Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính đối thoại trong kí vũ bằng
PREMIUM
Số trang
248
Kích thước
93.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1764

Tính đối thoại trong kí vũ bằng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ THANH MINH

TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG KÍ VŨ BẰNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

VĂN HỌC VIỆT NAM

Đà Nẵng – Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Trường

Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Phong Nam

Phản biện 2: TS. Cao Thị Xuân Phượng

Luận văn sẽ được bảo vệ trước

Hội Đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Văn học Việt Nam

họp tại Trường Đại học Sư phạm vào ngày 06 tháng 01 năm 2019

Có thể tìm hiểu Luận văn tại:

Thư viện Trường Đại học Sư Phạm - ĐHĐN

Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư Phạm - ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Nguyên lí đối thoại nghệ thuật là một phạm trù lí thuyết

của khoa học nghiên cứu văn học. Thuật ngữ mang tính khái niệm

này hướng tới dẫn giải cho những giá trị thẩm mĩ trong mối quan hệ

mang tính tương tác giữa các yếu tố trong và ngoài văn bản; đồng

thời cụ thể hóa thẩm quyền diễn ngôn cho mỗi thể loại. Vận dụng lí

thuyết đối thoại trong nghiên cứu tác phẩm kí Vũ Bằng là chìa khóa

để giải mã giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc trong luận giải về cá

tính sáng tạo của người nghệ sĩ.

1.2. Vũ Bằng là nhà văn tài hoa với phong cách độc đáo.

Trong hành trình sáng tạo, ông luôn chú ý gia cố cho sản phẩm nghệ

thuật của mình trong nhiều kênh đối thoại thể hiện ở chiều sâu tác

phẩm thông qua những cuộc chuyện trò của hình tượng “cái tôi” diện

hình trong nhiều ngữ cảnh đối thoại và thông qua ở phương thức trần

thuật đặc sắc. Khám phá kí Vũ Bằng từ góc nhìn của tính đối thoại là

cách hướng tới cắt nghĩa, lí giải giá trị nghệ thuật được phản ánh

trong những mặt cắt không gian thẩm mĩ khác nhau.

1.3. Việc nhận diện, đánh giá sáng tác kí Vũ Bằng dựa trên

nguyên lí đối thoại là một việc làm cần thiết vừa mở ra những giá trị

khoa học thực tiễn trong hoạt động tiếp nhận, vừa góp phần khẳng

định về vị thế của tác giả, tác phẩm trong sự vận động, phát triển của

thể loại văn học này. Với đề tài: Tính đối thoại trong kí Vũ Bằng,

chúng tôi mong muốn vận dụng thêm một cách tiếp cận vào chiều

sâu tinh thần văn bản, khám phá vẻ đẹp độc đáo của đối tượng nhận

thức - khách thể thẩm mĩ được phản ánh trong tác phẩm.

2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Với những giá trị đặc sắc, kí Vũ Bằng đã trở thành đối tượng

thẩm mĩ được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến những

công trình, bài viết, nghiên cứu liên quan đến phạm vi khảo sát.

Hầu hết, các tác giả nghiên cứu đều nhận ra có một chủ thể

khác chiếm lĩnh trong các trang viết của Vũ Bằng. Tác giả Triệu

Xuân trong bài viết: Vũ Bằng - Người lữ hành đơn côi và tác giả Văn

Giá với bài viết Chân dung văn học của Vũ Bằng đã chỉ ra một chủ

thể luôn hoài vọng về chốn quê nhà trong sáng tác của Vũ Bằng. Còn

tác giả Phạm Ngọc Luật trong bài viết: Đằng sau cái phản đề này lại

trăn trở với một chủ thể luôn mang trong mình trách nhiệm với đất

nước, với nghiệp báo. Với bài viết: Phẩm chất nhà báo trong sự

nghiệp văn chương Vũ Bằng, tác giả Đỗ Thị Ngọc Chi nhận ra:

Chồng lấn trong chủ thể là những mảng màu của kí ức để rồi lại quay

về phủ kín trong tâm hồn tác giả. Phiên chợ Tết đã hòa cùng với

những giá trị truyền thống văn hóa trở thành một sinh thể sống động

trong tâm thức tác giả qua bài viết: Chợ Tết trong tâm thức Vũ Bằng

qua “Thương nhớ mười hai” của Trần Hoài Anh. Tác giả Ngô Thị

Hy trong bài viết: Cảm xúc ngày Tết của Vũ Bằng trong “Thương

nhớ mười hai” chia sẻ với bạn đọc về những chân giá trị tồn hữu

theo thời gian trong tác phẩm của Vũ Bằng.

