Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp 4, 5 ở trường tiểu học hải vân – thành phố đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
- 1 -
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm
lớp 4, 5 ở Trường Tiểu học Hải Vân –
Thành phố Đà Nẵng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- 2 -
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo đường lối công nghiệp
hóa – hiện đại hóa, Giáo dục và Đào tạo đóng một vị trí vô cùng quan trọng trong
việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển con người toàn diện của
thiên niên kỉ mới. Đó chính là con người được đào tạo và phát triển trí dục, đức dục,
thể dục và mỹ dục, lực lượng này chính là nồng cốt bắt tay vào xây dựng đất nước,
hàn gắn vết thương chiến tranh đã qua. Trong xu thế hội nhập và mở cửa, nước ta
đang thực hiện chính sách “ Làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” nhằm “ thêm
bạn bớt thù” vì vậy những tầng lớp tri thức trẻ là người giao tiếp và quan hệ nhằm
tiếp thu những cái hay, cái đẹp từ đất nước bạn. Ngày nay khi các công việc làm
bằng tay và thủ công được thay bằng máy móc hiện đại, cơ sở kĩ thuật phát triển vì
vậy mà càng đòi hỏi một đội ngũ tri thức và công nhân lành nghề để thực hiện lời
dạy của Bác Hồ “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt
Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ
một phần lớn ở công học tập của các em” thì giáo dục chính là động lực và nền tảng
để phát triển đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của giáo dục và đào tạo, Đảng và
Nhà nước ta đã có những chính sách để phát triển giáo dục: Xây dựng một nền giáo
dục dân chủ, trong sạch, vững mạnh, quan tâm bồi dưỡng và đào tạo thế hệ trẻ -
những người chủ của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Giáo dục và
Đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước” và xác định trong Nghị quyết TW2 (khóa VIII) “Giáo dục Đào tạo là quốc
sách hàng đầu và…cùng với khoa học công nghệ là nhân tố tăng trưởng kinh tế và
phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư phát triển”[7,16]. Vậy để nền
giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện thì chúng ta cần phải quan tâm và phát triển
từ bậc giáo dục mầm non, tiểu học đến các bậc học cao hơn. Để một tập thể lớp học
- 3 -
sinh phát triển và học tập tốt thì người quản lý, chủ nhiệm một tập thể đóng vai trò
quan trọng hơn bao giờ hết.
Như chúng ta đã biết trong nhà trường đơn vị tổ chức cơ bản để giảng dạy và
học tập là lớp học. Để quản lý trực tiếp một lớp học nhà trường cử ra những giáo
viên giàu nhiệt tình để làm chủ nhiệm lớp. Đối với bậc tiểu học thì người giáo viên
chủ nhiệm càng đóng vai trò quan trọng trong giáo dục. Người giáo viên như người
mẹ hiền thứ hai, giáo viên chủ nhiệm ở tất cả các trường học là người thay mặt hiệu
trưởng quản lý toàn diện một lớp học. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm là nhân
vật trung tâm, là linh hồn của lớp, tập hợp và đoàn kết học sinh trong tập thể. Ngoài
ra, giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò to lớn trong việc tổ chức mọi hoạt động
nhằm giáo dục học sinh.
Trong các bậc học phổ thông thì bậc học nào cũng có một vai trò quan trọng
trong việc giáo dục và phát triển nhân cách cho học sinh. Đối với bậc học ở tiểu học
được xem là nền móng để các em được tiếp tục học ở các bậc học cao hơn. Người
giáo viên chính là người đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng một cái móng
vững chắc đó. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “ Người giáo viên không
chỉ dạy bằng chữ mà còn dạy bằng cả tâm hồn”.
Đối với bậc tiểu học, học sinh chưa ý thức được các hành vi của mình và do
tư duy phê phán chưa phát triển nên các em dễ bắt chước, làm theo hướng dẫn của
người lớn đặc biệt là giáo viên. Chính vì vậy người giáo viên chủ nhiệm lớp là
người quan trọng hơn cả, là người dìu dắt, hướng dẫn cho các em từng cử chỉ, lời
nói và cách ứng xử, người giáo viên phải hoạt động tỉ mỉ, công phu và thường
xuyên mới tạo ra nền nếp tốt. Bậc tiểu học là bậc học nền tảng dựa trên những cơ sở
ban đầu trong việc hình thành nhân cách của học sinh
Người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là người dạy của một lớp, đồng
thời là người tổ chức lãnh đạo, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động và có mối quan hệ
ứng xử trong phạm vi mình phụ trách, nhằm hình thành nhân cách cho học sinh; với
vai trò và tầm quan trọng của người giáo viên thì giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối
giữa nhà trường với đời sống xã hội, kết hợp với gia đình học sinh để cùng giáo dục
học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc tiểu học không chỉ là người truyền
- 4 -
thụ những tri thức về các lĩnh vực, môn học cho các em mà còn là người quản lí,
giáo dục nhân cách cho các em.
