Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm lời giải cho bài toán chuyện mù chữ
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
38.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1956

Tìm lời giải cho bài toán chuyện mù chữ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tình trạng mù chữ tại Việt Nam.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km, có nhiều người dân ở huyện Mỹ Đức và Ba Vì

đang sống trong tình trạng mù chữ: Không viết được tên mình, không tính được tiền

công khi đi làm thuê... Làng tôi có nhiều người "một chữ cắn đôi" cũng không biết!

Anh Kiệm viết chữ dưới sự giúp đỡ của con

Anh Đặng Văn Kiệm, thôn Đồng Chiêm, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, sinh

năm 1976, hiện đã có 3 con, con lớn đang học lớp 3. Anh thật thà kể: “Em học đến lớp

3 là nghỉ, còn vợ em (sinh năm 1980), học chưa hết lớp 1!”. Khi hỏi anh có viết được

chữ không, anh nhăn nhó: “Viết thì viết được, nhưng phải đánh vần lâu lắm, mà phải

có con gái hướng dẫn thì mới viết nổi”.

Để “kiểm chứng”, anh đã viết tên mình, tên vợ và tên 3 con trước mặt mọi người. Khi

viết tên mình, không có sự “trợ giúp” của con gái, anh ngẩng đầu suy nghĩ một lát rồi

chậm chạp đặt bút viết. Vừa viết, anh vừa nghĩ xem chữ nào đứng trước chữ nào. Đến

lúc “tắc” thì anh cười xòa: “Chịu! Không viết được!”. Nhưng khi được con gái nhắc mặt

chữ, anh nhớ dần ra rồi viết tiếp các chữ rời rạc. Nhất là đến chữ “Đặng” và chữ

“Kiệm”, do có dấu, anh cũng phải nghĩ mãi mới nhớ ra hình thù của nó rồi đặt dấu

“nặng” (.) vào bên dưới! Cuối cùng, anh nguệch ngoạc viết đủ tên họ 3 đứa con của

mình dưới sự giúp đỡ của cô con gái.

Đến lượt viết họ tên vợ (Nguyễn Thị Diên), quả là một thách thức với anh. “Họ Nguyễn

dài, nhiều chữ, khó nhớ lắm!”, anh Kiệm phân bua. Lại là con gái anh giúp đỡ, cuối

cùng anh cũng viết được tên người vợ đã lấy anh gần chục năm nay.

Anh Kiệm thừa nhận là mình “mù” tính toán: “Mặt chữ, mặt số thì còn nhớ sơ sơ, có

người nhắc và chỉ cách viết lần lượt thế nào thì vẫn làm được. Nhưng bảo em tính toán,

nhân chia cộng trừ thì em chịu hẳn! Làm thế còn khó hơn lên núi lấy củi”.

Anh khá “vất vả” mới viết được đầy đủ tên họ của cả nhà

Thầy Lại Xuân Vượng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Phú trêu anh: “Con anh sinh

năm 1999, năm nay là năm 2008, vậy nó bao nhiêu tuổi”? Anh Vượng nhăn mặt một

hồi rồi buông một câu xanh rờn: “Em chịu” khiến cả thầy Vượng lẫn những người có

mặt ở đó đều cười xòa! “Thế làm sao anh biết tuổi con mình?” – “Thì em cứ đếm năm

một, hết một năm là một tuổi!”

Chị Diên (vợ anh) thì mù chữ hoàn toàn: “Em không biết tí gì về chữ với số cả! Có được

học đâu mà biết. Mà có học cũng nhớ sao nổi”, người phụ nữ mới 28 tuổi nhưng có vẻ

ngoài già nua vì lam lũ với ruộng đồng hồn nhiên nói.

Tranh thủ đợt mưa lũ vừa rồi, không thể đi đâu ngoài việc nằm dài ở phòng học mượn

tạm của nhà trường, anh Kiệm mới có thời gian hỏi con gái đi học có được điểm cao

hay không. Anh cho biết: “Không biết chữ, em không thể dạy con học được. Em kệ

chúng nó, đứa nào học được thì học, đứa nào không học được thì thôi”.

Trường hợp của anh Kiệm tiêu biểu cho nhiều người dân mù chữ ở thôn Đồng Chiêm.

Toàn bộ thôn có gần 400 hộ với gần 1.700 người. Theo thầy Vượng thì ở đây, có nhiều

phụ huynh học sinh không biết chữ. Chị lái đò đưa chúng tôi vào “ốc đảo” Đồng Chiêm

những ngày mưa lũ cũng nói: “Làng này, nói đến người mù chữ thì không thiếu. Hàng

xóm xung quanh nhà tôi cũng có đầy người một chữ bẻ đôi cũng không biết”.

Gần 60 năm bám trụ tại mảnh đất Đồng Chiêm này, ông Vũ Văn Chinh khẳng định:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!