Nhìn từ phương diện lời văn và giọng điệu, tác giả Chế Diễm

Trâm trong bài viết: Chất thơ trong lời văn “Miếng ngon Hà Nội” và

“Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng” cho rằng: Vũ Bằng luôn chú

tâm sáng tạo nên những lời văn nghệ thuật đặc sắc với sự luân phiên,

thay chuyển nhiều giọng điệu. Trong bài viết: Nét đặc sắc trong hồi

3

kí “Bốn mươi năm nói láo” của Vũ Bằng, Vũ Xuân Triệu có những

nhận diện về sự gặp gỡ của cái tôi quá khứ và hiện tại trong lời văn

đa giọng điệu. Tác giả Hà Minh Châu qua bài viết Giọng điệu trong

văn xuôi Vũ Bằng và tác giả Nguyễn Thị Châm trong luận văn thạc sĩ

Lời văn nghệ thuật kí Vũ Bằng (2012) đã chỉ ra được những giọng

điệu riêng trong sáng tác của ông. Ở bài viết: Đằng sau cái phản đề

này, Phạm Ngọc Luật ấn tượng với chất giọng đặc trưng, chủ đạo tạo

nên dấu ấn trong sáng tác của Vũ Bằng. Mỗi giọng điệu dường như

là một đối tượng riêng biệt thể hiện tầng sâu tư tưởng và góp phần

tạo nên phong cách nghệ thuật đặc sắc của tác giả. Nhìn chung, một

số dấu hiệu mang tính đối thoại trong kí Vũ Bằng đã được các nhà

nghiên cứu, phê bình chỉ ra. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tính đối

thoại như chất thể hình thành nên giá trị nghệ thuật cho tác phẩm vẫn

còn là khoảng trống. Đây cũng chính là những gợi mở, thúc đẩy

chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Tính đối thoại trong kí

Vũ Bằng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào khảo sát 05 tác

phẩm kí của Vũ Bằng gồm: Cai, Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền

Nam, Bốn mươi năm nói láo, Thương nhớ mười hai. Ngoài ra, luận

văn còn khảo sát một số tác phẩm kí của các tác giả khác liên quan

đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.

4

4. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng các phương pháp chính sau: Phương pháp

phân tích - tổng hợp, Phương pháp so sánh - đối chiếu, Phương pháp

cấu trúc - hệ thống. Đồng thời, chúng tôi vận dụng Phương pháp liên

ngành: tích hợp các lí thuyết thi pháp học, văn hóa học, báo chí học

nhằm làm sáng rõ hơn về bản chất tính đối thoại kí Vũ Bằng trong

việc góp phần xây tạo nên giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trong luận văn, chúng tôi cố gắng trình bày lí thuyết đối thoại

một cách hệ thống, nhất quán chủ yếu qua những nghiên cứu của

nhóm tác giả Bakhtin. Về mặt thực tiễn, luận văn đi sâu, làm sáng rõ

lí thuyết, đánh giá những giá trị về mặt tư tưởng, nghệ thuật của tác

giả. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tư liệu

tham khảo cho những công trình nghiên cứu tính đối thoại sau này.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn

được triển khai trong ba chương:

Chương 1. Lí thuyết đối thoại và kí Vũ Bằng trong dòng chảy

thể loại kí Việt Nam hiện đại

Chương 2. Tính đối thoại trong kí Vũ Bằng nhìn từ phương

diện hình tượng “cái tôi”

