Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường tiểu học
PREMIUM
Số trang
77
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1316

Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường tiểu học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

- - -    - - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM CỦA

GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Trần Thị Kim Cúc

Sinh viên thực hiện : Hồ Thị Thu Phụng

Lớp : 15STH

Đà Nẵng, tháng 1/2019

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận, em đã nhận được sự

động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các thầy

cô giáo, bạn bè và gia đình.

Với tình cảm chân thành, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám

hiệu, Khoa Giáo dục Tiểu học, thầy Tiến sĩ Hoàng Nam Hải đã dạy cho em học phần Nghiên

cứu khoa học ở Tiểu học, BGH trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, trường tiểu học Đoàn

Thị Điểm và trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ

em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, hoàn thiện khóa luận.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Thạc sĩ Trần Thị Kim Cúc, người

trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên

cứu, xây dựng và hoàn thành đề tài.

Em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo chủ nhiệm, thầy cô Tổng phụ trách Đội

của 3 trường tiểu học đã giúp đỡ em rất nhiều và tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện đề

tài. Và em cũng xin cám ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên em trong

suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.

Mặc dù đã rất cố gắng, song khóa luận không thể tránh khỏi những khiếm khuyết.

Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, và quý vị

quan tâm để khóa luận hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cám ơn.

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019

Hồ Thị Thu Phụng

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

TT Từ viết tắt Giải nghĩa

1 CB QLGD Cán bộ quản lý giáo dục

2 CMHS Cha mẹ học sinh

3 CNTT Công nghệ thông tin

4 CSVC Cơ sở vật chất

5 GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo

7 GV Giáo viên

8 GVCN Giáo viên chủ nhiệm

9 GDHS Giáo dục học sinh

10 HS Học sinh

11 HT Hiệu trưởng

12 KNS Kỹ năng sống

13 KT-XH Kinh tế - Xã hội

14 NCKH Nghiên cứu khoa học

15 NGLL Ngoài giờ lên lớp

16 PH Phụ huynh

17 SGK Sách giáo khoa

18 SHL Sinh hoạt lớp

19 TW Trung ương

Mục Lục

I. Phần mở đầu .............................................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................................2

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.......................................................................................................2

3.1 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................................................2

3.2 Khách thể nghiên cứu..........................................................................................................................2

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài .......................................................................................................2

4.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................................2

4.2 Khách thể nghiên cứu..........................................................................................................................2

4.3 Giới hạn địa bàn nghiên cứu ...............................................................................................................2

5. Giả thuyết khoa học ...............................................................................................................................2

6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................................................3

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên Tiểu học. .................................3

6.2 Tìm hiểu thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên thuộc 3 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc

Huệ, Đoàn Thị Điểm và Nguyễn Bỉnh Khiêm..........................................................................................3

6.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVTH. .................................3

7. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................................3

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận.........................................................................................................3

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn..............................................................................................3

7.3. Phương pháp chuyên gia:...................................................................................................................3

7.4. Nghiên cứu sản phẩm:........................................................................................................................4

7.5 Phương pháp toán thống kê:................................................................................................................4

8. Cấu trúc của đề tài. ................................................................................................................................4

II. Phần nội dung..........................................................................................................................................5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ......5

1.1 Lịch sử về vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài...............................................................5

1.2. Khái quát về công tác chủ nhiệm lớp.................................................................................................7

1.2.1 Khái niệm về quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học........................................7

1.2.2 Mục tiêu hoạt động chủ nhiệm lớp của GVCN lớp .....................................................................7

1.2.3 Phương pháp và hình thức quản lý chủ nhiệm lớp, bao gồm:.........................................................8

1.3 Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học ................................................................8

1.3.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp..............................................8

1.3.2. Nội dung, phương pháp công tác chủ nhiệm lớp.....................................................................10

1.3.3 Các yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay..................................................................13

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm .....................................................................19

1.4.1 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp..........................................19

1.4.2 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp......................................19

Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................................................21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................................22

2.1 Mục đích.............................................................................................................................................22

2.2 Nội dung khảo sát...............................................................................................................................22

2.3 Phương pháp khảo sát thực trạng .....................................................................................................22

2.4 Địa bàn và khách thể khảo sát............................................................................................................22

2.5 Cách thức tiến hành khảo sát.........................................................................................................23

2.6 Kết quả khảo sát thực trạng...............................................................................................................23