Ngày nay với phương châm đổi mới một cách toàn diện hệ thống giáo dục,
để tiếp cận kịp thời nhịp phát triển của đất nước, trong đó Giáo dục và Đào tạo đóng
vai trò chủ đạo. Hiện nay, học sinh làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học
sinh tự học, tự quản nhưng nếu không có sự hướng dẫn tận tình của giáo viên chủ
nhiệm thì tập thể đó khó học tập tốt. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm bằng
những kinh nghiệm vốn có và óc sáng tạo của mình để góp phần làm cho tập thể
ngày càng tự giác học tập.
Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài “ Tìm hiểu thực trạng công tác
chủ nhiệm lớp 4, 5 ở Trường Tiểu học Hải Vân – Thành phố Đà Nẵng”
với mong muốn rằng qua nghiên cứu khóa luận này, tôi sẽ rút ra được những kinh
nghiệm về công tác chủ nhiệm và có thể đề xuất những ý kiến xây dựng, góp phần
để công tác chủ nhiệm tốt hơn cho đồng nghiệp và cho bản thân.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu vai trò của người GVCN và khảo sát những công việc GVCN đã
làm để rút ra những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 4, 5 của GV ở Trường
Tiểu học Hải Vân – Thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, bước đầu đề xuất một số ý
kiến để làm tốt công tác chủ nhiệm của GVCN lớp.
3. Khách thể, đối tượng, địa điểm nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Những công việc của GVCN ở trường Tiểu học
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp của GVCN ở trường tiểu học.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp 4, 5 ở trường tiểu học
- Hội đồng chủ nhiệm các khối lớp 4,5
- Khối lớp 4: Cô giáo Lê Thị Cúc (tổ trưởng tổ chuyên môn 4,5; chủ nhiệm
lớp 4.1, trường Tiểu học Hải Vân – Quận Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng). Cô
giáo Lê Thị Duyến (chủ nhiệm lớp 4.3, Trường Tiểu học Hải Vân – Quận Liên
Chiểu – Thành phố Đà Nẵng).
- 5 -
- Khối lớp 5: Cô giáo Trương Thị Diệu Huyền (chủ nhiệm lớp 5.1, Trường
Tiểu học Hải Vân – Quận Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng). Cô giáo Đoàn Thị
Thanh Tuyền (chủ nhiệm lớp 5.2, Trường Tiểu học Hải Vân – Quận Liên Chiểu –
Thành phố Đà Nẵng).
3.3. Địa điểm nghiên cứu
- Trường Tiểu học Hải Vân – Quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng
4. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở khoa học của đề tài.
- Khảo sát về nhận thức của GV làm công tác chủ nhiệm và tìm hiểu những
công việc GVCN phải làm.
- Khảo sát kinh nghiệm công tác chủ nhiệm của GVCN để rút ra bài học về
công tác chủ nhiệm.
- Đề xuất những biện pháp giải quyết.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về điều kiện khách quan và chủ quan, tôi chỉ nghiên cứu tìm hiểu
những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm ở Trường
tiểu học Hải Vân – Quận Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng khối lớp 4, 5.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp lí thuyết
Đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài. Từ đó phân tích và tổng
hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài
5.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát những công việc GVCN làm và quan sát những giờ chủ nhiệm lớp
của GVCN
5.3. Phương pháp điều tra bằng ankét
Dùng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin.
5.4. Phương pháp thống kê
5.5. Phương pháp đàm thoại
Trò chuyện, trao đổi với các GVCN về công tác chủ nhiệm lớp
- 6 -
5.6. Phương pháp đánh giá và xử lí kết quả
Đánh giá và xử lí kết quả thu được sau khi thực nghiệm.
6. Cấu trúc khóa luận
Phần 1: Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể, đối tượng, địa điểm nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề
Chương 2: Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp 4, 5 ở Trường Tiểu học Hải
Vân – Thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 4, 5 ở trường tiểu học
- 7 -
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
1.1.1 Vị trí của GVCN lớp
GV là những người được đào tạo để giáo dục con người, giáo dục để HS trở
thành những người có đầy đủ Trí – Đức - Thể - Mỹ.