Chương 3. Tính đối thoại trong kí Vũ Bằng nhìn từ phương

thức trần thuật

5

CHƯƠNG 1

LÍ THUYẾT ĐỐI THOẠI VÀ KÍ VŨ BẰNG

TRONG DÒNG CHẢY THỂ LOẠI

KÍ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1.1. Khái quát về lí thuyết đối thoại và tính đối thoại trong

thể loại kí

1.1.1. Về lí thuyết đối thoại

Những vấn đề lí luận then chốt của nguyên lí đối thoại được

nghiên cứu bao gồm: lý thuyết siêu ngôn ngữ, lí thuyết phát ngôn,

bản chất đối thoại của ý thức và ngôn ngữ, tính liên chủ thể.

Từ nguyên lí đói thoại, các nhà tường giải cấu trúc đã có

những bước nghiên cứu sáng tạo, mới mẻ để đi đến hướng lý thuyết

mới có giá trị trong nghiên cứu văn học hiện nay. Nguyên lí đối thoại

được xem là tiền đề lí luận cơ bản, một chiếc chìa khóa tư tưởng

quan trọng trong việc giải mã các hiện tượng văn học và trong hướng

nghiên cứu về liên văn bản của chủ nghĩa hậu hiện đại sau này.

1.1.2. Tính đối thoại trong thể loại kí

Thứ nhất, tính đối thoại được thể hiện thông qua các kênh đối

thoại nhiều chiều, hợp nhất của hình tượng “cái tôi”, bao gồm: cái tôi

trần thuật, cái tôi thẩm mĩ, cái tôi lịch sử, văn hóa mà nổi bật nhất

chính là cái tôi thẩm mĩ. Mỗi một cái tôi hội tụ trong tác phẩm là một

chủ thể có tầm nhìn, tiếng nói riêng. Sự giao tiếp trong chiều sâu của

những cái tôi đã tạo ra tinh thần đối thoại rõ nét trong tác phẩm kí.

Thứ hai, tính đối thoại được thể hiện trong ý thức, tư tưởng

chủ thể bằng cách thể hiện cái nhìn, bộc lộ nhân sinh quan của tác

giả trước hiện thực xã hội. Nhà văn công khai bày tỏ thái độ, quan

điểm, trực tiếp đối thoại với bạn đọc, với xã hội về những vấn đề

6

nhức nhối trong thực tế. Từ đó, kí văn học mang nhiều điểm nhìn

khác nhau, phá vỡ được lối kể chuyện đơn lẻ, một chiều và tạo nên

tính đối thoại nhiều chiều, sinh động.

Thứ ba, trong mối quan hệ, sự tương tác, tràn lấn về mặt thể

loại, tính đối thoại trong kí văn học được thể hiện rõ nét. Ở các tác

phẩm, nhà văn sử dụng bút pháp tổng hợp (thuật, chính luận, tùy bút,

văn học tư liệu…) tạo ra giọng điệu linh hoạt, phong phú, đặc sắc.

Tính đa nghĩa cũng được xuất hiện rõ nét trong kí văn học. Ngoài ra,

tính đối thoại còn thể hiện ở chỗ có sự kết hợp của hai thể loại truyện

ngắn và nghiên cứu. Trong quá trình vận động phát triển, kí văn học

đã dần hình thành những đặc trưng thể loại nhất định. Từ đây, nó thể

hiện rõ nét tinh thần đối thoại trong chiều sâu mạch ngầm tác phẩm.

1.2. Kí Vũ Bằng trong dòng chảy kí Việt Nam hiện đại

1.2.1. Đặc trưng đối thoại trong kí Việt Nam hiện đại

Kí văn học Việt Nam thể hiện tính đối thoại trong tư tưởng, ý

thức ở mối quan hệ tương tác nhiều chiều của “cái tôi” cá nhân với

hiện thực đời sống. Cái tôi đi sâu khắc họa hiện thực đời sống trong

nhiều kênh đối thoại mở, đưa nhân vật vào các mối quan hệ với cuộc

sống thành thị, với xã hội phong kiến, với cuộc sống lao tù để nhân

vật tự đối thoại với chính mình, với hoàn cảnh sống mà tìm ra chân

lý. Những tư tưởng đối kháng, phản biện, tranh luận gắt gao giữa hai

nền văn hóa Đông - Tây, giữa lối sống cổ xưa và mới mẻ, giữa “cái

tôi” cộng đồng và “cái tôi” cá nhân cũng đã góp phần tạo ra những

tác phẩm kí văn học mang đậm dấu ấn cá nhân.

