Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tín dụng cho người nghèo ở hà nội
MIỄN PHÍ
Số trang
21
Kích thước
430.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
880

Tín dụng cho người nghèo ở hà nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tín dụng cho người nghèo ở Hà Nội

Hoàng Liên Sơn

Trường Đại học Kinh tế

Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01

Người hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Thế Tùng

Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Phân tích đặc điểm tín dụng cấp cho hộ nghèo và vai trò của nó trong xoá đói

giảm nghèo, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cấp cho hộ nghèo.

Khảo sát thực trạng tín dụng cấp cho hộ nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội về huy

động vốn và cho vay vốn người nghèo, chỉ ra những kết quả đạt được, những điểm yếu

kém, tìm hiểu nguyên nhân để phát huy kết quả, khắc phục yếu kém. Đề xuất một số giải

pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cấp cho hộ nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội: tiếp

tục hoàn thiện hệ thống tổ chức; đổi mới cơ chế hoạt động; cải tiến quy trình và mục đích

cho vay người nghèo của NHCSXH Hà Nội; điều chỉnh chuẩn nghèo và ban hành chuẩn

nghèo được vay vốn; chính sách cán bộ đối với NHCSXH Hà Nội

Keywords: Ngân hàng chính sách xã hội; Người nghèo; Tín dụng

Content

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa cần phải đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề tăng trưởng với xoá đói

giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội.

Chính phủ đã thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH) để thực hiện

nhiệm vụ cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Sự ra đời của

NHCSXH đã tạo lập một công cụ quan trọng để thực hiện hỗ trợ tín dụng cho người nghèo có

vốn sản xuất kinh doanh, tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, từng bước vươn

lên thoát nghèo, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, do đây là một mô hình mới, nên

hoạt động của NHCSXH không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, đòi hỏi

phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết cả trên góc độ lý luận và thực tiễn.

Đối với Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước, tỉ lệ hộ nghèo trên địa

bàn là 0,7% theo chuẩn hiện nay của Thành phố (thu nhập bình quân đầu người trong hộ dưới

350.000 đồng), tương đối thấp so với mặt bằng chung cả nước là 14,7%. Mặt khác, do quá trình

đô thị hoá mạnh trong những năm gần đây, lực lượng lao động tập trung về Thủ đô rất lớn dẫn

đến tình trạng thất nghiệp luôn ở mức cao - 6,84% năm 2006. Đi đôi với tốc độ tăng trưởng kinh

tế cao, cơ chế kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện dẫn đến khoảng cách giàu nghèo lớn đã

kéo theo nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề xoá đói giảm nghèo, giải

quyết việc làm để đảm bảo phát triển ổn định và bền vững.

Xuất phát từ thực trạng trên, “Tín dụng cho hộ nghèo ở Hà Nội” được chọn làm đề tài

Luận văn Thạc sĩ kinh tế.

2. Tình hình nghiên cứu:

2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Có nhiều công trình nghiên cứu về nghèo đói và

các biện pháp xóa đói giảm nghèo, trong đó đã có một số tác phẩm được dịch và xuất bản ở nước

ta. Cụ thể như: “Kinh tế học” - Paul A. Samuelson; “Kinh tế học công cộng” - Joseph E. Stiglitz;

“Kinh tế học của các nước đang phát triển” - E. Wayne Nafziger; Báo cáo phát triển của Ngân

hàng thế giới; “Grameen Bank At a Glance” của Muhammad Yunus.

2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:

Ở Việt Nam trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu chính sách tín

dụng cấp cho hộ nghèo, cụ thể: các luận án Tiến sĩ Kinh tế “Tín dụng cho người nghèo và các

quỹ xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Trung Tăng (2002); “ Giải pháp hoàn

thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội” của Hà Thị Hạnh

(2004); “ Tín dụng ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay” của Lê Quốc Tuấn (2000); luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Giải pháp nâng cao chất

lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hà Nội” của Đỗ

Thanh Hiền (2007).

Trên một số tạp chí cũng đã công bố những bài báo liên quan đến tín dụng cho người

nghèo, như:

- GS-TS Đỗ Thế Tùng: “Tín dụng cho người nghèo ở nông thôn”, tạp chí Ngân hàng số

6-1991; Chu Văn Nguyễn: “Ngân hàng Grameen - NHNg ở Bangladesh”, tạp chí Ngân hàng số

7-1995, Thời báo kinh tế số 244; Hà Thị Hạnh: “Những vấn đề cần giải quyết trong thực hiện

dịch vụ tín dụng hộ nghèo thiếu vốn sản xuất”, “Xoá đói giảm nghèo và mục tiêu hướng tới của

Ngân hàng Chính sách xã hội”, Tạp chí Ngân hàng số 1+2/2000 và 2003;

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!