Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính chính luận trong tiểu thuyết nguyễn bắc sơn.
PREMIUM
Số trang
149
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1959

Tính chính luận trong tiểu thuyết nguyễn bắc sơn.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN LƯƠNG HOÀNG VŨ

TÍNH CHÍNH LUẬN

TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.01.21

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng, Năm 2016

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Xuân Phượng

Phản biện 1: TS. Ngô Minh Hiền

Phản biện 2: TS. Tôn Thất Dụng

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn

tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn tại

Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 09 năm 2016.

Có thể tìm hiểu Luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Sau năm 1986, với sự tiếp sức của khuynh hướng dân chủ

hóa và nhân đạo hóa, văn xuôi có sự chuyển biến mạnh mẽ. Cùng

với sự thăng hoa của ký, sự bùng nổ của truyện ngắn, tiểu thuyết với

ưu thế là “nhân vật chính của sân khấu văn học đương thời”, thu hút sự

quan tâm, sáng tạo của không ít nhà văn. Nhiều nhà văn đã khẳng

định phong cách ở thể loại này; nhiều tiểu thuyết có giá trị xuất hiện

làm thay đổi đời sống văn học.

1.2. Nguyễn Bắc Sơn có nhiều đóng góp đối với sự chuyển mình

của tiểu thuyết đương đại. Khởi nghiệp bằng thể loại truyện ngắn và

kí, nhưng làm nên tên tuổi của ông trên văn đàn lại là những cuốn

tiểu thuyết dày dặn, đề cập đến những vấn đề chính trị - xã hội nóng

bỏng mà không phải nhà văn nào cũng dám đụng bút. Mạnh dạn

chạm đụng vào những vấn đề nhạy cảm, trực diện phơi trần những

khoảng tối "mờ chìm khuất lấp" của xã hội, tiểu thuyết Nguyễn Bắc

Sơn đã khơi mở cho tiểu thuyết đương đại những mạch nguồn mới,

giá trị mới hấp dẫn người đọc.

1.3. Được xem là "hiện tượng văn học nước nhà", tiểu thuyết

Nguyễn Bắc Sơn trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của giới

nghiên cứu. Đã có nhiều bài viết, công trình khoa học nghiên cứu

khá hệ thống và toàn diện về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết

Nguyễn Bắc Sơn. Tuy nhiên, tính chính luận - mạch nguồn cảm

hứng xuyên suốt hành trình tiểu thuyết của ông vẫn là khoảng trống,

chưa có công trình nào đề cập. Chính điều này đã thôi thúc chúng tôi

đến với đề tài Tính chính luận trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn.

2

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Những bài viết, nghiên cứu về tiểu thuyết Luật đời & cha

con và Lửa đắng của Nguyễn Bắc Sơn

2.1.1. Về tiểu thuyết Luật đời & cha con

Bàn về Luật đời & cha con, nổi lên các bài viết sau: Luật đời & cha

con (Hoàng Minh Tường), Một cuốn tiểu thuyết về đổi mới (Nguyễn Chí

Hoan), Một bức tranh sống động (Công Minh), Đi qua ranh giới để tồn

tại (Nguyễn Đăng Điệp), Chuyện không chỉ của thời nay (Phạm Xuân

Nguyên), Luật đời & cha con - cái nhìn hiện thực và con người trong

tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Bích Thu), Cuốn tiểu thuyết dự báo (Lê

Hùng),...

Theo một số nghiên cứu thì Luật đời & cha con là "cuốn tiểu

thuyết Việt Nam đầu tiên mổ xẻ sự vận động của toàn xã hội trong

quá trình thay đổi cơ chế”. Tiếp nối nguồn mạch tiểu thuyết luận đề

của Nguyễn Mạnh Tuấn thời tiền đổi mới, song vấn đề mà Nguyễn

Bắc Sơn đặt ra gai nóng, nhạy cảm hơn, đó là “cần có sự chuyển đổi

phương thức lãnh đạo đất nước trong đội ngũ đảng viên sao cho phù

hợp với những thay đổi của đời sống, phải nhanh chóng xem lại văn

hóa Đảng trong điều kiện kinh tế thị trường”.