Tính đối thoại trong kí cũng được tạo ra ở phương diện giao

thoa, tương tác, thâm nhập của các thể loại với việc sử dụng những

phương thức nghệ thuật hấp dẫn. Bên cạnh đó là sự ra đời của các

7

phóng sự tiểu thuyết, các tác phẩm phóng sự, tùy bút có vay mượn

các yếu tố của truyện ngắn, tiểu thuyết; nghệ thuật châm biếm, trào

phúng và sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn trong các tác phẩm phóng sự.

Giai đoạn đầu, kí văn học chỉ mới bước đầu có những biểu

hiện tiệm cận tính đối thoại và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo

nền móng, định hình cho sự phát triển của thể kí. Từ sau đổi mới, kí

đã công khai bày tỏ thái độ, quan điểm. Sự xuất hiện của “cái tôi”

người viết cũng đã đem lại cho thể kí những ưu điểm trong việc phản

ánh hiện thực, phá vỡ được lối kể chuyện một chiều, đơn nhất từ một

điểm nhìn và tạo điều kiện cho phản biện, tranh luận từ đó phát triển

tính đối thoại trong thể kí.

Nhìn chung, nguyên lí đối thoại gắn liền sự phát triển của thời

đại văn học xuất hiện khá rõ nét, in dấu ấn trong tư duy nghệ thuật

của một số những nhà văn tài năng và đã có bước khởi đầu đáng ghi

nhận trong sự phát triển của nền văn học nước nhà.

1.2.2. Kí Vũ Bằng, sự kế thừa và sáng tạo trong tư duy

đối thoại

Dưới ánh sáng lí thuyết đối thoại, chúng tôi tìm thấy sự hấp

thu, kế thừa của hình tượng những “cái tôi” (“cái tôi” băn khoăn, trăn

trở với những giá trị không hoàn kết; “cái tôi” khao khát tự giãi bày,

bộc lộ; “cái tôi” đắm chìm trong hoài niệm) trong tác phẩm Vũ Bằng.

Cái tôi trong tác phẩm Vũ Bằng được sống trong dòng ý thức

bất tận, không được đứng yên mà luôn trăn trở đi tìm câu trả lời cho

những giá trị không hoàn kết trong cuộc đời. Cái tôi đã chuyện trò

với những vẻ đẹp “thời trân” bình dị, những nét đẹp truyền thống văn

hóa (lễ, hội, chợ Tết, ẩm thực), tiếng vọng của “cố hương” để tìm ra

những chân giá trị của cuộc sống (Thương nhớ mười hai, Miếng

8

ngon Hà Nội và Món lạ miền Nam). Trong chiều sâu của thế giới tinh

thần, với ý thức đối thoại, cái tôi trong trang kí Vũ Bằng tiềm ẩn

khao khát tự giãi bày, tự bộc lộ, tự chất vấn, phản tỉnh, sám hối. Để

tìm ra chân giá trị của cuộc sống, Vũ Bằng đã đặt cái tôi vào những

cảnh huống của những khó khăn, thử thách, trong mối quan hệ với

nghịch cảnh để cái tôi ấy tự đối thoại với chính mình mà thoát khỏi

sự nghiệt ngã, không bị sa đọa, lầm lối, khụy ngã, giữ gìn, bảo toàn

được nhân cách, tuân theo được tôn chỉ nghề nghiệp của chính mình

(Cai, Bốn mươi lăm nói láo). “Cái tôi” đắm chìm trong hoài niệm

cũng là nét nổi bật trong sáng tác của Vũ Bằng. Trong những lời gửi

gắm trên từng trang kí, tác giả như phân thân thành một Vũ Bằng ở

hiện tại soi chiếu trong Vũ Bằng ở quá khứ. Đặt trong tính đối thoại,

cái tôi được hiện lên với những dáng vẻ khác nhau, đa dạng, phong

phú, nhiều hình hài (Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội).

