Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn
PREMIUM
Số trang
136
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
777

Tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG VĂN HẬU

TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC

GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG VĂN HẬU

TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC

GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH BẮC KẠN

Ngành: Quản Lý Kinh tế

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ ĐÌNH LONG

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Tín dụng chính sách đối với

công tác giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu khoa

học độc lập của riêng cá nhân tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết

quả trong luận văn là trung thực và kết luận khoa học của luận văn chưa

từng công bố bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018

Tác giả

Hoàng Văn Hậu

ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các giảng viên

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã nhiệt

tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại

Trường. Cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên Trường đã tạo điều kiện

thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm

hoàn thành chương trình Cao học.

Tác giả Luận văn xin bày tỏ tình cảm trân trọng, sự cảm ơn chân

thành, sâu sắc tới TS. Đỗ Đình Long vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác

giả trong quá trình thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên tại

NHCSXH tỉnh Bắc Kạn, đồng nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước trên

địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện để tác giả theo học chương trình đào

tạo thạc sĩ và hoàn thành bản luận văn được thuận lợi.

Cảm ơn gia đình, những người bạn đã cùng đồng hành, hỗ trợ, giúp

đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản luận văn này.

Sau cùng, xin được cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ và

kính mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô để tác giả có

điều kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được

tính hiệu quả, hữu ích khi áp dụng vào trong thực tiễn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Hoàng Văn Hậu

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................ii

MỤC LỤC....................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................vii

DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ..................................... ix

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1

2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3

4. Những đóng góp của luận văn .................................................................. 3

5. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG CHÍNH

SÁCH ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO...................................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo ...... 5

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng chính sách .................... 5

1.1.2. Các vấn đề về nghèo ......................................................................... 11

1.1.3. Mối quan hệ giữa tín dụng chính sách đối và giảm nghèo ............... 17

1.1.4. Nội dung của tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo ...... 18

1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng chính sách đối với công tác giảm

nghèo ................................................................................................... 20

1.2. Cơ sở thực tiễn về vai trò tín dụng chính sách đối với công tác giảm

nghèo ................................................................................................... 24

1.2.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng chính sách trong thực hiện tín dụng

chính sách đối với công tác giảm nghèo............................................. 24

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn ............................................ 29

iv

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................... 31

2.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 31

2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 31

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................ 31

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin....................................................... 33

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ...................................................... 33

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................... 36

2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tín dụng chính sách NHCSXH

trên địa bàn tỉnh................................................................................... 36

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá thực trạng tín dụng chính sách đối với công tác giảm

nghèo trên địa bàn tỉnh........................................................................ 37

Chương 3 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG

TÁC GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH BẮC KẠN................................. 39

3.1. Khái quát về địa bàn tỉnh Bắc Kạn ...................................................... 39

3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................. 39

3.1.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................... 42

3.1.3. Điều kiện xã hội ................................................................................ 43

3.2. Khái quát về hệ thống tín dụng chính sách thuộc Ngân hàng chính sách

xã hội tỉnh Bắc Kạn............................................................................. 45

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................... 46

3.2.2. Cơ cấu tổ chức................................................................................... 47

3.2.3. Chức năng, nhiệm vụ ........................................................................ 52

3.2.4. Kết quả tình hình tín dụng chính sách giảm nghèo của NHCSXH tỉnh

Bắc Kạn qua một số năm .................................................................... 54

3.3. Thực trạng tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo tại tỉnh Bắc

Kạn ...................................................................................................... 57

3.3.1. Nguồn vốn của tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo ... 57

3.3.2. Sử dụng vốn của tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo. 59

v

3.3.3. Khách hàng vay vốn cho công tác giảm nghèo................................. 62

3.3.4. Danh mục cho vay vốn đối với công tác giảm nghèo....................... 65

3.3.5. Mạng lưới hoạt động tín dụng đối với công tác giảm nghèo............ 66

3.3.6. Tác động của tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo ở tỉnh

Bắc Kạn............................................................................................... 68

3.3.7. Tình hình dư nợ tín dụng nhận bàn giao........................................... 74

3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng chính sách đối với công tác giảm

nghèo tại tỉnh Bắc Kạn........................................................................ 75

