nhà phê bình quan

tâm, khai thác ở mảng thô, tức phần ngôn ngữ của văn bản. Thế kỷ

XX với lý thuyết đối thoại của Mikhail Bakhtin, vấn đề đối thoại

trong văn chương nghệ thuật đã được đẩy sâu đến phần ý thức: các

quan hệ đối thoại của ý thức con người. Với lý thuyết này, Bakhtin

đã nêu lên bản chất đối thoại của ý thức và ngôn ngữ, vạch ra các

hình thức đối thoại, từ đó đặt nền móng cho việc phân tích ngôn từ

nghệ thuật theo những bình diện mới.

Như vậy có thể hiểu, tính đối thoại là một thuật ngữ khái niệm

vừa dẫn chỉ cho các hình thức biểu đạt trong những mối quan hệ

tương tác giữa các văn bản văn học, vừa cụ thể hóa tính chất của mọi

kiểu loại văn bản. Tính đối thoại trong quan niệm của Bakhtin còn

được dẫn giải dưới hình thức tính liên chủ thể. Trong đó, Kristeva

phát triển nguyên lí này dưới những dạng thức chuyển vị mang tính

liên văn bản, và Barthes đặt hình thái cấu trúc đối thoại trong trường

lực của tính đa bội. Qua quá trình khơi dòng và thực nghiệm lý

thuyết, có thể nhận thấy tính ưu việt trong lý thuyết đối thoại của

Bakhtin như là một trong những khung tri thức chính yếu góp phần

quan trọng soi chiếu, giải mã các hiện tượng văn học.

7

1.1.2. Tính đối thoại trong truyện ngắn 1930 - 1945

Trên tinh thần kế thừa và vận dụng lý thuyết tính đối thoại của

Mikhail Bakhtin, soi chiếu vào truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945,

chúng tôi bước đầu nhận diện được một số nét đặc sắc của hình thái

đối thoại quy định cách xây dựng lời văn, ý thức nhân vật và các yếu

tố khác của tác phẩm truyện ngắn thuộc các sáng tác của một số nhà

văn trong giai giai đoạn này.

Tính đối thoại của truyện ngắn giai đoạn này còn thể hiện ở

bình diện tư duy nghệ thuật. Đó chính là ý thức sáng tạo nên các

đường biên giao thoa, tương tác thể loại. Đặc biệt với Nam Cao, bên

cạnh việc thiết lập ý thức đối thoại trong tinh thần nhân vật bằng

nhiều hình thức khác nhau, nhà văn còn xác lập tính đối thoại thông

qua việc tạo dựng tình huống độc đáo, xây dựng nhiều chi tiết tạo

chuyện trong trường đối thoại không hoàn kết.

Như vậy, qua khảo sát truyện ngắn 1930 - 1945 cho thấy tư

duy đối thoại đã xuất hiện khá rõ nét trong truyện ngắn Việt Nam

hiện đại ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX. Tuy nhiên, không

thể phủ nhận nguyên lí đối thoại gắn liền sự phát triển của một thời

đại văn học 1930 - 1945 đã thực sự in dấu ấn đậm nét trong tư duy

nghệ thuật của một bộ phận các nhà văn tài năng, mang đậm cá tính

sáng tạo.

1.2. Hành trình sáng nghệ thuật của Nam Cao - một lối xác lập

quyền năng nhân vị trong ý thức đối thoại

Con người trong văn học vừa là sản phẩm của văn hóa tư

tưởng, vừa là sự khám phá về hiện thực đời sống mang cá tính sáng

tạo của nghệ sĩ. Nhà văn hào Đức W. Goethe có nói: “Con người là

điều thú vị nhất đối với con người và con người cũng chỉ hứng thú

với con người”. Lấy con người làm đối tượng phản ánh, Nam Cao đã

8

xem con người như điểm tựa để nhìn ra thế giới và thấu dọi vào

chính cá nhân con người. Chính vì vậy những con người bước ra từ

trang sách của Nam Cao được hiện diện với tất cả những mặt đối lập,

phức tạp đa chiều. Nam Cao đã “đập vỡ cái nhìn phiến diện, tĩnh tại

để tạo ra một cái nhìn phức tạp hơn, đa chiều hơn và vì thế sâu sắc

hơn về con người”.