Cùng với đề tài, thế giới nhân vật trong Luật đời & cha con

cũng mở ra cho giới nghiên cứu nhiều phát hiện mới mẻ. Các nghiên

cứu đồng quan điểm khi cho rằng cái mới của Luật đời & cha con là

sự xuất hiện của dàn nhân vật trong vai đảng viên - cán bộ lãnh đạo.

Và những nhân vật ấy không được xây dựng như những số phận riêng

lẻ của những mảnh đời riêng lẻ, mà “xuất hiện với tư cách là những

bánh răng, chiếc ốc vít trong cơ chế đang vận hành”.

Nghiên cứu thi pháp tiểu thuyết Luật đời & cha con, các tác giả đánh

giá cao nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Bắc Sơn trong việc xây dựng kết

cấu, sử dụng những tình tiết bất ngờ, mang đậm yếu tố bi hài làm nổi bật

sự đa chiều, đa diện của hiện thực và con người. Đặc biệt, sức hấp dẫn của

Luật đời & cha con còn ở khả năng "sử dụng khá nhiều khẩu ngữ, xây

3

dựng nhiều tình tiết mang tính kịch" và lối “kể chuyện, kể hoạt, có xen dí

dỏm hài hước, với rất nhiều chi tiết đời thường, đọc thấy chân thực và

sống động”

Bên cạnh những đánh giá về thành công, cũng có một số ý

kiến trái chiều cho rằng Nguyễn Bắc Sơn để chất báo lấn át chất văn,

ít khắc họa tâm lý nhân vật, cách kể chuyện "còn lan man, xô bồ,

chạy theo sự vụ, mượn mồm nhân vật để kể chuyện đời”.

2.1.2. Về tiểu thuyết Lửa đắng

Lửa đắng - tác phẩm đã và đang trở thành “mắt bão” dư luận thu

hút sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Bàn về Lửa đắng, có

các bài viết: Lửa đắng và tiểu thuyết chính trị (Phạm Xuân Nguyên),

Về ngọn lửa đắng của luật đời (Vũ Duy Thông), Nhà văn tóc bạc và

những vấn đề của cuộc sống đương đại (Bích Thu), Lửa đắng - bức

tranh toàn cảnh về cuộc sống hôm nay (Ma Văn Kháng), Tiểu thuyết

Lửa đắng - bộ mặt tinh thần khác (Lê Thành Nghị), Đọc Lửa đắng

nghĩ về luật đời (Nguyễn Lê Bách), Từ Lửa đắng ngẫm về bệnh “ăn

bẩn” của công chức có quyền (Thu Thanh),...

Cũng như Luật đời & cha con, Lửa đắng được đánh giá cao ở đề

tài và nhân vật. Về đề tài, Nguyễn Bắc Sơn đã thể hiện bản lĩnh của

người cầm bút khi "xông thẳng vào những vấn đề bức xúc, nóng

bỏng đang diễn ra", “không ngần ngại đụng chạm đến những vấn đề

nóng, gai góc và nhạy cảm của thể chế trong quá trình đổi mới tư

duy chính trị”. Về nhân vật, với Lửa đắng, Nguyễn Bắc Sơn đã tiên

phong đưa dàn nhân vật lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước vào

văn chương, đặc biệt là hình tượng Tổng Bí thư “được xây dựng sâu,

có cá tính hẳn hoi, có vui, có buồn, có trăn trở, suy tư”.

Bên cạnh đề tài và nhân vật, thành công về nghệ thuật của Lửa đắng

cũng được các nhà nghiên cứu nhìn nhận: tác phẩm “biết làm mềm đi

các vấn đề tư tưởng, chính trị, thế sự, bằng cách nói dân gian, khẩu ngữ,

những câu thành ngữ”, "lối kể chuyện cổ điển, một văn phong giản dị, ít

bay bướm, văn hoa, một giọng văn mang tính thông tấn, báo chí nhanh

4

và hiệu quả"... Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Lửa đắng chưa đi

sâu, mổ xẻ thế giới nội tâm nhân vật, chủ yếu là kể sự vụ xen kẽ bình

chú của tác giả, vì thế "đời sống chính trị của sự kiện và nhân vật còn

đơn giản, xuôi chiều”.

