Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu thực trạng viết văn kể chuyện của học sinh lớp 4.
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
814.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1290

Tìm hiểu thực trạng viết văn kể chuyện của học sinh lớp 4.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VIẾT VĂN KỂ CHUYỆN

CỦA HỌC SINH LỚP 4

Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Đức

Lớp : 13STH2

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và xử lý tài liệu, mặc dù gặp nhiều khó

khăn nhưng đến nay đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tôi đã hoàn thành. Bên

cạnh sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô

giáo, bạn bè và gia đình.

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, chúng tôi xin trân trọng gửi lời

cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm -

Đại học Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, chỉ bảo và góp ý để đề tài nghiên

cứu khoa học của chúng tôi có hướng đi đúng đắn và tránh được nhiều sai sót.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga,

người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt

quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.

Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của Ban Giám

hiệu, các thầy, cô giáo trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi và trường Tiểu học Hải Vân,

đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.

Cuối cùng chúng tôi xin cảm ơn gia đình và tập thể bạn bè trong lớp, những

người đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Do còn nhiều hạn chế về thời gian và bản thân chúng tôi còn chưa có nhiều kinh

nghiệm, nên mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện đề tài

chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý

kiến, góp ý của các thầy cô và bạn bè trong khoa để đề tài được hoàn thiện hơn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017.

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

A. PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................6

2. Lịch sử nghiên cứu.....................................................................................................7

3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................8

4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................8

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................8

5.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................8

5.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................8

6. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................8

7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................9

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết...........................................................................9

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn...........................................................................9

7.1Phương pháp thống kê, phân loại...............................................................................9

7.2Phương pháp phân tích tổng hợp ...............................................................................9

8. Cấu trúc của đề tài......................................................................................................9

B. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ Ý LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...........................................................10

1.1 . Một số vấn đề chung về Tập làm văn ở Tiểu học ..................................................10

1.1.1. Vị trí của phân môn tập làm văn ........................................................................10

1.1.2. Nhiệm vụ của phân môn tập làm văn .................................................................10

1.1.3. Cơ sở khoa học của dạy học tập làm văn...........................................................11

1.1.3.1. Dạy tập làm văn là dạy một hoạt động............................................................11

1.1.3.2. Các giai đoạn của hoạt động lời nói và các kỹ năng làm văn ........................12

1.1.3.3. Các nhân tố của hoạt động lời nói và dạy học tập làm văn............................12

1.1.3.4. Các dạng lời nói và dạy học tập làm văn ........................................................13

1.1.3.5. Ngữ pháp văn bản và ứng dụng vào dạy học tập làm văn ..............................14

1.1.4. Phương pháp dạy học tập làm văn.....................................................................15

1.1.4.1. Phương pháp trực quan...................................................................................15

1.1.4.2. Phương pháp thực hành - luyện tập ................................................................15

1.1.4.3. Phương pháp đàm thoại gợi mở ......................................................................15

1.1.4.4. Phương pháp dạy học thảo luận nhóm............................................................16

1.1.4.5. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề..............................................16

1.1.4.6. Phương pháp rèn luyện theo mẫu....................................................................16

1.1.5. Cấu trúc, nội dung chương trình phân môn tập làm văn lớp 4..........................16

1.1.5.1. Cấu trúc chương trình phân môn tập làm văn lớp 4 .......................................16

1.1.5.2. Nội dung chương trình phân môn tập làm văn lớp 4 ......................................17

1.1.5.3. Các dạng bài Tập làm văn lớp 4 .....................................................................17

1.2 . Khái quát về văn kể chuyện ...................................................................................18

1.2.1. Khái niệm kể chuyện ...........................................................................................18

1.2.2. Khái niệm về văn kể chuyện ................................................................................19

1.2.3. Vị trí, vai trò của văn kể chuyện .........................................................................20

1.2.4. Đặc điểm của văn kể chuyện...............................................................................20

1.2.4.1. Cấu trúc của văn kể chuyện .............................................................................21

1.2.4.2. Cốt truyện của văn kể chuyện...........................................................................21

1.2.4.3. Nhân vật trong truyện.......................................................................................22

1.2.5. Yêu cầu trong văn kể chuyện...............................................................................22

1.2.6. Văn kể chuyện trong chương trình lớp 4.............................................................22

1.3 . Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4.......................................................................23