1.2.1. Nhân vị cô độc trong vòng xoáy định mệnh

Với ý thức đề cao giá trị tinh thần nơi hữu thể, ngòi bút Nam

Cao luôn coi trọng những thị phần nằm sâu trong nhân vị người - nơi

khu trú của mọi nguồn ý thức làm nên cái gọi là “chất người”. Theo

đó, thế giới hình tượng các nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao

được tái cấu trúc trên những trục dẫn đặc biệt.

Thực nghiệm truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi nhận thấy hầu

hết con người trong nhiều trang viết của ông luôn đối diện trước

những hoàn cảnh sống đầy trớ trêu. Họ là những con người nhỏ bé,

số phận gắn chặt với những bi kịch tinh thần mà nguyên do cũng bởi

cái đói, miếng ăn, sự áp bức bóc lột tàn tệ của giai cấp thống trị.

Bằng cái nhìn hiện thực sâu sắc, Nam Cao dường như cho

người đọc hiểu rõ hơn bao giờ hết về số phận người nông dân trước

Cách mạng tháng Tám. Ở đó, con người thường được đặt trong

những khung ngữ cảnh gắn với sắc thái thẩm mỹ nhất định. Và chính

trong không gian đó, nhà văn cho bản mệnh nhân vật được đối thoại

tự do nhất với cuộc đời

Mỗi nhân vật của Nam Cao đều có một cuộc đời, một số phận

và một hoàn cảnh sống khác nhau nhưng chung quy lại họ đều là

những con người được tạo hóa ban cho một số phận khắc khổ, tù

túng đến ngột ngạt. Dường như cuộc sống của họ không có một tia hi

9

vọng nào để đổi đời. Họ cô độc trong vòng xoáy định mệnh, đơn độc

cố vùng vẫy để mong thoát khỏi số mệnh.

1.2.2. Nhân vị lạc lõng trong hoài nghi, bế tắc

Xuất phát từ ý thức đối thoại thông qua các tình huống truyện,

Nam Cao đã miêu tả lại những ẩn ức trong tinh thần của nhân vật: lạc

lõng, hoài nghi, bế tắc. Nhân vật của Nam Cao dù là người nông dân

nghèo hay trí thức thì đều là những con người luôn suy tư về mọi nhẽ

trong cuộc đời. Họ là những con người lắm trăn trở, nhiều sự giằng

xé trong nội tâm mà không ai có thể hiểu được để tỏ bày. Họ cô đơn

ngay giữa cái xã hội mà mình đang sống với những nỗi hoài nghi

chất chồng.

Hình ảnh con người trong truyện ngắn của Nam Cao khiến

người đọc không khỏi day dứt, trăn trở. Bởi, về bản chất, họ là những

con người hiền lành, chất phác, lương thiện, thật thà và chăm lo làm

ăn, cần mẫn kiếm sống. Nhưng định mệnh trớ trêu của hoàn cảnh đã

khiến họ biến chất trở thành kẻ tha hóa, chính cái hình thái xã hội vô

nhân tính ấy còn là nguyên cớ đẩy con người vào bước đường túng

quẫn, khiến con người bị chà đạp, bị bần cùng hóa, bị ném ra ngoài

mép lề của đời sống.

1.2.3. Nhân vị khát khao trong níu kéo trở về cõi ngƣời

Điều trân trọng đối với nhiều nhân vật trong truyện ngắn của

Nam Cao cho dù họ phải đối diện với thực tại bế tắc, hay chìm khuất

trong vũng lầy tha hóa thì nơi thẳm sâu của thế giới tinh thần những

nhân vật này vẫn luôn mong muốn hướng về trú ngụ của hơi ấm tình

yêu thương con người. Do đó, hình thái cấu trúc đối thoại trong cách

thức tổ chức nhân vật của truyện ngắn Nam Cao còn được thể hiện ở

khía cạnh nhân vị khát khao níu kéo trở về với cõi người.