2.2. Những bài viết, nghiên cứu về tính chính luận trong tiểu

thuyết Luật đời & cha con và Lửa đắng của Nguyễn Bắc Sơn

Đến thời điểm này chưa có bài viết, công trình nào nghiên cứu

một cách hệ thống và toàn diện về tính chính luận trong bộ tiểu thuyết

Luật đời & cha con và Lửa đắng của Nguyễn Bắc Sơn. Thi thoảng, một

số bài viết cũng có đề cập đến một phương diện của tính chính luận, đó

là phản ánh các vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng. Song, đa phần chỉ

dừng lại ở những nhận định, đánh giá mang tính khái lược. Cũng như

các bài viết về Luật đời & cha con và Lửa đắng nói chung, những bài

viết này dẫu sao cũng là những gợi ý cần thiết, có tính mở đường để

chúng tôi thực hiện đề tài này.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là hai cuốn tiểu thuyết

Luật đời & cha con (Nxb Văn học - 2005) và Lửa đắng (Nxb Lao động

- 2008) của Nguyễn Bắc Sơn. Bên cạnh đó, để phục vụ cho thao tác so

sánh, đối chiếu nhằm hướng đến làm rõ nét riêng của tiểu thuyết

Nguyễn Bắc Sơn, luận văn mở rộng khảo sát một số tiểu thuyết của các

tác giả cùng thời.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Qua khảo sát bộ tiểu thuyết Luật đời & cha con và Lửa đắng,

luận văn hướng đến làm nổi bật tính chính luận trên các phương

diện: đối tượng phản ánh; quan điểm, chính kiến của người viết;

nghệ thuật xây dựng nhân vật; ngôn ngữ; giọng điệu.

4. Đóng góp của luận văn

- Về lý luận: Tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn từ góc nhìn

mới, luận văn góp thêm một nét vẽ vào bức tranh tiểu thuyết Nguyễn

5

Bắc Sơn, trên cơ sở đó đánh giá khách quan, khoa học về những

đóng góp của ông trong hành trình làm mới thể loại tiểu thuyết.

- Về thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những

ai quan tâm đến tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng kết hợp các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê - phân loại

- Phương pháp so sánh - đối chiếu

- Phương pháp phân tích - tổng hợp.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn

được triển khai trong ba chương:

Chương 1: Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn trong dòng chảy tiểu

thuyết Việt Nam đương đại

Chương 2: Những biểu hiện của tính chính luận trong tiểu thuyết

Nguyễn Bắc Sơn

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện tính chính luận trong tiểu thuyết

Nguyễn Bắc Sơn

CHƢƠNG 1

TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN TRONG

DÕNG CHẢY TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI

1.1. NGUYỄN BẮC SƠN - ĐỜI NGƢỜI, ĐỜI VĂN

1.1.1. Một con ngƣời khao khát tự do và sáng tạo

Cuộc đời Nguyễn Bắc Sơn vắt qua chiều dài lịch sử đất nước

nhiều biến động. Từng đi lính, dạy học, làm quản lý giáo dục và báo

chí, song ông lại gắn bó duyên nợ với nghề văn. Ông đến với văn

chương là để thỏa mãn thú viết lách và niềm đam mê xê dịch của

mình. Mang trái tim Đan-kô rực lửa nặng lòng với quê hương, đất

nước, "người lữ hành không mỏi" Nguyễn Bắc Sơn đặt chân lên mọi

6

miền tổ quốc. Càng đi nhiều, ông càng viết khỏe và viết cái gì cũng

thành công. Gần như năm nào ông cũng có sách in, có năm xuất bản

đến bốn đầu sách. Không ồn ào, phô trương giữa "chốn xôn xao" của

làng văn, Nguyễn Bắc Sơn cần mẫn cày cuốc trên cánh đồng chữ

nghĩa, cho ra đời những tác phẩm có sức lan tỏa riêng, và lặng lẽ đi

về trong "cuộc náu mình" như một lựa chọn yên tĩnh mà bền bỉ với

văn chương.