Giai đoạn đầu, hình tượng “cái tôi” trong kí Vũ Bằng có sự kế

thừa và sáng tạo so với những “cái tôi” trong tác phẩm của Nguyễn

Tuân, Thạch Lam, Ngô Tất Tố. Ngoài ra, cái tôi trong kí Vũ Bằng

phần nào gặp gỡ với cái tôi trong tư duy tiểu thuyết. Từ sau đổi mới,

cái tôi trong sáng tác của Vũ Bằng lại tập trung vào chiều sâu của

tinh thần nơi bản thể, vào những giá trị ẩn sâu trong đời sống tâm

hồn chủ thể (Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam, Thương nhớ

mười hai, Bốn mươi năm nói láo). Đó cũng chính là điểm khác biệt

so với những nhà văn cùng thời trong giai đoạn này như Nguyễn

Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Phương diện giao thoa thể loại thể hiện ở chỗ: các tác phẩm kí

của Vũ Bằng là sự kết hợp của kí báo chí và kí văn học; một số sáng

tác có sự kết hợp của tư duy tiểu thuyết. Kí Vũ Bằng còn là sự kết

9

hợp với yếu tố tự truyện. Ở phương diện này, kí Vũ Bằng cũng đã có

những điểm giống và khác so với nhà văn khác như Nguyễn Tuân.

Tiểu kết

Trong chương một, chúng tôi chú trọng việc tiếp cận theo

hướng, tính đối thoại thể hiện ở mối quan hệ giữa các phát ngôn; đối

thoại là một cấu trúc liên chủ thể, liên văn bản; đối thoại biểu hiện rõ

nét ở chiều sâu của tư duy, tư tưởng nghệ thuật và soi chiếu trong sự

tranh luận, phản biện của hai hay nhiều ý thức mở. Từ đó, chúng tôi

vận dụng nhận diện tính đối thoại trong thể loại kí Việt Nam và đặc

trưng của tính đối thoại trong kí Việt Nam. Trên những trục dẫn này,

chúng tôi hướng tới khám phá, khu biệt hóa tinh thần đối thoại trong

kí Vũ Bằng trên phương diện giao thoa thể loại và quá trình sáng tạo

“cái tôi” - một lối chồng xếp “cái tôi” trong nhiều giao diện khác

nhau. Từ “cái tôi” trăn trở, băn khoăn, tự bộc lộ chính mình, một cái

tôi phân thân hiện tại - quá khứ, lắng đọng vào những ẩn ức. Hơn hết

là một “cái tôi” được đặt trong sự tranh biện, đối thoại với chính

mình để tìm kiếm những giá trị không hoàn kết, vừa hướng về quê

hương, cội nguồn vừa khao khát vươn đến những chân giá trị tốt đẹp

trong cuộc đời.

10

CHƯƠNG 2

TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG KÍ VŨ BẰNG

NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH TƯỢNG “CÁI TÔI”

2.1. Tính đối thoại trong xác lập thẩm quyền diễn ngôn

cho hình tượng “cái tôi”

2.1.1. “Cái tôi” say đắm trước vẻ đẹp “thời trân” bình dị…

“Thời trân” chính là một chủ thể đối tượng thẩm mĩ góp phần

tạo nên tính đối thoại. “Thời trân” cũng là một yếu tố tự truyện gắn

liền với cuộc sống tác giả.

Tác giả như nhập thân, thổi hồn vào từng thức quà giản dị để

cảm thấu, chuyện trò với những giá trị “thời trân”. Những “thời trân”

đã sống dậy như một chủ thể ý thức, khơi lên dòng cảm thức sâu lắng

cho con người được tựa lắng trong âm vọng của điệu hồn xứ sở.