10

Như vậy, trên hành trình vật vã trong đau đớn, níu kéo “nhân

vị người”, nhiều nhận vật trong truyện ngắn Nam Cao dường như “cô

độc” trong đối diện với hoàn cảnh nghiệt ngã của xã hội. Theo đấy,

để giữ gìn phẩm hạnh không bị tha hóa, biến chất họ buộc phải chọn

cái chết – con đường duy nhất để được trở lại làm người.

Như vậy, từ cái nhìn xuyên thấm vào thế giới tinh thần, Nam

Cao không soi chiếu nhân vật trong sự vận động một chiều mà dẫn

giải cho hình thái của nó khu biệt hóa qua nhiều lằn ranh đối thoại đa

chiều, gắn với nhiều mối quan hệ khác nhau và đặc biệt hơn cả là đề

cao phận nhiệm người xã hội.

Tiểu kết

Ở chương một, chúng tôi giới thiệu sơ lược hình thái tính đối

thoại theo lý thuyết đối thoại của M. Bakhtin và các nhà tường giải

cấu trúc. Trên cơ sở lựa chọn, kết hợp những luận giải về hình thái

tính đối thoại của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những luận

điểm làm điểm tựa lý thuyết cho việc khai triển tính đối thoại trong

truyện ngắn Nam Cao. Thứ nhất, đối thoại là ý thức tư duy của con

người và là lĩnh vực sinh tồn của con người. Thứ hai, đối thoại là một

cấu trúc liên chủ thể, liên văn bản. Thứ ba, đối thoại biểu hiện ý thức

hệ, tư tưởng, văn hóa của thời đại. Từ những luận điểm mấu chốt ấy,

chúng tôi vận dụng để khai thác tinh thần đối thoại trong truyện ngắn

Việt Nam 1930 – 1945. Cũng ở chương này, chúng tôi khảo sát quá

trình sáng tạo nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao - một lối xác lập

quyền năng nhân vị trong ý thức đối thoại để bước đầu nhận diện

được tính đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao. Nhà văn tổ chức

nhân vật theo lối cấu trúc đối thoại bằng cách đưa nhân vật vào

“vòng xoáy định mệnh”, khai thác những ẩn ức của nhân vật, và níu

11

kéo nhân vật trở về với cõi nhân sinh nhằm để nhân vật tự bộc lộ bản

ngã đa chiều của mình. Con người trong quan niệm của Nam Cao là

con người hiện diện với tất cả các mặt đối lập: vừa đẹp đẽ vừa xấu

xa, vừa cao thượng vừa tầm thường nhỏ nhen, vừa nhân đạo vừa độc

ác, vừa đáng khinh vừa đáng trọng. Và đặc biệt, các nhân vật của

Nam Cao đều biết vượt lên chính mình để đến với phần tốt đẹp nhất

thuộc về Con người.

CHƢƠNG 2

TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN LỜI VĂN VÀ GIỌNG ĐIỆU

2.1. Đối thoại trong ý thức lời văn

Mỗi tác phẩm văn chương đều được tạo nên bởi thế giới ngôn

từ nghệ thuật đặc sắc của người nghệ sĩ. Và lời văn là yếu tố đầu tiên

kiến tạo nên những mạch nguồn thẩm mĩ cho tác phẩm. Chính vì thế,

các nhà văn không ngừng nỗ lực sáng tạo để hình thức lời văn phát

huy cho thế mạnh công năng của chính nó trong việc góp phần làm

bật nổi chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

2.1.1. Lời tham thoại trực tiếp

Lời tham thoại trực tiếp được xem là “lời do nhân vật hoặc do

tác giả - những con người trực tiếp nói lên trong tác phẩm” Trong đó,

lời trực tiếp của nhân vật được biểu hiện ở hai dạng cơ bản là đối

thoại trực tiếp giữa các nhân vật trong tác phẩm với nhau và lời nội

tâm (độc thoại nội tâm và đối thoại nội tâm) của nhân vật khi tự nói

với chính mình. Còn lời trực tiếp của cái tôi tác giả thường thuộc về

những đoạn trữ tình ngoại đề, hay những lời phẩm bình, triết lý.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!