GVCN trong trường phổ thông là linh hồn của lớp học. Có thể coi GVCN là
người lĩnh xướng của dàn nhạc bao gồm: nhạc công (GV) hoàn thành bản giao
hưởng hình thành nhân cách toàn vẹn cho thế hệ trẻ. Và ngày nay, với sự nhận thức
về quản lý giáo dục, có thể coi GVCN như một nhà quản lý với các vai trò: Người
lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học; Người làm công tác phát triển lớp học;
Người làm công tác tổ chức lớp học; Người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học;
Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS;
Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp…
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “Người giáo viên không chỉ dạy
bằng chữ mà dạy bằng cả tâm hồn”. Thật vậy, người GV được xem là ông thầy tổng
thể sư phạm. Người GV ở đây không chỉ dạy chữ mà còn dạy người. Mà muốn
thành công thì công tác quản lí chủ nhiệm của người GV đóng một vị trí quan trọng
Nếu bạn muốn trở thành một GV thì bạn không chỉ là người được môi
trường sư phạm đào tạo, chuẩn bị hành trang cho bạn là một kho tàng tri thức mà
bạn còn được trang bị nhiều kinh nghiệm để quản lí một tập thể. Nếu một tập thể
chỉ có học tập mà không có quản lí, chủ nhiệm thì đó chưa thể gọi lớp học của một
nhà trường. Như vậy, người GVCN lớp ở tiểu học đóng một vị trí vô cùng quan
trọng trong giáo dục tri thức và đạo đức cho HS. Người GV như một người mẹ hiền
thứ 2 của các em, tận tụy, chăm lo, xây dựng tập thể HS phát triển.
Trong nhà trường mặc dù mỗi lớp học đều có tổ chức tự quản của HS nhưng
GVCN mới là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh
quản lí tập thể HS lớp mình phụ trách. Người GV vừa là người truyền thụ tri thức,
vừa là người chỉ đạo, hướng dẫn HS tham gia các hoạt động phong trào và quản lí
- 8 -
nền nếp cho HS. Nhằm mục tiêu phấn đấu học tập và rèn luyện theo mục tiêu chung
của nhà trường.
GVCN ở tiểu học là người dạy văn hóa đồng thời cũng là người GVCN lớp,
đối với những lớp bán trú thì GVCN là người bao quát lớp về tất cả các mặt từ bữa
ăn, giấc ngủ, hoạt động của HS. Người GVCN thường là người dạy chủ yếu của
một lớp, đồng thời là người tổ chức, lãnh đạo, điều hành, kiểm tra, đánh giá mọi
hoạt động và các mối quan hệ ứng xử trong phạm vi lớp mình phụ trách nhằm giáo
dục và hình thành nhân cách cho các em. Người GVCN lớp còn là cầu nối giữa gia
đình, nhà trường với đời sống xã hội. Vì vậy, GVCN lớp có một vị trí rất quan trọng
trong một tập thể HS.
1.1.2 Vai trò của GVCN lớp
Trong nhà trường, GVCN lớp chiếm một vai trò to lớn đối với dạy và học.
Nếu trong một nhà trường chúng ta coi nhẹ công tác chủ nhiệm thì tập thể lớp sẽ
không ổn định về nền nếp, mọi phong trào sẽ không phát huy vai trò và mục đích
của nó. Như chúng ta đã biết, lớp học là đơn vị tổ chức cơ bản giảng dạy và học tập
trong nhà trường. Để quản lí trực tiếp một lớp học, nhà trường cử ra những GV giàu
nhiệt tình để làm chủ nhiệm lớp. GVCN là người thay mặt hiệu trưởng quản lí toàn
diện một lớp học. Có thể nói người GVCN là nhân vật trung tâm, là linh hồn của
lớp, tập hợp và đoàn kết HS trong tập thể. GVCN lớp có vai trò to lớn trong tổ chức
mọi hoạt động của lớp nhằm giáo dục HS.
Người GVCN như người mẹ hiền thứ 2 chăm sóc đàn con của mình. Vì thế,
người GVCN luôn luôn phải bám lớp bám trường, phải đều đặn tham gia sinh hoạt
lớp, sinh hoạt trường. Mỗi việc làm, lời nói của người GVCN ảnh hưởng rất lớn
trong việc hình thành nhân cách HS.
Khoa học giáo dục đã chứng minh, các em HS trong quá trình hình thành nhân cách
luôn luôn chịu tác động bởi 3 yếu tố: Gia đình –Nhà trường – Xã hội. Mỗi yếu tố có
chức năng riêng nhưng lại có quan hệ chặt chẽ, bổ sung hỗ trợ cho nhau. GVCN
nằm trong yếu tố nhà trường. Ở gia đình, bố mẹ là người nuôi dưỡng con từ khi còn
trong “trứng” nên bố mẹ là người rất hiểu tính nết, sở thích , sức khỏe... của con
mình. Nhưng không phải bố mẹ nào cũng đủ thời gian, kinh nghiệm, tri thức,