1.3.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4..............................................................23

1.3.1.1. Đặc điểm tri giác ..............................................................................................23

1.3.1.2. Đặc điểm chú ý .................................................................................................24

1.3.1.3. Đặc điểm trí nhớ...............................................................................................24

1.3.1.4. Đặc điểm tưởng tượng......................................................................................25

1.3.1.5. Đặc điểm tư duy................................................................................................25

1.3.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh lớp 4 .............................................................26

1.3.2.1. Đặc điểm nhân cách ........................................................................................26

1.3.2.2. Nhu cầu của học sinh .......................................................................................26

1.3.2.3. Đời sống tình cảm ............................................................................................27

1.3.2.4. Đặc điểm ý chí..................................................................................................27

Tiểu kết .........................................................................................................................28

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VIẾT VĂN KỂ CHUYỆN CỦA HỌC

SINH LỚP 4 .................................................................................................................29

2.1. Tiêu chí khảo sát.....................................................................................................29

2.2. Thực trạng viết văn kể chuyện của học sinh lớp 4 .................................................30

Tiểu kết .........................................................................................................................46

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG

LỰC VIẾT VĂN KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 4 .....................................47

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .........................................................................................47

3.1.1. Dựa vào đặc điểm và cấu trúc bài văn kể chuyện……………….…………………42

3.1.2. Dựa vào thực trạng viết văn kể chuyện của học sinh lớp 4………………………42

3.1.3. Dựa vào đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4……………………………………….42

3.2. Một số biện pháp nâng cao năng lực viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 ........48

3.2.1. Định hướng viết văn bản kể chuyện ....................................................................48

3.2.2. Hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện ...............................51

3.2.3. Hướng dẫn học sinh viết bài văn kể chuyện……………………………………..…52

3.2.4. Hướng dẫn học sinh kiểm tra bài văn kể chuyện ................................................67

Tiểu kết .........................................................................................................................70

PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................72

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tiếng Việt đóng vai trò rất quan trọng trong trường Tiểu học, là phương tiện chủ

yếu để học sinh tiếp thu kiến thức của các môn học khác. Môn Tiếng Việt ngoài nhiệm

vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cơ bản cho học sinh như: nghe, nói, đọc, viết còn là

công cụ đắc lực cho quá trình giao tiếp và trao đổi thông tin của các em học sinh. Đặc

biệt vài trò chủ yếu của Tiếng Việt là giúp học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ để diễn

đạt ý kiến của bản thân một cách logic và mạch lạc. Mỗi một phân môn trong môn

Tiếng Việt đều góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ

mẹ đẻ để bày tỏ ý kiến bản thân một cách lưu loát, logic. Cụ thể, trong phân môn Tập

làm văn, nội dung dạy học văn kể chuyện là yếu tố cần thiết và quan trọng để thực

hiện vai trò và nhiệm vụ giáo dục nói trên.Văn kể chuyện hình thành cho học sinh kỹ

năng tạo lập văn bản, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết. Bên cạnh đó

văn kể chuyện còn góp phần rèn luyện và trau dồi cho học sinh năng lực tư duy, phát

huy trí tưởng tượng và óc sáng tạo cho các em học sinh... Với nội dung chương trình

mang đậm chất nhân văn, đem lại cảm xúc thẩm mỹ, niềm vui và truyền tải cảm xúc

một cách mạnh mẽ thì văn kể chuyện còn nâng cao năng lực cảm thụ văn học, làm

giàu thêm vốn sống cho các em như những câu chuyện viết về tình cảm gia đình như

câu chuyện cây khế, tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý như câu chuyện cây vú sữa…