“Thời trân” với tư cách là một chủ thể hoạt nhất trong nó mọi giá trị

đẹp nhất. “Thời trân” còn gắn với kí ức về người vợ hiền khiến tác

giả không khỏi mong ngóng, nhớ nhưng. “Thời trân” ấy đã trở thành

mạch sống của tinh thần nhân thể giăng mắc trong nhiều cung bậc

cảm xúc, để rồi những vẻ đẹp trân quý ấy luôn nhịp bước cùng trái

tim những người con xa quê. Từ góc nhìn xuyên thấm hoài niệm,

“thời trân” đã được nhà văn nâng lên tầm triết lí sống lưu trú bền

vững trong tâm hồn con người. Những “thời trân” độc lạ ở chỗ luôn

phải được đi kèm nhau, sánh bước cùng nhau mới có thể phát huy

được hết thảy giá trị, gợi thức và thấm đượm trong nó tính nhân sinh

quan. Những “thời trân” bình dị vẫn tiếp tục sản sinh ra những giá trị

thiện lành, nằm trong trường tạo sinh giá trị thẩm mĩ của làng quê

Bắc Việt thôi thúc người đọc khao khát kiếm tìm, cảm nhận (Thương

nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội).

11

Chủ thể “thời trân” vừa gắn với vẻ đẹp bình dị, gần gũi vừa trở

thành những biểu tượng lắng kết cho nhiều tầng bậc ý nghĩa nhân

sinh. Vẻ đẹp ấy một lần nữa được cái tôi thẩm mĩ nâng thành triết lí

sống, gợi nhắc cho con người biết ý thức, biết tìm về và yêu tin

những giá trị của một thời quá vãng chưa xa.

2.1.2. “Cái tôi” khỏa lấp trong giá trị truyền thống

văn hóa

Lễ tết, hội hè, đình đám, ẩm thực trong kí Vũ bằng trở thành

sinh thể tinh thần, sinh thể sống với hệ tư tưởng và ý thức riêng. Cái

tôi văn hóa mà đại diện là những lễ hội truyền thống xuất hiện trong

kí Vũ Bằng lớn đến mức đã chi phối, khỏa lấp cái tôi thẩm mĩ.

Cái tôi trần thuật đã thẩm thấu vào cái tôi thẩm mĩ trong sự đối

thoại với sinh thể sống là chủ thể văn hóa để ngầm khẳng định, tôn

vinh nếp sống văn hóa tâm linh của người Việt (Thương nhớ mười

hai). Từ đó đã giúp con người biết tìm về, tựa vào bề dày truyền

thống văn hóa như là một đích đến của những chân giá trị sống. “Cái

tôi” trượt đi trong nhiều nấc thang giá trị truyền thống văn hóa đã

thực sự giúp cho mỗi chủ thể cá nhân được cộng sinh trong những

phẩm chất cốt lõi của giá trị văn hóa tinh thần - là thước đo của tinh

thần đối thoại lan chảy bền vững trong trang kí của Vũ Bằng.

Ẩm thực là một nét văn hóa đặc sắc, là một thế giới có tâm

hồn, cảm xúc trong kí của nhà văn họ Vũ (Miếng ngon Hà Nội, Món

lạ miền Nam). Ẩm thực được nâng lên tầm cao của văn hóa, trở

thành một chủ thể văn hóa có tiếng nói riêng. Đây cũng chính là

điểm mà ẩm thực trong kí của Vũ Bằng gặp gỡ với ẩm thực trong kí

của Thạch Lam, Nguyễn Tuân. Tuy nhiên, so với Thạch Lam,

Nguyễn Tuân thì ẩm thực trong kí Vũ Bằng cũng có những điểm

12

khác biệt nhất định. Bên cạnh đó, với những câu văn trữ tình, giàu

cảm xúc, cái tôi thẩm mĩ như vang vọng lời đối thoại với những

thông tin khoa học, góp phần thay đổi nhận thức và khởi lên những

khúc mắc, hoài nghi trong lòng bạn đọc (Thương nhớ mười hai).