1.1.2. Một nhà văn tâm huyết và bản lĩnh

* Quan niệm “Viết văn không phải là cuộc chơi”

Là một cây bút trẻ về tuổi nghề nhưng từng trải về tuổi đời nên

Nguyễn Bắc Sơn ý thức rất rõ trách nhiệm đối với nghề văn. Với

ông, viết văn là một công việc lao động nghiêm túc, đòi hỏi phải có

lòng say mê, nhiệt huyết, thậm chí cả sự khổ luyện. Từng nếm trải

cảm giác khổ sở khi vật lộn với từng con chữ, trăn trở, đau đớn chọn

lựa thông điệp kí thác, Nguyễn Bắc Sơn vô cùng thấm thía quy luật

nghiệt ngã của sáng tạo nghệ thuật. Chấp nhận đánh đổi, trả giá

không chỉ là sự nhọc nhằn, đôi khi còn là mạo hiểm, song Nguyễn

Bắc Sơn vẫn lạc quan, bền bỉ để rồi mỗi khi bị bệnh tật quật ngã, ông

lại bật dậy, cảm hứng viết trong ông lại như nước tràn bờ.

* Quan niệm “Ngọn lửa văn chương là thuốc đắng cho đời”

Bước chân vào địa hạt văn chương, Nguyễn Bắc Sơn chọn cho

mình một đề tài khá gai góc - đề tài chính trị. Đây là đề tài mà ông ấp

ủ, say mê và vì nó ông chấp nhận mạo hiểm. Trong khi nhiều người

biết mà không dám nói, nhiều tờ báo “có điều kiện mà không dám

đăng”, thì Nguyễn Bắc Sơn mạnh dạn đột phá vào những vùng hiện

thực nhạy cảm bằng tâm huyết của một nhà văn, bản lĩnh và trách

nhiệm của một nhà báo. Ông quan niệm đề tài không phải là tất cả,

mà là mục đích, thái độ của nhà văn, “ngọn lửa văn chương là thuốc

đắng cho đời”, là liều kháng sinh đặc trị những căn bệnh xã hội trầm

kha. Vì vậy, ông luôn soi chiếu hiện thực bằng con mắt của nhà cải

cách và phản biện xã hội trên tinh thần góp ý, dựng xây. Có lẽ vì thế

7

mà dù trải qua nhiều truân chuyên trong việc công bố tác phẩm,

Nguyễn Bắc Sơn vẫn không hề nản bước, tiếp tục nuôi dưỡng "lửa

nghề" thắp sáng con đường văn chương.

1.1.3. Hành trình sáng tạo nghệ thuật

Đến với văn chương khi đã ở tuổi xế chiều, nên Nguyễn Bắc

Sơn tự nhủ “gã nhà văn “trẻ” đầu bạc này phải khẩn trương, khẩn

trương một cách thong thả, bình tĩnh”, và kết quả là sau mười tám

năm cầm bút, ông cho ra đời chín tập ký, bốn tập truyện ngắn, hai tập

tiểu luận và bốn cuốn tiểu thuyết dày dặn, nóng hổi tính thời sự: Luật

đời & cha con (2005), Lửa đắng (2008), Gã tép riu (2013) và Vỡ vụn

(2015).

Thể loại đầu tiên đưa Nguyễn Bắc Sơn gia nhập làng văn là ký.

Với sự ra đời của một loạt bút ký, tùy bút: Hoa lộc vừng (1999),

Người dẫn đường trời (1999), Hồng Hà ơi (2000), Nghề đi mây về

gió (2001), Đá dậy thì (2004), Gót thời gian (2010), Người trong tôi

(2010), Con đường và con đường (2015), Chúng ta đến với nhau

(2015);…Nguyễn Bắc Sơn đã khẳng định được tên tuổi, vị thế của

mình trong đời sống văn học đương đại. Ông tạo dấu ấn đặc biệt với

bốn giải thưởng, chiếm ngôi vị quán quân trong cuộc thi “Cả nước

viết về Thăng Long, Hà Nội” do báo Hà Nội mới tổ chức (2000-

2010).