Mặt khác, đối với học sinh Tiểu học hầu hết các em đều thích được nghe kể

chuyện và tự kể chuyện. Những câu chuyện có nội dung hấp dẫn sẽ thu hút hứng thú

học tập của học sinh, tạo cơ hội cho học sinh phát huy trí tưởng tượng và khả năng

sáng tạo. Ngoài ra, tâm lý học sinh ở độ tuổi này có nhu cầu muốn được thể hiện bản

thân, tự mình kể một câu chuyện hay, có ý nghĩa và muốn được thầy cô, bạn bè khen

ngợi công nhận khả năng của mình. Những câu chuyện đó có tác dụng giáo dục đạo

đức hết sức nhẹ nhàng về tình yêu gia đình, bạn bè, thầy cô, yêu quê hương đất nước,

phù hợp với đặc điểm tâm lí của các em. Thông qua văn kể chuyện, học sinh còn được

rèn luyện khả năng sử dụng từ ngữ, đặt từ ngữ vào trong câu, hoàn cảnh phù hợp, tạo

nên một bài văn kể hợp lí. Hơn nữa văn kể chuyện là một thể loại văn mới đối với các

em học sinh lớp 4, các em chỉ mới được làm quen với văn kể chuyện về nhân vật, cốt

truyện và ý nghĩa câu chuyện do đó các em ít nhiều sẽ còn cảm thấy bỡ ngỡ khi viết

văn kể chuyện. Chính vì lý do đó, nên chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng

viết văn kể chuyện của học sinh lớp 4” để nghiên cứu.

2. Lịch sử nghiên cứu

Tác giả Nguyễn Trí với công trình nghiên cứu về “Dạy tập làm văn ở trường

Tiểu học” (2001) đã đề cập đến việc dạy học tập làm văn. Trong đó, chương 1, ông đã

chỉ ra mối quan hệ giữa tập làm văn và các loại bài khác trong môn Tiếng Việt, đồng

thời giới thiệu ngắn gọn về chương trình, các mức độ yêu cầu và các dạng bài tập làm

văn ở Tiểu học. Chương 2, tác giả chỉ ra những kiến thức cơ sở cần vận dụng vào dạy

học tập làm văn. Chương 3, ông đưa ra các phương pháp dạy tập làm văn ở Tiểu học

theo chương trình hiện hành. Các phương pháp dạy học tập làm văn được xem xét trên

hai bình diện đó là theo kĩ năng cần rèn luyện ở các tiết dạy trong quy trình dạy một đề

bài và theo kiểu loại bài tập làm văn.

Nhóm tác giả Lê Phương Nga - Lê A - Đặng Kim Nga - Đỗ Xuân Thảo với công

trình nghiên cứu về “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 2” đã nêu rõ

những vị trí, nhiệm vụ, các cơ sở khoa học và nguyên tắc dạy học phân môn tập làm

văn.

Tác giả Chu Huy với công trình nghiên cứu “Dạy kể chuyện ở trường Tiểu

học” (NXB Giáo dục, 2000) đã đề cập tới cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy kể

chuyện, nhu cầu kể chuyện của trẻ, về các loại truyện dùng trong trường tiểu học. Đặc

biệt tác giả còn đề cập đến những biện pháp dạy phân môn Kể chuyện ở các lớp của

bậc tiểu học. Bên cạnh với việc xác định vị trí, nghiệm vụ quan trọng của phân môn

Kể chuyện ông còn đề ra những phương pháp và các kỹ thuật lên lớp với những bài

mẫu cụ thể.

Các tác giả Vũ Tú Nam - Phạm Hổ - Bùi Hiển - Nguyễn Quang Sáng với công

trình nghiên cứu: “Văn miêu tả và kể chuyện” đã giới thiệu những bài viết của mình

về suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân khi viết văn miêu tả và văn kể chuyện. Trong

đó, nhà văn Phạm Hổ cho rằng chuyện kể thường hay có hai yếu tố: Có chuyện và có ý

nghĩa, nhà văn Bùi Hiển lưu ý đến việc chọn lọc các chi tiết nhằm tạo ấn tượng chung,

dẫn tới những cảm nghĩ lắng đọng và thấm thía.

Tác giả Đinh Thị Thanh Xuân với công trình nghiên cứu: “Dạy - học cốt truyện

trong bài văn kể chuyện ở trường Tiểu học” đã đề cập đến thực trạng dạy học tập

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!