Những giá trị văn hóa được cái tôi thẩm mĩ trưng cất lên trong

mối quan hệ cộng sinh, sinh thành những lớp nghĩa - ý nghĩa neo đậu

vững chắc trong tác phẩm. Giá trị văn hóa truyền thống vừa là tiếng

nói của “cái tôi” trần thuật phóng chiếu qua lăng kính “cái tôi” thẩm

mĩ, vừa là những âm vực của chủ thể văn hóa mang sức sống nội

sinh hoàn kết trong dòng chảy tinh thần dân tộc. Sự chồng xếp của

những “cái tôi” trên trục tư duy nghệ thuật đã hình thành nên các lớp

diễn ngôn giàu tính đối thoại. Trở lên, những âm hưởng đồng vọng

trong tác phẩm của Vũ Bằng luôn tựa vững trên những miền văn hóa

nội sinh trong khao khát kiếm tìm những chân giá trị sống trong đời

sống này.

2.1.3. “Cái tôi” khắc khoải trong tiếng vọng “cố hương”

Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong tâm trí Vũ Bằng,

tạo ra tính đối thoại trong tiếng gọi vọng về quê cũ. Những khung

cảnh thiên nhiên của Bắc Việt nhuốm màu kí ức, nhuốm màu tâm

trạng. Đó chính là ngọn nguồn để tạo ra tính đối thoại rõ nét trong

chiều sâu bản ngã.

Cái tôi của hoài niệm như giao cảm với thiên nhiên, để thiên

nhiên nói hộ lòng người. Trong nỗi nhớ về quê hương, Vũ Bằng đã

làm một phép đối sánh giữa hiện tại và quá khứ. Mỗi sự vật, hiện

tượng, mỗi nỗi nhớ, niềm thương đều được nhà văn đặt trên trục

phản chiếu với quá khứ (Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội).

Vì vậy, người đọc cảm thấy như, hình tượng cái tôi thẩm mĩ đi xuyên

13

thấm qua hai cuộc đời (quá khứ - hiện tại) song trùng với nhau. Độc

giả lại như được soi thấy chính mình trong những trang kí Vũ Bằng.

Bởi lẽ, “cố hương” ấy không phải để viết cho riêng ông mà còn được

viết cho tất cả những người đồng cảm. Đó chính là cái cách mà nhà

văn dẫn dắt người đọc tìm về với chân giá trị cuộc sống, với tiếng

vọng thiêng liêng hướng về “cố hương”.

Lớp diễn ngôn trong tác phẩm của Vũ Bằng được chi phối

mạnh mẽ bởi những yếu tố thuộc về ngoại biên như ý thức, tư tưởng

hệ và mang tính đối thoại rõ nét trong mối quan hệ với ngữ cảnh

xung quanh, với thời đại. Ở đó, một “cái tôi” luôn băn khoăn, trăn trở

với những giá trị không hoàn kết, một “cái tôi” khao luôn đắm chìm

trong hoài niệm đã giúp chuyển tải một đời sống tinh thần khác trong

tâm thức nhà văn. Các hệ hình giá trị trong sáng tác của Vũ Bằng

luôn được đặt trong các mối quan hệ với “cái tôi” thẩm mĩ lúc ly

hương, trong mối quan hệ cộng sinh để mang một nét tinh hoa mới,

khơi mạch nguồn sáng tạo tiềm sâu trong tâm thức con người để

hướng đến những chân giá trị mới, đặc sắc, không điểm dừng.

2.2. Tính đối thoại trong tạo dựng niềm tin cho “cái tôi”

khơi sâu vào yếu tính bản thể

2.2.1. “Cái tôi” hoài vọng trong khoảng trống suy tư bất

định…

“Cái tôi” trong kí Vũ Bằng phải nhiều lần đối diện với những

khoảng trống trong suy tư bất định, những bộn bề, suy tư, va xiết

trong từng khung ngữ cảnh, đối diện với hiện thực cuộc sống để

ngẫm nghiệm về mình, về người. Tác giả để “cái tôi” tự phân thân,

độc thoại rộng rinh trong khoảng trống với nhiều trăn trở và cả

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!