Song song với quá trình sáng tạo ký, Nguyễn Bắc Sơn còn "chia

lửa" cho truyện ngắn và tiểu thuyết. Ở mỗi thể loại, ông đều định

hình được phong cách, thế mạnh và gặt hái thành công. Năm 2004,

tập truyện ngắn Luật đời vinh dự nhận giải thưởng của Nhà xuất bản

Thanh niên. Riêng với tiểu thuyết, Nguyễn Bắc Sơn trở thành hiện

tượng khi khai phá đề tài cơ chế, một đề tài nóng, đang thu hút sự

quan tâm của công chúng bằng bộ tiểu thuyết Luật đời & cha con

(2005) và Lửa đắng (2008). Từ khi được công bố, bộ tiểu thuyết đã

gây nên hiệu ứng tích cực từ phía dư luận và giới nghiên cứu, nhận

được nhiều giải thưởng giá trị: giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc

8

Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho tiểu thuyết Luật

đời & cha con (2005); giải C cuộc thi tiểu thuyết lần thứ III (2006-

2010) cho tiểu thuyết Lửa đắng. Đặc biệt, Luật đời & cha con đã

được chuyển thể thành bộ phim Luật đời và được bình chọn là phim

truyền hình hay nhất năm 2007. Sau thành công của Luật đời & cha

con và Lửa đắng, Nguyễn Bắc Sơn tiếp tục tạo bất ngờ khi cho ra đời

hai cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội Gã tép riu (2013) và Vỡ vụn

(2015). Riêng Gã tép riu vinh dự mang lại cho ông giải C của Hội

Nhà văn Việt Nam.

Tròn mười tám năm, hành trình sáng tạo tuy không dài, nhưng

bằng tâm huyết và tình yêu dành cho văn chương, Nguyễn Bắc Sơn

đã nhanh chóng khẳng định tên tuổi bằng những sáng tạo nghệ thuật

độc đáo, để lại dấu ấn trên văn đàn.

1.2. TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN TRONG NGUỒN

CHUNG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI

1.2.1. Nguồn chung tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại

Sau 1986 trong không khí dân chủ của thời kỳ đổi mới, tiểu

thuyết đã mạnh dạn mở rộng đề tài, dấn thân vào hiện thực ở thời

điểm hiện tại, ngay chính tiêu điểm của cuộc sống để nhìn nhận và

phản ánh. Đồng thời tiểu thuyết thay đổi cách nhìn về con người.

Nếu con người trong tiểu thuyết trước 1975 là con người đơn phiến,

một chiều với những tính cách đơn giản, được xây dựng theo những

công thức định sẵn thì trong tiểu thuyết đương đại, con người được

nhìn nhận như một thực thể phức tạp, bí ẩn, được soi chiếu ở khía

cạnh đời tư bằng một ống kính liên tục dịch chuyển, đa chiều, đa góc

cạnh.

Cốt truyện có sự vận động theo hướng đa dạng hóa, vừa kế thừa

cốt truyện truyền thống, vừa cách tân theo hướng hiện đại. Không chỉ

có cốt truyện giàu kịch tính, gây cấn, mà còn có cốt truyện giàu tâm

trạng. Không chỉ có cốt truyện rõ ràng, đầy đủ mở đầu, kết thúc mà

còn có những cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép các mảnh sự kiện. Tiểu

9

thuyết cũng luôn cố gắng làm mới thể loại bằng nhiều kiểu dạng kết

cấu linh hoạt, sáng tạo, nổi bật là kiểu kết cấu tâm lý với thủ pháp

đồng hiện, đảo lộn trình tự không gian và thời gian, tạo ra mô hình

lắp ghép “truyện lồng truyện”. Sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật

cũng là bước tiến đáng ghi nhận của tiểu thuyết đương đại. Xuất hiện

rất nhiều những tiểu thuyết trần thuật từ điểm nhìn bên trong của

nhân vật tôi. Và câu chuyện không chỉ được kể bởi một nhân vật tôi,

mà còn có nhiều vai ở ngôi thứ nhất kể những chuyện khác nhau từ

những điểm nhìn khác nhau.

Những sáng tạo, đổi mới này cho thấy ý thức cách tân và nỗ lực

đổi mới của đội ngũ tiểu thuyết gia đương đại, để tiểu thuyết xứng

đáng là “cột sống của nền văn học nước nhà”, sớm hòa nhập vào quỹ

đạo văn chương thế giới.

1.2.2. Dòng riêng tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn

Giữa mạch nguồn tiểu thuyết đương đại, tiểu thuyết Nguyễn Bắc

Sơn nổi lên như một hiện tượng lạ. Cũng lấy tâm điểm là hiện thực

đất nước thời đổi mới với bao ngổn ngang, phức tạp, song Nguyễn

Bắc Sơn đã chọn cho mình một lối đi không bằng phẳng bằng một đề

tài khá gai góc và nhạy cảm, ít người động đến - đề tài chính trị.

Ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, có rất ít tác phẩm đúng

nghĩa là tiểu thuyết chính trị. Thời kỳ tiền đổi mới có Cù lao tràm,

Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn. Những năm gần đây, do

đời sống chính trị, xã hội nảy sinh nhiều hạn chế, bất cập, tiểu thuyết

chính trị xuất hiện trở lại với một loạt tác phẩm gây xôn xao dư luận

như: Bí thư tỉnh ủy (Vân Thảo), Chạy án (Nguyễn Như Phong), Gió

chuyển mùa (Đỗ Thị Hiền Hòa), Dòng đời (Nguyễn Trung), Đàn trời

(Cao Duy Sơn),... Tuy nhiên, sự khác biệt và sức hấp dẫn của tiểu

thuyết Nguyễn Bắc Sơn so với các tiểu thuyết cùng đề tài là ở tính

chính luận. Không chỉ phản ánh những biến thiên của đời sống chính

trị - xã hội mà bằng những lập luận có sức thuyết phục, giàu tính

chiến đấu, tác giả còn tham gia tranh biện, luận bàn, trên cơ sở đó đề

10

xuất những giải pháp có tính chất vạch định mở lối cho sự vận động

tích cực của xã hội.

Là tiểu thuyết luận đề chính trị, trực tiếp đề cập và luận bàn các vấn

đề chính trị, đối tượng phản ánh đặc biệt này đã chi phối hệ thống nhân

vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn

xuất hiện một dàn nhân vật đa phần là cán bộ đảng viên có chức quyền,

với tính cách, tâm lý mâu thuẫn, phức tạp, không phải là những số phận,

mảnh đời riêng lẻ, mà như “những đinh ốc, mắc xích trong bộ máy cơ

chế đang vận hành”. Đặc biệt, với bộ tiểu thuyết Luật đời & cha con và

Lửa đắng, lần đầu tiên trong văn chương có sự xuất hiện những nhân

vật giữ vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước - nhân vật Tổng

Bí thư.

* *

Đứng trước nhiều lựa chọn, chịu sự tác động bởi nhiều biến cố

của đời sống xã hội, Nguyễn Bắc Sơn vừa mở rộng loại hình sáng

tác, vừa đặt mình vào thử thách chiều sâu của nghề viết. Thành công

của Nguyễn Bắc Sơn có thể lý giải trước hết là bởi tính chuyên

nghiệp, sự nghiêm túc, bền bỉ trong lao động nghệ thuật, đồng thời

còn ở bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm và ý thức công dân của nhà

văn.

CHƢƠNG 2

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CHÍNH LUẬN TRONG

TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN

2.1. PHẢN ÁNH NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

NÓNG BỎNG ĐANG ĐƢỢC DƢ LUẬN QUAN TÂM

2.1.1. Sự bất cập trong cơ chế quản lý

a. Quản lý hành chính

Sự bất cập của cơ chế quản lý hành chính trong Luật đời & cha

con và Lửa đắng là phương thức Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý.

11

Đây là mô hình quản lý truyền thống của ta, song khi vận dụng vào

thực tiễn hiện nay đã bắt đầu bộc lộ nhiều nhược điểm. Đó là sự cồng

kềnh, chồng chéo của bộ máy hành chính, dẫn đến hoạt động kém

hiệu quả, gây hao tổn ngân sách Nhà nước. Đó là sự thiếu đồng

thuận, nhất trí dẫn đến việc mất đoàn kết, gây mâu thuẫn nội bộ giữa

Đảng và chính quyền. Một hệ lụy nữa, đó là chế độ trách nhiệm

không rõ ràng, thiếu minh bạch. Đảng chỉ đạo, chính quyền thực thi,

thế nhưng, nếu thực hiện kém hiệu quả, hoặc gây hậu quả thì trách

nhiệm lại thuộc về chính quyền. Chỉ ra sự bùng nhùng, tắc trách của

cơ chế hiện hành là cách thể hiện khát vọng về một nền hành chính

hợp thời, khoa học.

b. Quản lý nhà đất

Trong Luật đời và cha con và Lửa đắng, Nguyễn Bắc Sơn đã chỉ

ra sự bất cập trong quản lý nhà đất là ở chính sách hóa giá nhà và chủ

trương xây dựng chung cư cao tầng, cấp đất cho cán bộ xây nhà ở.

