Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính cấp thiết và đề xuất những giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh thpt hiện nay.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------
ĐỖ KHẮC PHÁI
Tính cấp thiết và đề xuất những giải pháp
chủ yếu, nhằm nâng cao vai trò nhân tố chủ
quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh
THPT hiện nay
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, vấn đề đạo đức xã hội ở nước ta đang diễn ra
rất phức tạp, đạo đức xã hội có phần bị xuống cấp, điều đáng lo ngại hơn cả
là có một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ
nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập
nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Hiện tượng thiếu trung thực
trong học tập, gian lận trong thi cử... có nguy cơ trở thành một tệ nạn.
Không những thế, các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, ma túy cũng
đang có xu hướng du nhập vào nhà trường gây ảnh hưởng lớn đối với học
sinh.
Tại sao trong một bộ phận học sinh hiện nay lại có sự sa sút về mặt
phẩm chất đạo đức? Hiện tượng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng
phải thấy rằng nguyên nhân chủ yếu nhất là do trong thời gian qua chúng ta
ít quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho những đối tượng này, gia
đình và xã hội gần như gửi gắm công việc giáo dục đạo đức con em mình
cho nhà trường. Mặt khác, giáo dục trong nhà trường lại có xu hướng coi
nhẹ, thậm chí buông lỏng giáo dục đạo đức.
Để khắc phục tình trạng xuống cấp, suy thoái về đạo đức trong một
bộ phận thanh niên học sinh, để đáp ứng những nhiệm vụ và mục tiêu giáo
dục thế hệ trẻ, xây dựng con người cho thế kỷ XXI mà Hội nghị lần thứ hai
Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã vạch ra, phải tăng cường
hơn nữa công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên, mà đặc biệt là thanh niên
học sinh trong các trường THPT.
Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho đối tượng học sinh trung
học phổ thông, đó là vấn đề bức xúc hiện nay, đề tài này mong muốn góp
một phần nhỏ giải quyết vấn đề bức xúc đó.
2. Tình hình nghiên cứu
Xung quanh vấn đề đạo đức học sinh ở các trường trung học phổ
thông đã có một số công trình nghiên cứu, một số tập chí và sách báo đã
viết như: Đảng giáo dục và rèn luyện thanh niên ta”, Nxb Thanh niên, Hà Nội,
1990; “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên ” Nxb CTQG,
Hà Nội, 2002; Chỉ thị 40-CT/TW, “Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục’’, nhưng chưa có đề tài nào đề
cập đến nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học
sinh trung học phổ thông ở nước ta hiện nay.
Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu, những bài viết của
các tác giả. Tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này mong muốn góp phần đưa
nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức học sinh được đi vào hiệu quả.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ vai trò nhân tố chủ quan trong công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông, và thực trạng của sự
phát huy vai trò của nhân tố này trong những năm qua, đề tài chỉ ra tính
cấp thiết và đề xuất những giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao vai trò nhân
tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay.
Nhiệm vụ: Phân tích mối quan hệ điều kiện khách quan và nhân tố chủ
quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông.
Làm rõ tầm quan trọng của việc cao nhân tố chủ quan trong giáo
dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông hiện nay.
Đề xuất những giải pháp nâng cao vai trò nhân tố chủ quan, trong
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
đặc biệt là mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, đề
tài được thực hiện theo phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgic
Kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: tọa
đàm, so sánh, tiếp cận, thống kê
5. Đóng góp của đề tài
Góp phần nâng cao giáo dục đạo đức, giảm tình trạng suy thoái đạo
đức cho học sinh THPT
Bước đầu làm rõ một số nguyên nhân suy thoái đạo đức và đề xuất
giải pháp cụ thể ngăn chặn sự suy thoái đó
6. Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này giúp người viết khóa luận bước đầu làm
quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư duy khoa học. Từ
đó mở rộng tầm hiểu biết, trưởng thành hơn và thu thập một số kinh
nghiệm trong công việc giảng dạy sau này.
Làm tài liệu nghiên cứu cho trường trung học phổ thông.
Góp phần nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh trung học phổ thông .
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 2 chương 5 tiết.
II. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÂNG CAO VAI TRÒ
NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH THPT HIỆN NAY
1.1. Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức
cho học sinh THPT
1.1.1. Đạo đức và vai trò giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội sớm xuất hiện trong lịch sử
nhân loại. Con người là một sinh vật có tính xã hội, ngay từ thuở hoang sơ
nhất của mình, con người đã biết thiết lập các mối quan hệ với nhau, mặc
dù những quan hệ đó lúc đầu còn mang tính "quần cư đơn thuần". Trong
quá trình phát triển, con người từng bước ý thức được sự cần thiết phải hợp
tác, tương trợ nhau trong cuộc sống, từ đó, dần dần làm nảy sinh khát vọng
tự nguyện, khát vọng về sự công bằng, nguyên tắc về sự bình đẳng,... giữa
các thành viên trong xã hội.