3.4.1. Nhân tố bên trong.............................................................................. 75

3.4.2. Nhân tố bên ngoài ............................................................................. 80

3.5. Đánh giá chung về tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo tại

tỉnh Bắc Kạn........................................................................................ 88

3.5.1. Kết quả đạt được ............................................................................... 89

3.5.2. Những hạn chế .................................................................................. 90

3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................. 91

Chương 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH

BẮC KẠN .......................................................................................... 96

4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về tăng cường vai trò của tín

dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn......... 96

4.1.1. Quan điểm ......................................................................................... 96

4.1.2. Phương hướng................................................................................... 97

4.1.3. Mục tiêu............................................................................................. 97

4.2. Giải pháp tăng cường tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội đối với

công tác giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn ................................................ 99

4.2.1. Hoàn thiện mạng lưới hoạt động cho tín dụng chính sách ............... 99

4.2.2. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tín dụng tín sách tại chi nhánh

NHCSXH trên địa bàn tỉnh ............................................................... 102

vi

4.2.3. Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách

tại hệ thống NHCSXH trên địa bàn tỉnh........................................... 105

4.2.4. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện tín dụng chính

sách thuộc hệ thống NHCSXH trên địa bàn tỉnh.............................. 110

4.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách tín dụng thuộc hệ

thống NHCSXH trên địa bàn tỉnh..................................................... 112

4.2.6. Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn NHCSXH cho các hộ nghèo

vay vốn tại địa bàn ............................................................................ 112

4.3. Kiến nghị............................................................................................ 113

4.3.1. Đối với Chính phủ........................................................................... 113

4.3.2. Đối với UBND tỉnh Bắc Kạn.......................................................... 114

4.3.3. Đối với hộ nghèo............................................................................. 116

KẾT LUẬN.............................................................................................. 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 120

PHỤ LỤC.................................................................................................. 122

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASXH : An sinh Xã hội

CT-XH : Chính trị - Xã hội

ĐBDTTS : Đồng bào dân tộc thiểu số

ESCAP : Uỷ ban Kinh tế Xã hội Khu vực Châu Á - Thái Bình

Dương

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

HĐQT : Hội đồng Quản trị

KV : Khu vực

LĐ-TB và XH : Lao động - Thương binh và Xã hội

NHCSXH: Ngân hàng chính sách xã hội

PGD : Phòng giao dịch

TK&VV : Tiết kiệm và Vay vốn

UBND : Ủy ban nhân dân

UNDP : Liên hợp quốc

WB : Ngân hàng thế giới

XĐGN : Xóa đói giảm nghèo

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia)........ 14

Bảng 2.1: Phân bổ số lượng mẫu điều tra ................................................. 32

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai phân theo loại đất và phân theo địa

bàn tại tỉnh Bắc Kạn năm 2017....................................................... 41

Bảng 3.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017

(tính theo giá so sánh 2010)............................................................ 42

Bảng 3.3: Thống kê một số chỉ tiêu xã hội tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai

đoạn 2015-2017............................................................................... 44

Bảng 3.4: Kết quả hoạt động tín dụng chính sách giảm nghèo của NHCSXH

tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 ................................................. 56

Bảng 3.5: Nguồn vốn tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo tại

tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 ................................................. 57

Bảng 3.6: Tổng dư nợ tín dụng chính sách theo đối tượng giảm nghèo tại

tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 ................................................. 60

Bảng 3.7: Quy mô khách hàng vay vốn tín dụng chính sách đối với giảm

nghèo tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 ................................. 63

Bảng 3.8: Tăng trưởng dư nợ theo các năm của chương trình mục tiêu quốc

gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tại tỉnh Bắc Kạn .. 64

Bảng 3.9: Hình thức vay vốn tín dụng chính sách đối với công tác giảm

nghèo tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 ................................. 65

Bảng 3.10: Mạng lưới hoạt động tín dụng chính sách qua tổ TK&VV đối

với công tác giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017.... 67

Bảng 3.11: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách đối với công tác

giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 ........................ 70

Bảng 3.12: Tác động của tín dụng chính sách đến hiệu quả công tác giảm

nghèo tại tỉnh Bắc Kạn.................................................................... 73

Bảng 3.13. Tình hình nợ nhận bàn giao giai đoạn 2015-2017.................. 74

ix

Bảng 3.14: Thống kê trình độ cán bộ tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn

giai đoạn 2015-2017........................................................................ 77