Đây là chính sách xã hội đúng đắn, nhằm giải quyết nhu cầu bức

thiết về nhà ở cho cán bộ, công chức. Tuy nhiên, trong quá trình thực

hiện, do thiếu đồng bộ, lỏng lẻo ở khâu quản lý nên một số địa

phương có dấu hiệu thả nổi, tạo cơ hội cho một số cá nhân đầu cơ,

mua bán, làm giàu bất chính. Tình trạng chạy xin cấp đất diễn ra ở

khắp mọi nơi, từ cán bộ đến cơ quan, từ địa phương đến Trung ương.

Nhiều người nhờ những mối quan hệ, nhờ đầu tư công nghệ “bôi

trơn”, bỗng chốc trở thành “tư sản nhà đất”. Nhiều quan chức không

chỉ xin được một mà có khi tới hai, thậm chí ba lô đất. Bên cạnh đó,

sự yếu kém trong công tác quản lý, cũng như sự thiếu minh bạch và

khả năng thực thi của Luật Đất đai đã tạo kẽ hở cho một số doanh

nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường đất đai nước ta đầu cơ,

làm giàu. Mạnh dạn chạm đụng vấn đề cơ chế, thẳng thắn chỉ ra

những bất cập của nó trong tổ chức bộ máy hành chính và quản lý

nhà đất, tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn có ý nghĩa thời sự nóng bỏng.

12

2.1.2. Sự vô tổ chức của công tác tổ chức nhân sự

Công tác nhân sự là một trong những vấn đề quan trọng, mang

tính quyết định đối với sự hưng thịnh của một quốc gia, nhất là trong

bối cảnh đất nước đang có những chuyển biến phức tạp như hiện nay.

Thế nhưng, ở thành phố Thanh Hoa, việc tuyển dụng nhân sự diễn ra

vô cùng tùy tiện, không căn cứ vào năng lực chuyên môn và đạo đưc

mà chủ yếu dựa vào các mối quan hệ.

Hiện tượng mua quan bán tước diễn ra khá phổ biến, thông qua

sức mạnh của đồng tiền. Chưa bao giờ triết lý “cái gì không mua

được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền” lại thực tế

như vậy. Đồng tiền đã phát huy sức mạnh, len lỏi vào mọi ngõ ngách

đời sống, làm khuynh đảo mọi thang bậc đạo đức xã hội. Để chen

chân vào bộ máy công quyền, nhiều kẻ đã không từ bất cứ thủ đoạn

hèn hạ nào. Vị trí, quyền chức không chỉ là nơi trục lợi, kiếm chác

mà còn là vật phẩm, hàng hóa để giao dịch, trao đổi, đôi bên cùng có

lợi.

Bức tranh tối màu về công tác tổ chức nhân sự tại thành phố

Thanh Hoa cũng chính là những tồn tại, bất cập trong công tác tuyển

dụng và bổ nhiệm nhân sự hiện nay mà hệ quả nhãn tiền là không ít

kẻ bất tài vô dụng, tha hóa, biến chất đã len lỏi được vào bộ máy

công quyền, và không ít những người con ưu tú không có cơ hội để

cống hiến cho đất nước. Chất xám chảy máu, tài năng lãng phí.

2.1.3. Sự bùng phát của tệ nạn tham nhũng, mại dâm

a. Tham nhũng - đường dây ngầm với nhiều quỷ kế

Khảo sát Luật đời & cha con và Lửa đắng, có thể thấy tham

nhũng đã trở thành một thứ vi rút nguy hiểm đang âm thầm len lỏi,

xâm nhập vào mọi đẳng cấp quan chức, từng bước đục khoét, tàn phá

nền kinh tế, chính trị - xã hội, gây nên những hậu quả khôn lường.

Tham nhũng có mặt ở hầu hết các ban ngành, từ công an đến hải

quan, từ giao thông đến địa chính, từ xây dựng đến thuế, giáo dục, kể

cả viện kiểm sát, tòa án..., mỗi ngành có một kiểu tham nhũng khác

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!