2.6.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm của 3 trường ............................................23

2.6.2 Nhận thức về vai trò của GVCN trong việc QLGD học sinh ............................................................24

2.6.3 Nhận thức về thực trạng một số khuyết điểm của HS hiện nay ..............................................24

2.6.4 Những nội dung công việc và hoạt động chủ nhiệm lớp đang thực hiện ................................27

2.6.5 Những công việc của GVCN............................................................................................................32

2.6.6. Việc tổ chức các hoạt động nhằm GD cho HS tính chia sẻ, biết quan tâm đến người khác và các

họat động GD khác..................................................................................................................................33

2.6.7 Sự phối hợp của GVCN với các bên có liên quan để GD học sinh...............................................37

2.7 Đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệm ở các trường Tiểu học.......................................................39

2.7.1 Thuận lợi........................................................................................................................................39

2.7.2 Khó khăn ........................................................................................................................................40

* Tiểu kết chương 2....................................................................................................................................41

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHỦ

NHIỆM CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ...........................................................................42

3.1 Các nguyên tắc khi đề xuất biện pháp................................................................................................42

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống ............................................................................................................42

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa...............................................................................................................42

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................................................42

3.1.4. Đảm bảo tính phát triển...........................................................................................................43

3.2 Đề xuất một số biện pháp ..................................................................................................................43

3.2.1 Biện pháp 1: Tự hoàn thiện phẩm chất và năng lực của người giáo viên chủ nhiệm....................43

3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm..................................................................................44

3.2.3. Biện pháp 3: Lực chọn 1 đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và năng lực cùng GVCN điều khiển tập thể

lớp ...........................................................................................................................................................47

* Tiểu kết chương 3....................................................................................................................................49

Kết luận ........................................................................................................................................................50

DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................52

PHỤ LỤC.....................................................................................................................................................53

1

I. Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá,

dân chủ hoá và hội nhập quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng ta, để thực hiện thắng lợi

chủ trương này cần trú trọng phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng. Điều

15 Luật giáo dục năm 2005 đã ghi: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm

chất lượng giáo dục” [8, tr.40]. Vì vậy, quản lý phát triển đội ngũ GV cả về số lượng và

chất lượng là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của ngành GD và của các nhà trường.

Với mỗi GVTH, họ không chỉ dạy chuyên môn mà còn đảm nhận là người thực hiện

chức năng GD đạo đức, lối sống, phát triển nhân cách cho từng HS. HS tiểu học là những

HS hồn nhiên, sáng tạo, thích khám phá cái mới và thể hiện bản thân, bên cạnh đó, các em

còn hạn chế về hiểu biết và kinh nghiệm sống còn ít; nhận thức vấn đề chưa sâu sắc, dễ bị

tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách... Vì vậy, GVCN lớp có vai trò hết

sức quan trọng trong trường tiểu học. Họ vừa là người thầy, vừa là người cha (mẹ) và người

bạn tin cậy chia sẻ, động viên, giáo dục các em kịp thời, hiệu quả nhất. GVCN lớp không

chỉ là người nắm được những chỉ số quản lí đơn thuần như: tên tuổi, số lượng, hoàn cảnh

gia đình học sinh, trình độ học sinh về học lực, hạnh kiểm... mà còn phải dự báo được xu

hướng tổ chức giáo dục, dạy học phù hợp với điều kiện, khả năng của từng học sinh. Người

GVCN lớp còn là cầu nối giữa nhà trường và gia đình HS, góp phần thực hiện tốt mối quan

hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường phụ

thuộc phần lớn vào kết quả công tác GD của đội ngũ GV, đặc biệt là hoạt động của đội ngũ

GVCN. Do đó, quản lý nâng cao chất lượng các hoạt động GDHS của GVCN lớp là yếu tố

quan trọng góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS ở các nhà trường tiểu học

hiện nay.

Là GVCN chắc chắn ai cũng muốn lớp mình có những thành tích xuất sắc. dẫn đầu

trong các hoạt động của nhà trường. Ai cũng biết rằng nề nếp là một yếu tố quyết định

ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập và việc hình thành nhân cách học sinh. Xây

dựng nề nếp lớp là việc đầu tiên mà giáo viên phải quan tâm khi nhận lớp chủ nhiệm. Với

định hướng của ngành giáo dục hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, cho các em tự

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!