Bảng 3.15: Thống kê các kênh tuyên truyền vận động các hộ nghèo tham

gia tín dụng chính sách tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn...... 79

Bảng 3.16: Công tác kiểm tra, giám sát quản lý tín dụng chính sách tại tỉnh

Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017......................................................... 86

Bảng 3.17: Thống kê trả chậm tín dụng chính sách đối với công tác giảm

nghèo tại tỉnh Bắc Kạn.................................................................... 87

Bảng 3.18: Những khó khăn trong tiếp cận chính sách đối với công tác giảm

nghèo tại tỉnh Bắc Kạn.................................................................... 88

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 3.1: Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn .......... 47

Hình 3.2: Quy trình cho vay vốn hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc

Kạn .................................................................................................. 76

Hình 3.3. Tỷ lệ hộ nghèo tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 80

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời

sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn

chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh

tế xã hội không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy, một

bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt kịp với sự thay đổi,

gặp khó khăn trong đời sống, sản xuất và trở thành người nghèo. Xác định rõ

tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và khẳng định nghèo đói

ảnh hưởng tiêu cực tới ổn định chính trị, kinh tế và môi trường, Đảng và Nhà

nước ta coi xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ

quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Xoá đói giảm nghèo là một nội dung trọng tâm và xuyên suốt trong chiến

lược phát triển của Việt Nam và các nước đang phát triển, Việt Nam đã xây

dựng chiến lược quốc gia cho tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo từ năm 2002.

Cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, tạo được sự

đồng thuận trong xã hội, góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước

ngoài, tăng trưởng kinh tế của đất nước. Rất nhiều nỗ lực của Chính Phủ, các

địa phương, các tổ chức quốc tế đang được tập trung cho xoá đói giảm nghèo.

Trong đó tín dụng được coi là một trong những giải pháp cơ bản không những

ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác thực hiện. Trong những

năm vừa qua, chính sách tín dụng đã có tác dụng to lớn trong việc xoá đói giảm

nghèo, hơn một nửa số hộ được vay vốn cho rằng vốn vay có tác dụng tích cực

tới giảm nghèo. Nhiều hộ nông dân đã thoát khỏi nghèo, có điều kiện mua sắm

thêm các phương tiện sản xuất và tiêu dùng.

Tín dụng chính là một loại hình tổ chức trung gian tài chính có vai trò

quan trọng trong việc thực hiện chương trình mục tiêu về giảm nghèo, tạo việc

làm, đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ. Sự hoạt

2

động hiệu quả của NHCSXH gắn liền với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo cũng

như sự hưng thịnh của nền kinh tế. Trong những năm gần đây NHCSXH đã có

những thay đổi tích cực phù hợp với tình hình thực tiễn, việc ủy thác cho vay

thông qua các tổ chức chính trị- xã hội đã đưa vốn đến hộ nghèo, hộ cận nghèo

và các đối tượng chính sách khác giúp nhiều người nghèo có vốn làm ăn đi lên

thoát nghèo, tạo được nhiều việc làm. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã

xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống

các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi

trên đây, ngày 4 tháng 10 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số

131/TTg thành lập NHCSXH, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người

nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng

chính sách khác.

NHCSXH tỉnh Bắc Kạn là đơn vị trực thuộc NHCSXH Việt Nam.

Trong quá trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng Chính sách

khác trong thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là chất lượng hoạt động phục

vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chất lượng dịch vụ như

tuyên truyền, dịch vụ thanh toán chưa cao. Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, hộ

vay sử dụng vốn sai mục đích còn cao, chất lượng tín dụng còn chưa tốt. Làm

thế nào để người nghèo và đối tượng chính sách nhận và sử dụng có hiệu quả

vốn vay; làm thế nào để hiệu quả tín dụng chính sách được nâng cao nhằm

bảo toàn và phát triển bền vững nguồn vốn tín dụng, đồng thời người nghèo

thoát khỏi cảnh nghèo, học sinh sinh viên có đủ điều kiện để theo học tại các

trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp và Trường nghề là

một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Để nhiều đối tượng khó khăn tiếp cận

được với nguồn tín dụng chính sách. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài:

"Tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn" làm

luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế.

2. Mục tiêu của đề tài

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!