Cùng với sự tiến bộ của sản xuất, ngay trong xã hội nguyên thủy,
mối quan hệ giữa người và người cũng trở nên phức tạp, đa dạng, phong
phú hơn. Chính trong quá trình tồn tại và phát triển đời sống cộng đồng đó
đã làm nảy sinh, xuất hiện những "chuẩn mực" đạo đức biểu hiện ở những
hành vi giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên trong xã hội. Những chuẩn
mực đó dần dần được nội tâm hóa, trở thành nhu cầu bên trong, thành khát
vọng, thói quen, thành tình cảm đạo đức.
Như vậy, đạo đức không phải được nảy sinh từ bên ngoài xã hội, sự
xuất hiện của đạo đức là do nhu cầu khách quan của sự phát triển nhận
thức, của đời sống xã hội, mà trước hết do nhu cầu phối hợp hành động
trong lao động sản xuất, trong đời sống cộng đồng xã hội.
Do đó, đạo đức theo quan niệm mác xít là một hình thái ý thức xã
hội, bao gồm một hệ thống các qui tắc, các chuẩn mực nhằm điều chỉnh
hành vi và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và
quan hệ với xã hội để bảo vệ lợi ích của cá nhân và của cộng đồng.
Là một hình thái ý thức xã hội, nên cũng như các hình thái ý xã hội
khác, đạo đức phản ánh tồn tại xã hội. Sự xuất hiện của đạo đức đáp ứng
đòi hỏi khách quan của cuộc sống xã hội, nó phản ánh đời sống xã hội, mà
trước hết là chế độ kinh tế - xã hội. Khi nền kinh tế - xã hội có sự biến đổi,
đòi hỏi đạo đức xã hội cũng phải thay đổi theo.
Trong lịch sử nhân loại, cùng với sự phát triển của sản xuất, của
tiến bộ xã hội những quy tắc, chuẩn mực, phạm trù đạo đức theo đó tăng
lên, phản ánh đời sống xã hội ngày càng phong phú, đa dạng hơn, trở thành
một trong những phương thức điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, điều
chỉnh hành vi của con người sao cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực xã
hội.
Phản ánh tồn tại xã hội, do đó đạo đức mang tính lịch sử, quan niệm
về một nền đạo đức vĩnh cửu, đặt trên mọi lịch sử và trên những sự khác
biệt về dân tộc, một thứ đạo đức bất chấp cả thời gian mà mọi sự biến thiên
của thực tế là siêu hình, giáo điều và duy tâm. Quan niệm đó là hoàn toàn
xa lạ với quan niệm mác xít, khẳng định tính lịch sử của đạo đức trong tác
phẩm Chống Đuyrinh, Ăngghen đã chỉ ra rằng: "Chung quy lại thì mọi
thuyết đạo đức đã có từ trước tới nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế
xã hội lúc bấy giờ" [2, 63].
Trong các xã hội có sự phân chia thành giai cấp, đạo đức luôn
mang tính giai cấp. Trong xã hội nguyên thủy, khi lực lượng sản xuất còn
kém phát triển, con người phải nương tựa vào nhau và sống nhờ vào những
ân huệ của giới tự nhiên, thì sự thông cảm và tinh thần tương trợ cũng như
công bằng và sự bình đẳng được coi là công cụ tự bảo vệ, là điều kiện để
tồn tại và là chuẩn mực đạo đức của xã hội đó.
Sự xuất hiện xã hội có giai cấp, dẫn tới sự phá vỡ ý thức đạo đức
thống nhất vốn có của xã hội nguyên thủy và hình thành một nền đạo đức
khác, mở đầu cho lịch sử đạo đức mang tính giai cấp trong xã hội có giai
cấp. Đạo đức luôn luôn là đạo đức của giai cấp, từ xã hội cổ đại cho đến xã
hội hiện đại, từ giai cấp chủ nô đến giai cấp phong kiến, từ giai cấp tư sản
đến giai cấp vô sản, mỗi giai cấp đều có nền đạo đức của nó: đạo đức của
giai cấp chủ nô, đạo đức giai cấp phong kiến, đạo đức của giai cấp tư sản,
đạo đức của giai cấp vô sản.
Trong các nền đạo đức đã xuất hiện trong lịch sử, đạo đức mới, tức
đạo đức của giai cấp vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là nền đạo đức có
giá trị phổ biến và nhân đạo nhất.
Thừa nhận tính lịch sử, tính giai cấp của đạo đức, triết học Mác -
Lênin không hề phủ nhận những giá trị phổ biến toàn nhân loại của đạo
đức. Những giá trị đạo đức như lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, tính
trung thực, sự công bằng, tôn trọng lẽ phải thì xã hội nào, thời kỳ nào cũng
cần, cũng có. Tất nhiên, do những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, do lý
tưởng đạo đức khác nhau mà đôi khi người ta có cách hiểu không hoàn toàn
giống nhau, về các giá trị đạo đức có ý nghĩa phổ biến đó.